Đền Phù Đổng Thiên Vương, Gia Lâm, Hà Nội Đền Phù Đổng Thiên Vương, Gia Lâm, Hà Nội HanoiTV - Hình tượng Thánh Gióng đánh giặc, trải qua hàng ngàn năm vẫn luôn được nhiều thế hệ người Việt nhớ đến với lòng tự hào về truyền thống yêu nước. Trên quê hương Thánh Gióng vẫn còn những di tích lịch sử và lễ hội được nhân dân tổ chức hàng năm để tưởng nhớ công ơn người anh hùng đánh giặc ngoại xâm, bảo vệ đất nước. Đền Phù Đổng, xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm đã được công nhận là di tích quốc gia đặc biệt năm 2013. Phù Đổng cũng là nơi gắn với nhiều huyền thoại về thời kỳ đầu dựng nước và giữ nước của dân tộc, mà tiêu biểu là người anh hùng làng Gióng, một nhân vật còn in đậm trong tâm thức người dân nơi đây, với nhiều di tích còn lại cho đến ngày nay, như đền Thượng (thờ Thánh Gióng), đền Hạ (đền Mẫu), miếu Ban (nơi thờ mẹ Gióng), Cố viên, Đống đàm (nơi Gióng trận đánh), Giá ngự, đình Hạ mã… Ngoài nghệ thuật kiến trúc, giá trị của di tích đền Phù Đổng còn được khẳng định qua hệ thống di vật, cổ vật, mang tính đa dạng, phong phú về chủng loại và chất liệu, trong đó, phải kể đến 37 đạo sắc phong có niên đại thời Lê Trung Hưng, Tây Sơn và thời Nguyễn; hệ thống bia đá, rồng đá, nghê đá, hoành phi, câu đối, cửa võng, long ngai, kiệu, hương án, tượng thờ, bát bửu…, mang giá trị nghệ thuật cao, gắn với nhiều giai đoạn lịch sử của lịch sử dân tộc, hàm chứa những quan niệm, triết lý nhân sinh sâu sắc. Đền Phù Đổng hay còn gọi là đền Gióng thờ Thánh Gióng - Phù Đổng Thiên Vương, nằm ở xã Phù Đổng, Gia Lâm, Hà Nội mang vẻ đẹp kiến trúc cổ xưa cùng truyền thuyết về lịch sử chói lọi của dân tộc. Nằm nép mình dưới đường đê, đền Gióng ngự trên một khu đất đẹp, tương truyền được xây dựng trên chính nền ngôi nhà cũ nơi Thánh Gióng sinh ra. Đền Phù Đổng còn được gọi là đền Thượng, còn đền Hạ thờ mẹ của Thánh Gióng nằm ngoài đê, gần nơi được cho là có dấu chân khổng lồ mà bà đã ướm thử rồi sinh ra Thánh Gióng. Năm 1010 khi rời đô về Thăng Long, Vua Lý Thái Tổ đã cho dựng đền, đến nay đã được trùng tu nhiều lần. Ngôi đền chủ yếu là những mảnh ghép của những công trình thời Lý, thời Lê Trung Hưng, thời nhà Nguyễn và có cả những phần mang màu sắc đương đại. Tam quan đền khá lớn, trên có gác với bậc thềm là hai con rồng đá được tạc vào năm 1705. Đôi rồng đá được cách điệu với nét chạm khỏe và phóng khoáng Trước cổng đền là một sân rộng nhìn sang hồ nước và thủy đình, nơi diễn ra các hoạt động như múa rối nước, biểu diễn văn nghệ mỗi dịp lễ hội. Thủy đình nằm ở giữa hồ có mặt bằng hình vuông, với hai tầng, 8 mái, lợp ngói mũi hài. Sau tam quan là hai con sư tử đá, một trong những báu vật của đền Phương đình với 2 tầng 8 mái, lợp ngói mũi hài, mặt bằng hình vuông, bờ nóc, bờ dải đắp hình hoa chanh, hoa văn, 8 góc đao gắn hình lá lật. Tiếp đến là Tiền tế và Trung tế đều 5 gian, 2 dĩ, nơi thực hiện các nghi lễ. Trong hậu cung có tượng Thánh Gióng và các tướng hộ vệ, cũng là nơi giữ các đạo sắc phong của các triều đại phong kiến. Bên phải từ cổng vào có thờ một Ông ngựa được đúc bằng đồng. Phía sau đền có một giếng nước trong gọi là giếng Ngọc. Hằng năm, lễ hội Gióng truyền thống tại xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm sẽ diễn ra từ ngày 6 đến mùng 9 tháng Tư âm lịch. Lễ hội cũng đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Viết Mạnh HanoiTV - Hình tượng Thánh Gióng đánh giặc, trải qua hàng ngàn năm vẫn luôn được nhiều thế hệ người Việt nhớ đến với lòng tự hào về truyền thống yêu nước. Trên quê hương Thánh Gióng vẫn còn những di tích lịch sử và lễ hội được nhân dân tổ chức hàng năm để tưởng nhớ công ơn người anh hùng đánh giặc ngoại xâm, bảo vệ đất nước. Đền Phù Đổng, xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm đã được công nhận là di tích quốc gia đặc biệt năm 2013. Phù Đổng cũng là nơi gắn với nhiều huyền thoại về thời kỳ đầu dựng nước và giữ nước của dân tộc, mà tiêu biểu là người anh hùng làng Gióng, một nhân vật còn in đậm trong tâm thức người dân nơi đây, với nhiều di tích còn lại cho đến ngày nay, như đền Thượng (thờ Thánh Gióng), đền Hạ (đền Mẫu), miếu Ban (nơi thờ mẹ Gióng), Cố viên, Đống đàm (nơi Gióng trận đánh), Giá ngự, đình Hạ mã… Ngoài nghệ thuật kiến trúc, giá trị của di tích đền Phù Đổng còn được khẳng định qua hệ thống di vật, cổ vật, mang tính đa dạng, phong phú về chủng loại và chất liệu, trong đó, phải kể đến 37 đạo sắc phong có niên đại thời Lê Trung Hưng, Tây Sơn và thời Nguyễn; hệ thống bia đá, rồng đá, nghê đá, hoành phi, câu đối, cửa võng, long ngai, kiệu, hương án, tượng thờ, bát bửu…, mang giá trị nghệ thuật cao, gắn với nhiều giai đoạn lịch sử của lịch sử dân tộc, hàm chứa những quan niệm, triết lý nhân sinh sâu sắc. Đền Phù Đổng hay còn gọi là đền Gióng thờ Thánh Gióng - Phù Đổng Thiên Vương, nằm ở xã Phù Đổng, Gia Lâm, Hà Nội mang vẻ đẹp kiến trúc cổ xưa cùng truyền thuyết về lịch sử chói lọi của dân tộc. Nằm nép mình dưới đường đê, đền Gióng ngự trên một khu đất đẹp, tương truyền được xây dựng trên chính nền ngôi nhà cũ nơi Thánh Gióng sinh ra. Đền Phù Đổng còn được gọi là đền Thượng, còn đền Hạ thờ mẹ của Thánh Gióng nằm ngoài đê, gần nơi được cho là có dấu chân khổng lồ mà bà đã ướm thử rồi sinh ra Thánh Gióng. Năm 1010 khi rời đô về Thăng Long, Vua Lý Thái Tổ đã cho dựng đền, đến nay đã được trùng tu nhiều lần. Ngôi đền chủ yếu là những mảnh ghép của những công trình thời Lý, thời Lê Trung Hưng, thời nhà Nguyễn và có cả những phần mang màu sắc đương đại. Tam quan đền khá lớn, trên có gác với bậc thềm là hai con rồng đá được tạc vào năm 1705. Đôi rồng đá được cách điệu với nét chạm khỏe và phóng khoáng Trước cổng đền là một sân rộng nhìn sang hồ nước và thủy đình, nơi diễn ra các hoạt động như múa rối nước, biểu diễn văn nghệ mỗi dịp lễ hội. Thủy đình nằm ở giữa hồ có mặt bằng hình vuông, với hai tầng, 8 mái, lợp ngói mũi hài. Sau tam quan là hai con sư tử đá, một trong những báu vật của đền Phương đình với 2 tầng 8 mái, lợp ngói mũi hài, mặt bằng hình vuông, bờ nóc, bờ dải đắp hình hoa chanh, hoa văn, 8 góc đao gắn hình lá lật. Tiếp đến là Tiền tế và Trung tế đều 5 gian, 2 dĩ, nơi thực hiện các nghi lễ. Trong hậu cung có tượng Thánh Gióng và các tướng hộ vệ, cũng là nơi giữ các đạo sắc phong của các triều đại phong kiến. Bên phải từ cổng vào có thờ một Ông ngựa được đúc bằng đồng. Phía sau đền có một giếng nước trong gọi là giếng Ngọc. Hằng năm, lễ hội Gióng truyền thống tại xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm sẽ diễn ra từ ngày 6 đến mùng 9 tháng Tư âm lịch. Lễ hội cũng đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.Viết Mạnh Trở về đầu trang Đền Phù Đổng Đền Gióng Tường hồi Bít đốc Nghiêng mình Chiêng Lính hầu Lợp Thảo am Ngai thờ Thánh Gióng Dồn tụ Khóm tre Đặng Thị Huệ Ái phi Phương Đình Đền XVIII Chói lọi Hình vuông Hội gióng Công trình kiến trúc 4.136364 Tổng số:22 lượt 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10