Đền Phù Đổng hay còn gọi là đền Gióng thờ Phù Đổng Thiên Vương triều đại Hùng Huy Vương, vị thần tướng đã đánh tan giặc Ân xâm lược, một trong “tứ bất tử” của huyền thoại Việt Nam nằm ở xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, ngoại thành Hà Nội.
Toàn cảnh đền Phù Đồng từ trên cao
Đền Phù Đổng còn được gọi là đền Thượng, tương truyền được dựng
trên nền nhà cũ của Thánh Gióng, bên trong đê sông Đuống, còn đền Hạ (đền mẫu)
thờ thân mẫu của Thánh Gióng nằm ngoài đê, gần vị trí được cho là có dấu chân
khổng lồ mà bà đã ướm thử rồi sinh ra Thánh Gióng. Năm 1010 khi dời đô về Thăng
Long, Lý Thái Tổ đã sắc cho tu bổ và mở rộng đền. Ngôi đền đến nay đã được
trùng tu nhiều lần.
Theo truyền thuyết, Thánh Gióng vốn người làng Giáp Ban, còn
gọi là làng Gióng, phía Đông chùa Kiến Sơ. Thân mẫu của ngài tuổi cao nhưng vẫn
chưa có con. Một hôm thăm vườn, bà giẫm vào một vết chân lớn, sau đó có thai và
sinh ra Gióng. Cậu bé Gióng lên 3 tuổi mà vẫn không biết nói, cười.
Lúc đó là thời Hùng Vương thứ 6, từ phương Bắc, giặc Ân xâm
lược nước ta, thế giặc rất mạnh, lại do Thạch Linh thần tướng chỉ huy nên quân
Triều đình liên tiếp thất bại. Vua Hùng Hy Vương sai sứ giả đi khắp nơi cầu người
hiền tài cứu nước. Nghe thấy tiếng loa truyền, cậu Gióng bật dậy, nhờ mẹ ra mời
sứ giả vào.
Khi gặp sứ giả, cậu Gióng vươn vai đứng dậy, cao lớn khác
thường và nói: “Về tâu với vua cho đúc ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt để ta
đánh giặc”. Sứ giả về tấu trình, vua mừng rỡ, ra lệnh rèn đúc trang bị theo yêu
cầu của cậu. Gióng mặc áo giáp, lên ngựa dẫn đầu đại binh triều đình xung trận.
Giáp trận, Thánh thúc ngựa vung roi sắt đánh giặc. Roi sắt bị
gẫy, Ngài nhổ tre đằng ngà dọc đường đánh giặc. Tướng giặc là Thạch Linh bị
chém, giặc Ân thảm bại và tháo chạy.
Sau khi dẹp xong giặc ngoại xâm, Thánh Gióng lên đỉnh núi Vệ
Linh, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội, cởi áo giáp để lại, rồi cưỡi ngựa sắt
bay về trời.
Để ghi nhớ công ơn, người dân Việt tôn Ngài là thiên tướng
Phủ Đổng Thiên Vương, là Đức Thánh chủ về đức tin chống giặc ngoại xâm. Vua
Hùng Huy Vương cho xây đền thờ Thánh ở làng Gióng và ban hành tổ chức ngày Hội
Gióng vào ngày 9/4 âm lịch hàng năm.
Đền Phù Đổng còn được gọi là đền Thượng, tương truyền được dựng
trên nền nhà cũ của Thánh Gióng, bên trong đê sông Đuống, còn đền Hạ thờ mẹ của
Thánh Gióng nằm ngoài đê, gần nơi được cho là có dấu chân khổng lồ mà bà đã ướm
thử rồi sinh ra Thánh Gióng.
Năm 1010 khi rời đô về Thăng Long, Lý Thái Tổ đã cho tu bổ đền.
Đền Gióng đến nay đã được trùng tu nhiều lần.
Đền Phù Đổng ngày nay quay hướng Nam, trông ra sông Đuống,
có bố cục tương tự như các ngôi đền vùng Đồng bằng Bắc Bộ, gồm các hạng mục: Thủy
đình, Nghi môn, Sân trong và nhà Bia, Phương đình, Tiền đường, Trung đường, Hậu
đường, Tả Hữu mạc và các công trình phụ trợ.
Thủy đình và Nghi môn
Trước cổng đền là một sân rộng, nhìn sang ao, có tên là Ao Rối,
bởi nơi đây hàng năm mỗi khi vào hội làng đều tổ chức biểu diễn rối nước. Trong
ao, dưới bóng cây đa cổ thụ cành lá sum suê, là ngôi Thuỷ đình. Thuỷ đình được
dựng theo kiểu “mái chồng” từ thời Lê Trung Hưng, thế kỷ 17.
Bên trong thủy đình có nhiều bức chạm khắc gỗ tinh xảo với
chủ đề là những cảnh sinh hoạt dân gian như chăn dê, người thổi ống xì đồng. Thủy
đình là địa điểm trình diễn những trò chơi dân gian và múa rối nước.
Nghi môn của đền được xây dựng hoành tráng, bao gồm Tam
quan, gác thượng, với hai cửa nhỏ hai bên cho người đi lễ hàng ngày tạo thành
Ngũ môn. Trên bậc thềm được gắn hai con rồng đá, tạc vào năm 1705.
Mặt tiền, trên hai trụ biểu giữa cổng đền được đắp nổi đôi
câu đối chữ Hán, dịch nghĩa là:
Ngựa sắt vượt cung mây, núi cao rạng rỡ ánh thiêng, ngàn năm
ngưỡng vọng;
Rồng đá chầu gác nước, đền lớn nguy nga vẻ đẹp, muôn thuở
tôn sùng.
Thủy đình trước Nghi môn đền Phù Đổng, Gia Lâm, Hà Nội
Nghi môn đền Phù Đổng, Gia Lâm, Hà Nội
Rồng đá phía trước Nghi môn, đền Phù Đổng, Gia Lâm, Hà Nội
Nghê đá phía sau Nghi môn, đền Phù Đổng, Gia Lâm, Hà Nội
Phương đình và Nhà bia
Qua Nghi môn là tòa Phương đình tám mái, nằm trên trục thần
đạo của đền. Bên hữu của sân được dựng một Nhà bia.
Nhà bia bên trong sân đền Gióng, Gia Lâm, Hà Nội
Phương đình phía sau Nghi môn, đền Phù Đổng, Gia Lâm, Hà Nội
Phương đình trước nhà tiền tế, đền Phù Đổng, Gia Lâm, Hà Nội
Tam Tòa Thánh điện
Ngay sau Phương đình là khu vực chính của đền, bao gồm tòa
Tiền đường, Trung đường và Hậu đường.
Tòa Tiền đường, Trung đường kề liền nhau. Đây là nơi bầy ban
thờ, hương án và những đồ tế khí quan trọng của đền, đồng thời cũng là khu vực
diễn ra những nghi lễ quan trọng của đền. Theo ngọc phả của đền:
Tòa Tiền đường do Điền Quận công Nguyễn Huy, năm 1610 đến
1675, người làng Phù Dực thuộc xã Phù Đổng đứng ra xây dựng.
Tòa Trung đường do Trạng nguyên Đặng Công Chất, giai đoạn
năm 1621 đến 1683, người làng Phù Đổng đứng ra xây dựng.
Hai bên tòa Tiền đường và Trung đường là 2 dãy nhà Tả mạc và
Hữu mạc, mỗi bên 9 gian, được xây dựng với tường hồi, bít đốc.
Tòa Hậu đường gồm 3 tòa: Tiền Tế, Thiêu hương và Điện thờ.
Tòa Tiền tế và Điện thờ nối với nhau bởi tòa Thiêu hương, có
cấu trúc hình chữ "công", hay chữ H.
Tòa Tiền tế và Điện thờ có kết cấu giống nhau, gồm 3 gian, 2
chái, 4 mái.
Bên trong Điện thờ có án thờ, sập thờ, long ngai, bài vị,
khám thờ. Tại đây bài trí tượng Thánh Gióng cao 2 mét, hai bên có 6 tượng quan
văn, quan võ và người hầu cận.
Điện thờ của đền còn lưu giữ 37 đạo sắc phong có niên đại thời
Lê Trung Hưng, Tây Sơn và thời Nguyễn, bản sắc phong sớm nhất vào năm 1634. Đền
được trang trí với nhiều rồng đá, nghê đá, hoành phi, câu đối, cửa võng có giá
trị lịch sử văn hóa và nghệ thuật điêu khắc, chạm trổ đỉnh cao, mang đậm nhân
sinh quan và ý nghĩa tín ngưỡng, tâm linh của người dân Việt Nam nhiều thế kỷ
trước
Đến nay, đền còn lưu giữ được nhiều cổ vật như long ngai, kiệu,
hương án, tượng thờ, bát bửu, được chế tác tinh xảo, gắn liền với nhiều giai đoạn
lịch sử của dân tộc. Tại đền có bảo tồn được một bia đá chế tác năm 1660, được
chạm khắc trang trí rất đẹp.
Phía sau đền có một giếng nước trong, gọi là giếng Ngọc.
Bên trái của đền là các tòa nhà phù trợ.
Bên phải của đền là chùa Kiến Sơ.
Phương đình phía trước Tiền đường, đền Phù Đổng, Gia Lâm, Hà
Nội
Mặt trước gian chính giữa tòa Tiền đường, đền Phù Đổng, Gia
Lâm, Hà Nội
Bên trong tòa Tiền đường, đền Phù Đổng, Gia Lâm, Hà Nội
Bên trong tòa Trung đường, đền Phù Đổng, Gia Lâm, Hà Nội
Bên trong Bái đường và Thiêu hương, phía trước Chính điện,
tòa Hậu đường, đền Phù Đổng, Gia Lâm, Hà Nội
Chính điện, tòa Hậu đường, đền Phù Đổng, Gia Lâm, Hà Nội
Mặt bên tòa Hậu đường, đền Phù Đổng, Gia Lâm, Hà Nội
Mặt bên tòa Hậu đường, nhìn từ phía chùa Kiến Sơ kề liền
Trang trí chạm khắc trên kết cấu mái đền Phù Đổng, Gia Lâm,
Hà Nội
Giếng Ngọc sau đền Phù Đổng, Gia Lâm, Hà Nội
Cổng vào khu phụ trợ, bên trái đền Phù Đổng, Gia Lâm, Hà Nội
Khu phụ trợ, đền Phù Đổng, Gia Lâm, Hà Nội
Nghi môn chùa Kiến Sơ, bên phải đền Phù Đổng, Gia Lâm, Hà Nội
Khu vực xung quanh đền Phù Đổng có có nhiều di tích có liên
quan đến truyền thuyết Thánh Gióng:
Đền Hạ: Nằm ngoài đê, phía Đông của đền Thượng. Đây là nơi
thờ thân mẫu Thánh Gióng, được nhân dân tôn vinh là Thánh Mẫu. Trước kia, Thánh
Mẫu được thờ chung với Thánh Gióng ở đền Thượng. Đến năm 1643, để phù hợp với Đạo
Mẫu Việt Nam, Thánh Mẫu được thờ phụng ở đền riêng tại thôn Ngô Xá.
Mười năm sau, đền Hạ được dời về gần chùa Giếng, được gọi là
chùa Tập Phúc như hiện nay. Đền Hạ cũng lưu giữ được nhiều hiện vật lịch sử có
giá trị cao như đôi phỗng đá, một bộ đài bạc, hai bình hương đá...
Miếu Ban: Nằm ở phía Tây đền Thượng, trong xóm Ban, có tên
chữ là Dục Linh Từ. Miếu thờ Thánh Mẫu. Tương truyền đây chính là nơi chàng
Gióng ra đời. Sau Miếu là giếng Bát Nhũ. Giiữa giếng có một gò đất con xinh xắn.
Truyền rằng, Thánh Gióng ra đời trên chính gò đất này, sau đó được tắm trong chậu
đá cũng đặt ở đây. Ngoài ra, còn có một liềm đá, người dân địa phương truyền rằng
đó là dao cắt rốn cho Thánh Gióng, nhưng hiện nay cổ vật này không còn.
Cố Viên: là điểm thân mẫu của Thánh Gióng đến hái rau rồi ướm
chân mình vào chân người khổng lồ, nhờ đó mà mang thai sinh ra Thánh Gióng. Tại
đây có một nhà nhỏ gọi là “Cây hương”, bên cạnh là hòn đá lớn hình thù đặc biệt
với nhiều nét lồi lõm được xem là dấu chân của người khổng lồ. Tại đây có một tấm
bia mang dòng chữ “Đổng viên Thánh Mẫu cố trạch” dịch nghĩa là Nhà xưa của
Thánh Mẫu trong vườn Đổng.
Ngoài đền thờ Thánh Gióng ở làng Phù Đổng, huyện Gia Lâm,
còn có đền Gióng - đền Sóc tại xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội, đền Gióng tại
xã Bộ Đầu, huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội.
Năm 2011, Hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc đã được UNESCO
công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Tam quan đền Hạ, quần thể đền Phù Đổng, Gia Lâm, Hà Nội
Cổ Viên, bên cạnh là hòn đá hình thù lồi lõm như dấu chân
người khổng lồ mà mẹ Thánh Gióng ướm chân, quần thể đền Phù Đổng, Gia Lâm, Hà Nội.
Ảnh: Bộ môn Kiến trúc Công nghệ, ĐHXD; Vũ Văn Hiếu/Đền Miếu Việt
Nguồn: Bộ môn Kiến trúc Công nghệ, ĐHXD