Đền Phùng Hưng hay còn gọi là Đền Quỳnh Tụ thuộc làng Quỳnh Tụ, xã Quỳnh Xuân, thị xã Hoàng Mai, Nghệ An là nơi thờ phụng các vị thần nhân vì dân vì nước, trong đó có Bố Cái Đại Vương – vua Phùng Hưng.
Nghiên cứu của Nguyễn Cảnh Thành 29/12/2018
Đền Phùng Hưng hay còn gọi là Đền Quỳnh Tụ thuộc làng Quỳnh
Tụ, xã Quỳnh Xuân, thị xã Hoàng Mai, Nghệ An là nơi thờ phụng các vị thần nhân
vì dân vì nước, trong đó có Bố Cái Đại Vương – vua Phùng Hưng.
Thần huý Phùng Hưng (766-791), Tự Công Phấn quê ở Đường
Lâm(Ba vì- Hà Tây) vì ách đô hộ của nhà Đường quá khắc nghiệt, nên cha con
Phùng Hưng đã tập hợp lực lượng khởi nghĩa, giành được chính quyền , thiết lập
nền tự chủ. Quân sĩ tôn ông là Đại Vương . Được 7 năm thì ông mất, nhân dân tôn
gọi là Bố Cái Đại Vương (Vua Cha Mẹ).
Đền được phong Di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia năm
1992; hàng năm vào ngày mồng 10 đến 11 âm lịch là ngày chính lễ thường tổ chức
lễ hội lớn.
Ngay từ buổi đầu xây dựng di tích có tên gọi là miếu
thờ thần Cao sơn, Cao Các. Về sau nhân dân làng Quỳnh tụ góp công, góp của xây
dựng lại thành ngôi đền. Vì vậy gọi là đền Quỳnh Tụ. Sau khi đã xây dựng ngôi đền
(1828) to lớn, nhân dân làng Quỳnh tụ rước bài vị các vị “Thần” tự trong đền.Trong
số các vị thần đó có: Phùng Hưng, Phương Dung công chúa, Bạch Y công chúa, Uyên
Hòa công chúa.
Để tỏ lòng ngưỡng mộ và biết ơn vua Phùng Hưng, vị anh hùng
giải phóng dân tộc dưới thế kỷ 7-8. Nhân dân còn gọi là đền Phùng Hưng
Khuôn viên Đền Phùng Hưng
Địa điểm phân bố, đường đi tới di tích
Địa điểm phân bố: di tích đền xã Quỳnh Xuân hiện nay nằm ở địa
điểm có tên gọi như sau:
Giáp đông làng Quỳnh tụ Tổng Quỳnh Lâm huyện Quỳnh Lưu
châu Nghệ An giờ thành đội 3 – HTX Đại liên Xã Quỳnh Xuân- Huyện Quỳnh Lưu – Tỉnh
Nghệ An
Theo cuốn “Quỳnh Lưu huyện địa đầu xứ Nghệ” và cuốn sử “ Quỳnh Xuân xưa và nay” cho biết Quỳnh Tụ dưới thời Lê là trung tâm của huyện Quỳnh
Lưu- huyện Quỳnh Lưu chính thức ra đời từ 1430. Trước thời Lê vùng đất có di
tích là phường Vân Tụ ( Vân Tụ phường)
Phường Vân Tụ lúc này có 4 giáp : Đông,Đoài, Yên, Thượng.
Di tích ở vào vị trí địa lý của giáp đông.Đến thời Lê cư dân
đến sinh sống ngày càng đông,vùng đất này được đổi tên là làng Quỳnh tụ thuộc tổng
Quỳnh Lâm – huyện Quỳnh Lưu- tỉnh Nghệ an.Từ năm 1430 cho suốt gần hết thời Lê
Quỳnh tụ là trung tâm huyện Quỳnh Lưu.Trong giai đoạn này vị trí có di tích gọi
là thôn Đông, làng Quỳnh Tụ.
Sau năm 1945 làng Quỳnh Tụ đổi tên gọi là xã Quỳnh Tụ. Giai
đoạn năm 1980- 1986 do nhu cầu của nền sản xuất lớn XHCN huyện Quỳnh Lưu nhập 2
làng cũ trước đây là Xuân Hòa và Quỳnh Tụ và chia thành 3 xã: Quỳnh Xuân,
Quỳnh Tân và Quỳnh Văn.
Hiện nay di tích ở đội 3 Hợp tác xã Đại liên xã Quỳnh Xuân
huyện Quỳnh Lưu tỉnh Nghệ an.
Đường đi đến di tích lịch sử đền Phùng Hưng
Di tích đền Quỳnh Tụ xã Quỳnh Xuân huyện Quỳnh Lưu nằm cách
thành phố Vinh trung tâm tỉnh Nghệ an một khoảng cách 70km về phía Bắc. Khách
tham quan xuất phát từ Vinh theo quốc lộ 1A ( hướng Vinh- Hà nội) đến nghĩa
trang liệt sỹ huyện Quỳnh Lưu dưới chân núi Tùng Lĩnh hỏi đường vào di tích ,
di tích nằm phía bên phải đương 1A ( nếu tính từ Vinh ra). Đứng từ quốc lộ 1A
nhìn sẽ thấy di tích . Di tích cách đường 1A một khoảng cách 1500m.
Phương tiện đi đến di tích bằng xe máy , xe ô tô
Nhân dân Việt Nam có truyền thống “ Uống nước nhớ nguồn”. Một
trong những biểu hiện cụ thể của truyền thống đó là việc nhân dân ta xây dựng
các đền đài miếu mạo thờ cúng những vị “ Thần” có công với nước và bảo vệ cuộc
sống thanh bình cho nhân dân ta, đền quỳnh tụ xã Quỳnh xuân huyện Quỳnh lưu tỉnh
Nghệ an thờ các vị thần sau đây:
Những vị thần nhân được thờ phụng
Đền làng Quỳnh Tụ xã Quỳnh Xuân huyện Quỳnh Lưu tỉnh Nghệ An
là một trong những ngôi đền tiêu biểu của xứ nghệ.
Trước thời Lê nhân dân làng Quỳnh tụ dựng đền thờ các vị
“thánh thần” cầu mong sự che chở cho cuộc sống dân lành.
Đền thờ gồm các vị thần thánh sau: Cao sơn, Cao các và 4 vị
nhân thần là công chúa Phương Dung và công chúa Uyên Hòa, công chúa Bạch Y và
vua Phùng Hưng.
Nguồn gốc lịch sử các vị nhân thần
Đức vua Phùng Hưng lãnh đạo cuộc khởi nghĩa chống
ách đô hộ nhà Đường.
Căn cứ vào các nguồn sử liệu thân phả và sắc phong cho biết:
Phùng Hưng sinh ra và lớn lên trong một gia đình họ Phùng đời đời làm quan ở
châu Đường Lâm. Lớn lên Phùng Hưng là người có sức khỏe nồi tiếng trong vùng.
Theo sử sách và thần phả cho biết : sức khỏe của Phùng Hưng có thể “ bài ngưu
Bác Hổ”.
Nghĩa là vật được trâu đánh được hổ. Lớn lên trong giai đoạn
lịch sử nước nhà bị giặc đô hộ , căm thù vì độ hà khắc của nhà Đường Phùng Hưng
cùng em trai là Phùng Hải đã đề xướng và phát động quần chúng nhân dân đúng lên
chống các chính quyền đô hộ .
Sách đại việt sử ký toàn thư cho biết :
“Hưng tụ xưng là Đô Quân- Hải tự xưng là Đô Bảo
Hưởng ứng lời kêu gọi của anh em Phùng Hưng, Phùng hải nhân
dân đã vùng lên khởi nghĩa chống lại chính quyền đô hộ của nhà đường. Trải qua
nhiều năm tháng vừa tổ chức lực lượng, vừa phát động quần chúng nhân dân, anh
em Phùng Hưng – Phùng Hải đã làm chủ quê hương va những vùng lân cận.
Sự hưởng ứng rộng lớn của quàn chúng nhân dân đã trở thành
cuộc khởi nghĩa không chỉ dành được nhiều thăng lợi mà còn có tiếng vang rất lớn.
Hoảng sợ trước phong trào quần chúng đứng lên khởi nghĩa , an nam đô hộ phú lúc
này là Cao Chính Bình đã nhiều lần đưa quân để đàn áp nghĩa quân hòng dập tắt
cuộc khởi nghĩa. Nhưng cuộc khởi nghĩa không những chẳng bị dập tắt mà còn đánh
lui nhiều cuộc đàn áp của chính quyền đô hộ.
Năm 761 theo lời khuyên của thủ lĩnh Đỗ Anh Hàn là người
cùng châu với Phùng Hưng. Anh em Phùng Hưng, Phùng Hải đưa quân tiến về vây phủ
Tổng Bình.
An nam đô hộ phủ Cao Chính Bình đưa quân ra ngoài
thành chống đỡ, trải qua nhiều trận giao tranh ác liệt, Cao Chính Bình bị
thua to phát rút quân vào thành cổ thủ.
Thừa thắng xông lên, chớp lấy cơ hội anh em Phùng Hưng-
Phùng Hải cùng nghĩa quân vây chặt tống bình.An nam đô hộ phủ Cao Chính Bình lo
sợ phát bện mà chết.
Sau khi an nam đô hộ phủ Cao Chính Bình chết, quân lính
trong thành hoang mang giao động và nổi dậy làm binh biến.Nắm lấy cơ hội, anh
em Phùng Hưng, Phùng Hải đánh chiếm thành Tổng Bình.Phùng Hưng vào phủ tống
bình tổ chức việc chính trị , mong xây dựng chính quyền tự chủ lâu dài cho đất nước.
Nhưng chưa được bao lâu vào năm 773 Phùng Hưng lâm bệnh nặng
và mất tướng của Phùng Hưng là Bồ Phá Lặc lập con Phùng Hưng là Bố Phá Lặc lập
con Phùng Hưng là Phùng An lên ngôi. Phùng An lên ngôi chưa được bao lâu, lợi
dung mỗi mâu thuẫn tranh giành giành quyền lực giữa chú và cháu là Phùng Hải –
Phùng An, nhà Đường tìm cách mua chuộc Phùng An.
Do ở vào thế bất lợi tướng Phùng Hải mang quân bỏ chạy, lợi
dụng mối đoàn kết của chính quyền còn non trẻ bị lung lay , nhà Đường đã cử người
sang móc nối với Phùng An, dụ dỗ Phùng An.Năm 791 Phùng An hoàn toàn đầu hàng
nhà Đường . Thời kỳ độc lập tự chủ của dân tộc chưa được bao lâu đất nước ta lại
rơi vào ách đô hộ của ngoại bang.
Thành quả của cuộc khởi nghĩa Phùng Hưng tuy không giữu được
nhưng âm mưu xảo quyệt và sự bành trướng với chính sách đồng hóa dân tộc của bọn
đô hộ nhà đường vẫn không đè bẹp và làm lay chuyển ý chí độc lập tự chủ của
nhân dân ta.
Cũng như nhiều cuộc khởi nghĩa của nhân dân dưới thời thuộc
Đường nói chung và cuộc khởi nghĩa Phùng Hưng nói riêng tuy thất bại nhưng kết
quả đạt được đã khẳng định tinh thần đấu tranh giành độc lập tự chủ của nhân
dân ta vô cùng to lớn.
Qua cuộc khởi nghĩa to lớn đó, tinh thần độc lập tự chủ, ý
thức dân tộc ngày càng thêm được củng cố và vững mạnh. Đồng thời qua những cuộc
khởi nghĩa đó nhân dân ta nói chung và các đại biểu của giai cấp phong kiến Việt
Nam nói riêng thấy rõ hơn những yếu tố khách quan và chủ quan để làm nên thắng
lợi va giữ gìn thành quả. Đó là tinh thần đoàn kết, đó cũng là bài học lịch sử
trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm mà cha ông ta đã phải trả bằng xương máu.
Mới có những ngày đất nước ta hoàn toàn độc lập tự chủ giang sơn thu về một mối
nhân dân ta vững bước trên con đường ngàn dặm xây dựng một đất nước Việt Nam độc
lập hòa bình và ấm no hạnh phúc, Ngày nay tên tuổi và sự nghiệp đánh giặc của
Phùng Hưng vẫn còn trong sử sách và trong lòng mỗi người dân Việt Nam. Kính trọng
ông một vị anh hùng dân tộc đã hy sinh quên mình cho sự nghiệp đáu tranh giành
quyền độc lập tự chủ nhân dân ta đã lập nhiều đền thờ để muôn đời tưởng nhớ đến
Phùng Hưng.
Bạch Y công chúa
Bạch y công chúa theo truyền thuyết dân gian cho biết: Nàng
là con gái của vua Hồ Quý Ly, trước đây được thờ tự ở đền Trang xã Quỳnh
Tân.Nhưng sau năm 1945 đền Trang ở quỳnh tân ( khi xưa cũng thuộc đất làng quỳnh
tụ)bị phá dỡ, nhân dân rước bài vị của nàng về phối tự ở trong đền Phùng Hưng.
Chuyện kể về Bach y công chúa như sau
Năm 1400 Hồ Quý Ly chiếm ngôi nhà trần sau khi lên ngôi ông
có cải cách một số chính sách phát triển kinh tế, chính trị và văn hóa. Theo
truyền thuyết địa phương và sử sách cho biết . Ba năm sau khi lên ngôi (1403) Hồ
Quý Ly về Bàu Hậu ( một địa danh của Tổng quỳnh lâm huyện quỳnh lưu sau này) để
sửa sang lại ngôi mộ tổ tiên của mình . Trở về vùng đất tổ, quê hương,với con mắt
nhìn xa trông rộng về phát triển kinh tế của vùng này Hồ Quý Ly cho xây
thành Đại Huệ và chia Nghệ an thành 4 khu vực: Nghệ an Nam- Nghệ an Trung- Nghệ
an Bắc- Nghệ an Tây.
Để nối liền mạch máu giao thông thủy – bộ Bắc nam, Hồ Quý Ly
cho đào thêm kênh nối liền kênh nhà Lê từ Thanh Hóa vào Hoàng mai.Đặc biệt Hồ
Quý Ly có suy nghĩ táo bạo là đào kênh đễ dẫn nước sông Hiếu Nghĩa Đàn chảy về
xuôi nối liền với sông Mai ở Quỳnh Lưu. Với hi vọng con kênh này sẽ là đường
giao thông thủy quan trọng nối liền đồng bằng với miền núi phía tây Nghệ an.
Lệnh ban ra phải hoàn thành gấp, hàng ngàn dân phu , lao dịch
phải làm việc suốt ngày đêm, đói khổ, bệnh tật kèm theo sự đánh đập đã làm hàng
trăm mạng người bị chết mà kênh vẫn không xong. Hồ Quý Ly bàn cho con gái mình
là Bạch Y công chúa vào đây để động viên công phu bằng cách cầm đàn tranh gẩy
lên những khúc nhạc du dương trầm bổng để khuyến khích dân phu. Những tiếng đàn
của nàng công chúa Bạch Y đã bay vào trong gió nhường chỗ cho lời oán trách, kêu
rên của dân phu đang văng vẳng khắp nơi, có lẽ nàng thấy công việc của cha mình
chưa hợp với lòng dân. Nàng đi khắp đây đó xem tình hình thấy cảnh đói rét, vất
vả của dân phu bày ra khắp nơi.
Thương dân phải đọa đày đau khổ nên nàng đã bày cho dân phu
hái nhiều lá câu máu chó ném xuống đầu nguồn dòng kênh. Sau nhiều ngày lá cây
này nhỉ ra một thứ nước màu đỏ như máu. Nàng về thưa với cha dân phu đào phải cổ
rồng, rồng quằn quại nên kênh đào không xong.
Sau đó sự việc này bị phát giác, Hồ Quý Ly tức giận và giết
con gái mình một cách không thương tiếc. Vô cùng cảm phục với tấm lòng thương
dân và xót thương vì cái chết của nàng về sau nhân dân đã lập đền thờ để tưởng
nhớ đến nàng.
Ngoài những vị “nhân thần” được thờ đã nêu trên tại đền
Quỳnh Tụ còn thờ Cao Sơn, Cao Các. Theo truyền thuyết địa phương cho biết Cao
Sơn, Cao Cát là những vị “ thánh thần” là 1 lực lượng hùng vĩ chống thiên tai,
thú dữ bảo vệ dân lành.
Vì vậy, nhân dân thờ tự 2 vị này cầu mong sự che chở và phù
hộ cho cuộc sống. Theo cuốn “Nghệ Tĩnh trong lòng tổ quốc Việt Nam” cho biết: ở
Nghệ Tĩnh có đến 13636 đền thờ cao Sơn-Cao Các.
Ngày nay, trong di tích vẫn còn lưu giữ được thần phả sắc
phong của các vị thần nêu trên. Tuy không đầy đủ về lai lịch của các vị thần
nhưng bao truyền thuyết, bao sự tích được nhân dân ta thần thoại hóa, vĩ đại
hóa để tôn thêm vẻ uy linh của vị thần.
Thông qua những huyền thoại cổ tích và thần tích chúng ta
càng hiểu được tấm lòng ngưỡng vọng và kính trọng của nhân dân ta đối với những
người có công với nước với dân. Đồng thời qua đó ta hiểu được khát vọng ước mơ
chế ngự thiên nhiên, đấu tranh xã hội tạo dựng cuộc sống văn minh của cha ông
ta trong 4000 năm lịch sử dựng nước và giữ nước.
Di tích nói chung và các tài liệu , hiện vật hiện nay còn
lưu giữ trong di tích nói riêng đều chứa đựng một lượng thông tin về giá trị lịch
sử văn hóa, nghệ thuật khá phong phú. Qua các tài liệu sắc phong thần phả hiện
còn lưu giữ trong di tích giúp chúng ta hiểu được phần nào lai lịch cuộc đời của
các vị thần được thờ tại đây.
Mặt khác, thông qua những hiện vật và các công trình kiến
trúc của các di tích giúp chúng ta hiểu thêm được truyền thống văn hóa, phong tục
tập quán tốt đẹp của dân cư địa phương nói riêng và nhân dân Việt Nam nói
chung.
Di tích đền thờ Phùng Hưng được xây dựng trên 1 gò đất cao
ráo, xưa thuộc địa phận giáp làng đông Quỳnh Tụ ( nay là đội 3 HTX nông nghiệp
Đại liên xã Quỳnh Xuân).
Gò đất này có tên gọi là gò Điệp Lệnh, ở phía đông nam của
xã. Di tích nằm trên sườn phía bắc của gò. Vì vậy, đền quay hướng về hướng
đông, sát trước cổng di tích là con đường liên hương và cánh đồng có tên gọi là
cánh đồng Nhót.Theo cuốn “Quỳnh Xuân xưa và nay” cho biết độ cao của di tích so
với mặt biển là 5m.
Phía đông và phía tây của di tích được bao quanh bởi hàng
cây cổ thụ như phượng, gạo và xa hơn nữa là xóm làng. Phía nam là đỉnh gò Điệp
Lệnh và vườn cây bạnh đàn của xã. Với độ cao như vậy cùng với hệ thống cây xanh
tỏa bóng mát um tùm thấp thoáng mái đền cong vút đã tạo không gian kiến trúc ở
đây vừa trang nghiêm lại vừa cổ kính.
Di tích đền Phùng Hưng được xây dựng trên 1 khu đất có kích
thước dài 58m60, rộng 29m80. Bao bọc xung quanh là hệ thống tường được xây và
ghép bằng đá. Quần thể kiến trúc của di tích gồm 5 công trình hợp thành:
– Tam quan
– Tòa nghi môn
– Khu chính điện của di tích được bố trí mặt bằng theo kiểu
chữ tam, gồm : Hạ điện, trung điện, thượng điện.
Khu chính điện của di tích được nối liền nhau theo kiểu
trùng thiên điệp ốc, tức là giữa các bộ phận kiến trúc hạ, trung, thượng điện
mái kề sát nhau và không có khoảng sân lộ thiên. Nhìn chung với cách bố trí mặt
bằng kiến trúc như trên đã tạo cho không gian kiến trúc có chiều sâu và gợi cho
khách tham quan cảm giác trang nghiêm, kính cẩn. Nhưng ngược lại với cách bố
trí mặt bằng kiến trúc “Trùng thiên điệp ốc” nên trong khu chính điện thiếu ánh
sáng của thiên nhiên.
Là 1 công trình văn hóa mang tính chất tín ngưỡng, vì vậy
người xưa đã tạo dựng lên các bộ phân kiến trúc nhằm phục vụ cho nhu cầu sử dụng
về mặt hành lễ thờ tự nhiều hơn.Chính vì vậy cách bố trí mặt bằng hoàn toàn
theo một mô típ chung của các đền đài. Nghĩa là các bộ phận kiến trúc được xây
dựng đăng đồi có tiền có hậu có thượng có hạ có tả có hữu.
Đi sâu vào tìm hiểu kỹ nội dung giá trị của từng bộ phận kiến
trúc ở phần sau ta cũng thấy rõ hơn những điều vừa nêu ở trên.
Kiến trúc ngôi đền
Kiến trúc cột nanh: Bộ phận kiến trúc cột nanh của di tích
được bố trí cách cổng ra vào một khoảng cách, có chiều dài: 7,5m. Mặt bằng kiến
trúc của 2 cột nanh,mỗi cột có kích thước: 0,75m x 4 canh. Giữa 2 cột nanh cách
nhau một khoảng có chiều rộng là 2,80m chính giữa khoảng cách giữa 2 cột nanh
là lối đi vào di tích. Kiến trúc cột nanh gồm nhiều bộ phận hợp thành dưới cùng
là bộ phận bể móng.
Bệ móng có kích thước 0,75 x 4 cạnh, cao 0,50 mét.
Bệ móng được tạo dáng hình vuông, chất liệu hoàn toàn bằng
loại đá xanh được đục chạm vuông thành sắc cạnh.Trên bề mặt của hai bệ móng được
đục sâu xuống.Nằm lọt trên bệ móng là thân cột.
Thân cột có kích thước cao 2 mét, rộng 0,40 x 4 cạnh.Bốn
phía của thân trụ được khắc ô chìm theo chiều đứng của thân trụ,ba phía trong,
ngoài và mặt đối diện có đề câu đối, phía trên thân trụ là hệ thống bệ vuông
thót đáy gồm 3 cái chồng lên nhau,giáp giữa cửa mỗi bộ vuông được tạo
gò.Nằm trên bề mặt của bệ vuông trên cùng là hình tượng búp sem.
Cấu trúc của bộ phận cột nanh bằng đá cạnh và vôi vữa hơn nữa
là bộ phận mới được trung tu sau này.Nên 2 cột nanh của di tích rất nhỏ so với
tổng thể kiến trúc của di tích.Đứng từ xa nhìn ta có cảm giác 2 cột nanh bị
không gian kiến trúc của di tích lấn át đi rất nhiều.Vì vậy kiến trúc của 2 cột
nanh của di tích đền thờ Phùng Hưng so với các di tích khác thi không thể nói
là lớn về quy mô và đặc sắc về mặt nghệ thuật.
Hai “kho vàng” tiếp 2 bên tả – hữu của 2 cột nanh là bộ phận
kiến trúc “kho vàng”.Mặt bằng kiến trúc của 2 “kho vàng” có kích thước dài
1,6m, rộng 1m.Chiều cao từ nóc xuống là 1,4m, chất liệu xây dựng của 2 nhà kho
là bằng đá, gạch vôi, vữa xi măng,cả 2 nhà được cấu trúc theo kiểu vòm cuối lên
từng mái giả nghĩa là 4 phía có mở cửa, phía trong tạo thành một hố hình vuông
để các thứ “ vàng mã”.
Hai “ kho vàng” xây dựng tại đây với ý nghĩa tượng trưng mà
thôi.Vì vậy nói là nhà kho nhưng kiến trúc rất nhỏ.Vì vậy giá trị nghệ thuật kiến
trúc không có gì đặc sắc cả.Nhưng ngược lại việc bố trí 2 bộ phận kiến trúc
trên tại đây, kết hợp với kiến trúc 2 cột nanh đã tạo nên sự cân đối và đỡ đôn
đốc được cho phía trước cổng của di tích.
Tiếp trong bộ phận cột nanh,nhà kho một khoảng cách 12,5m là
bộ phận kiến trúc “Nghi môn”.
Mặt bằng kiến trúc tòa nghi môn có kích thước rộng 8,20m dì
6,20m.Chiều cao từ nóc xuống nền nhà:4,80m .Từ tàu mai xuống nền nhà 3,20m.
Tòa Nghi môn được xây dựng bằng lớp gỗ lớp ngói âm dương.Chất
liệu gỗ chủ yếu là lim, mít .
Tòa Nghi môn gồm có 3 gian hai hồi được kết cấu với nhau gồm
4 bộ vì và 4 hagf cột ngang,bốn hàng cột dọc.
Gian chính giữa dài 3,40m rộng 1,65m.Hai gian còn lại dài
1,60m rộng 1,65m hai gian hồi dài 1m.
Khoảng cách giữa các hàng cột:
Từ bậc thềm đến hàng cột thứ nhất: 1,10m
Từ hàng cột 2 đến hàng cột thứ hai :1,10m
Từ hàng cột 3 đến hàng cột thứ 4: 1,10m
Đường kính cột: Cột cái có kích thước 0,28m, cột quân:0,24m
Chiều cao cột cái: 3,90m , cột quân : 3,20m
Kết cấu vì kèo: Kết cấu vì kèo của tòa Nghi môn được làm
theo kiểu “Kẻ chuyền giá chiêng” Bộ phận giá chiêng này đỡ thượng ốc được mô phỏng
bằng một tấm gỗ và được đục chạm công phu,bộ phận này kết hợp cùng xã thượng nối
2 đầu cột cái lại với nhau và cùng nâng đỡ thượng hương va mỗi bên 2 đường
hoành.
Tiếp đó nối liền cột cái với cột quân là 2 đường kẻ 2
bên và 2 đường xà nách. Hệ thống kẻ được đấu vào từ thìa trên đầu của 2 cột
cái, chui qua đầu cột quân và vươn tận ra ngoài nâng đỡ tàu mái. Nối liền các
vì kèo lại với nhau bằng hệ thống xà dọc, hệ thống đường hoành và thượng ốc,
kích thước thượng ốc 8,60m x 0,20 x 0,10m.
Kích thước xà dọc 4 đường x 3,48m x 0,23 x 0,10m (gỗ
lim).
Kích thước đường hoành 8,6m x 0,12 x 0,10 (gỗ lim và đổi)
Hệ thống mái bằng rui bản và lớp ngói âm dương.
Mái trước dài 3,20m, mái sau dài 3,50m
Nhìn chung kết cấu vì kèo tòa Nghi Môn vẫn là mô típ kiến
trúc truyền thống theo kiểu “Kẻ chuyền giá chiêng”. Với kiểu ví như trên đã tạo
cho khung nhà chắc chắn và lòng nhà của gian chính giữa cũng tương đối rộng.
Nghệ thuật trang trí nội thất
Tòa “Nghi Môn” là cửa chính của di tích trước khi bước vào
khu chính điện . Vì vậy tại đây các bộ phận kiến trúc xã giã chiêng kẻ truyền đều
được chạm trổ hết sức công phu và có giá trị nghệ thuật rất cao.
Đề tài trang trí điêu khắc vẫn là những hình tượng
Long-Ly-Quy-Phượng theo 1 mô típ chung của nghệ thuật truyền thống dân tộc của
các mạng chạm bay kênh được bàn tay khéo léo của các nghệ nhân xưa tạo nên hết
sức sinh động. Vẫn là các hình thức tượng “Phượng Hoàn Thư”, lượng long chầu mặt
nguyệt …
Điều đó chứng tỏ trình độ về nghệ thuật điêu khắc của nhân
dân trong vòng rất điêu luyện. Đồng thời thông qua những đường nét tinh tế ấy
đã phản ánh được phần nào tấm lòng ngưỡng mộ của cha ông ta đối với người anh
hùng cứu nước Phùng Hưng.
Nghệ thuật trang trí bờ nóc
Nghệ thuật trang trí bờ nóc của tòa Nghi Môn được thể hiện bằng
hình “Lưỡng long chầu mặt nguyệt”. Ở điểm chính giữa của bờ nóc là hình tượng 1
mặt trăng đang tỏa sáng, 2 bên là hình tượng 2 con rồng được thể hiện trong tư
thế đang chuyển mình hướng đầu vào giữa mặt nguyệt.
Rồng được làm bằng chát liệu vôi, vữa, xi măng, gồm có 3 đoạn:
đầu, mình, đuôi. Hệ thống móng vuốt của rồng bám chặt vào bờ nóc , đầu rồng ngẩng
cao, mắt mở to, miệng há rộng để lộ hàm răng nhọn.
Với cách thể hiện rồng bằng chất liệu vôi vữa và đang trong
tư thế chuyển mình như vậy nên hình tượng con rồng nhìn dáng vẻ mảnh mai và yếu
ớt. Tóm lại nghệ thuật trang trí, điêu khắc của tòa Nghi Môn của di tích nhìn
chung vẫn theo 1 mô típ chung của các công trình kiến trúc được làm mới hay
trùng tu dưới thời Nguyễn. Hình tượng nghệ thuật vẫn là các loại con, cây trong
bộ “ Tứ linh”, “Tứ quý”. Đáng chú ý và có giá trị nhất là nghệ thuật điêu khắc
chạm trổ.
Có thể nói tòa “Nghi Môn” là 1 bộ phận kiến trúc có giá trị
có về mặt nghệ thuật, hầu như các bộ phận tạo thành khung nhà đều được nghệ
nhân tận dụng để chạm trổ nên những hình tượng nghệ thuật sinh động, phản ánh
được tài nghệ và lòng ngưỡng mộ của người xưa đối với các vị “ Thần” có công với
dân với nước.
Trang trí mặt tiền tòa Nghi Môn: Bởi là cổng chính trước khi
vào khu chính điện nên phía trước và 2 bên tả hữu tòa Nghi Môn được bài trí hết
sức công phu. Hai bên cột quyết liền tường của 2 đầu tòa Nghi môn người xưa đã
bố trí 2 vị quan văn và quan võ .
Ngày xưa giúp vua trong hoạn nạn chủ yếu dựa vào hệ thống
quan võ , còn quan văn giúp vua trông coi cuộc sống thiên hạ. Chính với ý nghĩa
trên người xưa đã tạo dáng 2 ông quan có 2 cách ăn mặc và nét mặt khác nhau.
Tiếp theo 2 bên Tả-Hữu của tòa Nghi môn là bờ tường chạy
ngang tôn tạo nên sự cách ngăn khu chính điện với phía trước di tích. Hệ thống
bờ tường này được xây bằng đá , gạch và vôi vữa, sát liền 2 phía ngoài của 2
bái phù được tượng quan văn quan võ là bảng voi và ngựa.
Voi và ngựa được tạo đáng trong tư thế đứng đầu quay vào
chính giữa tòa Nghi Môn. Voi và ngựa đều được làm trực tiếp vào bờ tường có hệ
thống mái che.
Thân voi dài: 1,5m , cao 1,10m.
Thân ngựa: dài 1,2m, cao 0,90m.
Việc trang trí hình ảnh quan văn, quan võ, voi và ngựa chiến,
phải chăng người xưa muốn gợi nhớ về 1 thời kì oanh liệt của vị anh hùng dân tộc
Phùng Hưng?
Kiến trúc nghệ thuật của tòa Nghi Môn rất đặc sắc. Tại đây
nghệ nhân đã tập trung nhiều công sức để tạo dựng nên tòa Nghi môn rất cân đối,
hài hòa và vẵng chắc, vừa có giá trị sử dụng vừa có giá trị thẩm mĩ rát cao. Với
kết cấu kiến trúc cũng như cách thể hiện nội dung và các hình tượng nghệ thuật ở
Nghi môn, nghệ nhân đạt được giá trị thực dụng và giá trị thẩm mĩ cho công
trình kiến trúc.
Đồng thời cách trang trí bố cục các hệ thống tượng phù điêu
phía trước, cũng như các mãng chạm khắc ở hệ thống xã, kẻ giá chương … đã tạo
cho Nghi môn 1 dáng vẻ chắc chắn, nhưng vẫn thanh thoát mang ý nghĩa của chốn đền
đài khi nhận xét về nội dung giá trị kiến trúc của các công trình kiến trúc
Nghi môn.
Tam quan có nhà nghiên cứu đã nhận xét 1 bộ phận công trình
kiến trúc thời Hậu Lê phát triển thành công công trình kiến trúc hết sức quan
trọng là bộ phận Nghi môn – Tam quan. Ở nhiều di tích bộ phận tam quan Nghi môn
là chỗ các nhà di tích đã đem hết tài nghệ và khả năng sáng tạo để tô điểm cho
đẹp để thu hút tín đồ.
Kiến trúc hạ điện
Đi qua kiến trúc Nghi môn ta bước vào khoảng sân, sân có
kích thước dài 8,20m, rộng 6m. Đi hết chiều rộng của khoảng sân là bước lên kiến
trúc của hạ điện, mặt bằng kiến trúc hạ điện có độ vo với Nghi môn 0,5 m
Mặt bằng xây dựng có kích thước : dài 15m,rộng 7,85 m
Kiến trúc hạ điện được xây dựng bằng gỗ lim,mít là chủ yếu
mái được lợp bằng ngói âm dương.Hệ thống cột nhà gồm có bốn hàng cột dọc, 6
hàng cột ngang . Kích thước giữa các hàng cột như sau:
– Từ bờ thềm đến hàng cột thứ nhất là 1,200m
– Từ hàng cột thứ nhất đến hàng cột thứ 2 là 1,40m
– Từ hàng cột thứ hai đến hàng cột thứ 3 là 2,40m
– Từ hàng cột thứ 3 đến thứ 4 là 1,40m
– Từ hàng cột thứ 4 đến hiên sau là 1,20m
Với cách bố trí các hàng cột như vậy nên nhà gồm có 6 vì kèo
tạo thành 5 gian. Khẩu độ các gian: gian chính giữa dài 3,40m, 2 gian 2 bên và
2 gian cuối cùng đều có khẩu độ là 2,40m.
Kích thước của hệ thống cột: - Cột cái cao 4,20m, Đường kính 0,26m
- Cột quân: cao
3m, đường kính 0,25m.
Độ cao của nhà từ nóc xuống có kích thước 5,45m. Kết cấu bộ
vì nâng đỡ thượng ốc và 4 đường hoành trên cùng là 1 bộ “kèo cầu-cành ác” . Bộ
phận kèo cầu-cành ác này nằm trên trung điểm của xà thượng . Nối liền và tiếp
theo từ đầu cột cái xuống cột quân là kẻ vuốt và hệ thống xà hạ và xà nách.
Với cách kết cấu kĩ thuật theo kiểu “Kèo cầu-cánh ác và kẻ
suốt” như trên đã tạo cho bộ vì nhà chắc chắn và rộng rãi . Nối liền các bộ vì
lại với nhau là hệ thống xà dọc gồm có 4 đường ở hàng cột cái và 2 đường ở hàng
cột quân.
Bốn góc nhà trung điện được xây 4 cột quyết vươn cao đỡ lấy
bộ phận cánh gà. Chính vì vậy 4 đầu đao của mái vươn ra xa và cong vút lên cao.
Hai đầu nhà trung điện được đóng kín bằng hệ thống ván, phía
trước là hệ thống cửa đóng mở theo kiểu “ Thượng song hạ bản”.
Bài trí nội thất và nghệ thuật trang trí
– Bài trí nội thất: Tại gian chính giữa của hạ điện được được
bài trí như sau: Phía trước của gian nhà là một án thử sơn son thiếp vàng có
kích thước: Cao:1,45m dài 1,60m, rộng 0,75m.
Nối liền sau án thư là giường thờ, tiếp sau giường thờ là một
án thư và cuối cùng là kiệu long hành.Trên hệ thống giường thờ ,án thư để các đồ
tế khi như cọc sáp,lư hương, bình hoa ….. Hai gian tiếp theo được bài trí mỗi
gian 2 con ngựa ngăn cách gian giữa với gian tiếp theo là 2 gía binh khí bằng gỗ.
Về giá trị nghệ thuật của hạ điện so với tòa nghi môn thì
không có gì đặc biệt , các bộ phận cấu thành bộ khung nhà như cột kẻ, xã, hạ….chủ
yếu được bào soi kẻ chỉ mà thôi. Riêng hai bộ phận của hai vì kèo hai gian được
chạm trổ rất công phu.
Tại đây người xưa tận dụng hệ thống xà thượng, giá chiêng được
chạm nên những hình tượng nghệ thuật như mặt hổ, chim phượng, hay nói cách khác
hai vì kèo của hai hồi được cấu trúc vẫn là kiểu” vì kèo cấu cánh ác” nhưng đã
được các nghệ nhân có giá trị cao về mặt điêu khắc.
Đặc biệt là hình tượng mặt hổ phú , mặt hổ phù chiếm trọn
toàn bộ khoảng không gian từ xà thượng lên thượng ốc. Mặt hổ được tạo dáng
trong tư thế hai tay ngai chống khuỳnh vòng vươn ra 2 phía trên đầu cột quân,
trán đô cao , mũi chun lại trong dáng điệu cổ đội đường thượng ốc ở trên đỉnh đầu.
Với những đường nét tinh tế và điêu luyện, người xưa đã tạo nên 1 bộ phạn kiến
trúc vừa có giá trị sử dụng vừa có giá trị thẩm mĩ rất cao.
Tiếp dưới đó là 1 khoảng trống giữa xà thường và xã hạ người
xưa đã sáng tạo nên 1 bức chạm trổ . Hình tượng con chim phượng được khắc chạm
hết sức tài tình. Phượng được thể hiện trong tư thế đầu ngẩng cao vươn ra khỏi
bức chạm. Bộ phận cánh được trau chuốt bằng các đường nét sắc, gọn. Vì vậy, 2
cánh phượng giang rộng khắp cả 2 phía của bức chạm.
Tóm lại: nghệ thuật điêu khắc của kiến trúc hạ điện chủ
yếu được thể hiện thông qua 1 số hình ảnh của nghệ thuật tạo hình về mặt điêu
khắc, chạm trổ ở vị trí của 2 gian hồi. Còn các bộ phận khắc được điểm qua đôi
nét ở 2 đầu xà, hạ với hình tượng theo kiểu thức mang cá.
Nghệ thuật trang trí: bờ nóc, bờ giải mái nhà hạ điện:
Cũng như mái của tòa Nghi môn, mái tòa hạ điện cũng được các
nghệ nhân đương thời chú ý và thể hiện 1 số hình tượng nghệ thuật. Vẫn là hình
tượng con rồng, đầu rồng cách điệu được bố trí ở đầu đao và bờ nóc của mái.
Hệ thống 4 đầu đao của mái được tạo dáng bằng các đầu rồng
cách điệu, đuôi uốn cong vút lên tạo nên 1 sự cổ kính, nhẹ nhàng và thanh thoát
cho mái nhà.
Nối liền sau kiến trúc hạ điện là kiến trúc trung điện.
Kiến trúc trung điện: kiến trúc trung điện và hạ điện kề sát
mái nhau và cùng chung 1 hệ thống mảng dẫn nước.
Mặt bằng kiến trúc của trung điện có kích thước: Dài :
9,60m, rộng : 6,40m.
Kiến trúc trung điện chủ yếu được làm bằng gỗ lim, mít và dồi
mai lợp ngói âm dương.
Hệ thống cột nhà gồm có 4 hàng cột ngang, 4 hàng cột dọc.
Kích thước giữa các hàng cột như sau: Từ điểm tiếp giáp mái
nhỏ cảu trung điện (khoảng hiên) đến hàng cột thứ nhất có khoảng cách 0,90m
– Từ hàng cột thứ nhất đến hàng cột thứ 2: 1,20m
– Từ hàng cột thứ 2 đến hàng cột thứ 3 bằng 2m
– Từ hàng cột thứ 3 đến hàng cột thứ 4 bằng 1,3m
– Từ hàng cột thứ 4 đến hiên sau bằng 1m
Với cách bố trí mặt bằng kiến trúc và sắp xếp hệ thống cột
như trên, vì vậy tòa trung điện gồm có 4 vì tạo thành 3 gian.
Khẩu độ của các gian như sau:
– Gian chính giữa: 2,80m
– Hai gian tả-hữu: 2,40m
Kích thước của các cột: cột cái có chiều cao: 3,40m, Đường
kính: 0,24m, Cột quân cao: 2,30m, Đường kính: 0,22m, Chiều cao của nóc nhà:
4,60m
+ Kết cấu vì kèo: nâng đỡ thượng lương là 1 cột trốn nằm
trên trung điểm của xà thượng, cột trốn này vừa nâng đỡ đoạn trên của lá kèo và
nâng đỡ luôn các đường hoành của 2 bên mái.
Từ điểm giao nhau tại thượng ốc 2 lá kéo suốt chạy dài theo
chiều mái thông qua đầu cột quân, cột cái và ra tận đầu mái. Phía dưới 2 cột
quân người xưa làm theo kiểu “Tiền bẩy, hậu bẩy” để nâng tàu mái. Nối liền 4
hàng cột với nhau bằng 1 đường xà hạ. Riêng ở gian chính giữa người xưa đã tạo
nên 2 cột trốn nằm xà hạ để nâng đỡ xà thượng.
Chính với kiểu vì “Kèo cầu cánh ác” như vậy đã tạo nên 1 khung
nhà đơn giản nhưng vẫn chắc chắn, đặc biệt cách bố trí 2 cột chốn ở gian chính
giữa đã tạo nên diện tích của gian giữa thoáng rộng bởi không có hàng cột thứ
2.
Nối liền các vì kèo lại với nhau bằng hệ thống xà dọc gồm
có:
Hai phía đầu hồi củ nhà trung điện được đóng kín bằng ván,
phía trước được mở hệ thống cửa theo kiến thức giống cửa tòa hạ điện.
Nghệ thuật điêu khắc và bài trí nội thất: nhà trung điện là
1 công trình mới làm thêm sau này. Vì vậy tại đây không có sự trang trí về mặt
điêu khắc.Các bộ phận cấu thành bộ khung nhà chủ yếu được tạo dáng vuông thành
sắc cạnh và chắc chắn chứa đựng giá trị sử dụng nhiều hơn giá trị thẩm mĩ. Bố
trí nội thất như sau:
3 gian của tòa trung điện đều được bài trí như sau:
Gian chính giữa: Phía trước là một án thư sơn son thiếp vàng
.
Có kích thước: cao 1,50m, dài 1,45m, rộng 0,80m.
Tiếp sau án thư là một gương thờ bằng gỗ mộc đơn giản. Trên
án thưu và gương thờ bài trí đồ tế khí, cọc sáp, lư hương bằng sứ và 2 con hạc
nhỏ bằng gỗ. Phía trong cùng là bài vị và khoảng thờ Bạch y công chúa. Hai gian
Tả-hữu được bài trí 2 kiểu mai huyện. Đặt lư hương thờ “Sơn thần” và “Thổ thần”.
Tào trung điện là công trình mới làm sau này dưới thời Nguyễn,
các bộ phận kiến trúc có giá trị sử dụng nhiều hơn là giá trị nghệ thuật.
Kiến trúc thượng điện
Kiến trúc thượng điện là công trình mới được làm thêm sau
này vì vậy nghệ thuật kiến trúc đơn giản hơn nhiều so với tòa Nghi môn. Mặt bằng
kiến trúc có kích thước: rộng 5m, dài 09,20m
Bao gồm: 3 hàng cột dọc. 4 hàng cột ngang. Tạo thành nhà có
3 gian.
Cột có kích thước: Cao 2,40m, đường kính 0,260. Lòng nhà rộng
3,40m.
Khẩu độ của các gian nhà: gian chính giữa 2,80m.
– Từ bờ cột đến hàng cột thứ nhất bằng 0,80m.
– Từ hàng cột thứ nhất đến hàng cột thứ hai 1,70m.
– Từ hàng cột thứ hai đến hàng cột thứ ba 1,70m.
Kết cấu vì kèo: Vì kèo của thượng điện được làm theo kiểu
vì “kèo cầu cánh ác”nâng đỡ toàn bộ phần trên của 2 mái là bộ phận cột đền nằm
trên xà qua giang nâng đỡ thượng lương là một xà ngang nằm trên cột trốn và
vươn ra 2 bên đỡ 4 đường hoành của 2 mái.
Phía trước và phía sau của mái nhà được làm theo kiểu thứ tiền
bảy màu có tác dụng nâng đỡ tàu mái.
Mái nhà thượng điện được lát bằng rui bản và lợp ngói âm
dương giống như mái hạ điện và trung điện.
Bài trí nội thất thượng điện: Cách bài trí của tòa thượng điện
hoàn toàn khác so với tòa hạ điện va trung điện.
Tại gian chính giữa thượng điện người xưa đã kiến trúc một
khám thờ lớ, 4 phía được đóng ván,khám thờ này bao gồm 4 cột phía trên đẩu vào
dưới xà quá giang,phía dưới bám vào mặt đất,khám thờ được lót ván cao cách mặt
đất 1 khoảng cách 0,50m.
Kích thước khám thờ:Cao 2,20m rộng 2m dài 2,80m
Trong khám thờ được bài trí bài vị các vị thần như sau:
Khám chính giữa thờ Phùng Hưng
Khám bên trái thờ công chúa Uyên Hòa
Khám bên phải thờ công chúa Phương Dung
Cả 3 khám thờ đều được sơn son thiếp vàng.
Bài trí nội thất của thượng điện chủ yếu tập trung ở trong
khám thờ được bài trí ở gian chính giữa còn 2 gian 2 bên để trống.Việc bài trí
khám thờ tại gian giữa và vị trí của các vị thần ở trong khám cũng như toàn bộ
đồ tế khi ở đây đều toát lên màu sắc tín ngưỡng của Nho giáo.Đồng thời qua cách
bài trí như vậy đã toát lên được lòng kính trọng của nhân dân ta đối với các vị
thần được thờ.
Ngày nay trong di tích vẫn còn lưu giữ được nhiều tài liệu
hiện vật có giá trị về nhiều mặt lịch sử khoa học nghệ thuật. Tài liệu hiện vật
của di tích tương đối phong phú về số lượng và chất lượng . Đáng chú ý nhất là
một số hiện vật có giá trị điêu khắc bằng đá và bằng gỗ như voi đá, kiệu rồng,khám
thờ…..
Hiện vật có giá trị lịch sử
Hai voi đá: 2 con voi là 2 hiện vật có giá trị cao về mặt
nghệ thuật điêu khắc trên đá.Kích thước của 2 con voi : Cao từ đỉnh đầu xuống
chân 0,80m, dài từ đỉnh đầu xuống đuôi 0,95m. 2 con voi này được người thợ khăc
chạm từ 2 tảng đá xanh.Các bộ phận trên cơ thể voi như đầu, tai, chân, vòi, mắt
đã được các nghệ nhân chạm khắc một cách tinh tế tạo nên những đường nét hình
khối rất rõ ràng chính vì vậy nhìn 2 con voi trông rất sinh động. Điều đó chứng
tỏ trình độ chạm khắc tạo dáng của người thợ rất cao.Hơn nữa sự hiện diện của 2
con voi bằng đá tại đây chứng tỏ trình độ thẩm mỹ của cư dân tại đây khá cao.
Ngày nay hai con voi được trang trí 2 bên bậc lên xuống của
tòa Nghi môn.
Kiệu rồng: Một hiện vật bằng chất liệu gỗ có giá trị về nghệ
thuật điêu khắc đó là kiệu rồng.kiệu có kích thước dài 3,4m, trong đó có bộ phận
cổ và đầu dài 1m, thân dài 1,4m, đuôi dài 1m,chiều rộng của kiểu 1m.
Kiệu gồm 2 bộ phận chính: Thân kiệu và bành kiêu.
– Thân kiệu: là 2 thanh gỗ dài 3,4m được người xưa tạo dáng
thật hình tượng 2 con rồng.2 con rồng có đầy đủ các bộ phận:đuôi, đầu, mình và
toàn thân kiệu chạm trổ hết sức công phu.Đầu và cổ rồng được tạo dáng trong tư
thế đang ngẩng cao hướng về phía trước.Miệng rồng được tạo dáng mở to vì vậy bộ
phận mũi rồng chum lại, phía sau gáy rồng được thể hiện 4 dải lông mao theo kiểu
cờ đuôi nheo uốn cong,phía dưới cằm rồng được thể hiện 2 dải râu kéo dài xuống
tận ngực.
Bộ phận thân rồng là điểm chính giữa của kiểu và cũng là vị
trí đặt bảnh kiệu, thân và đuôi rồng được người thợ chú ý thể hiện những đường
nét khắc chìm, chạm nổi và tạo dáng uốn cong lên phía sau.Nối liền 2 thân rồng
lại với nhau bằng 3 thanh xà ngang có kích thước 0,90m x 0,10x 0,5.
Với hệ thống xà ngang nối liền 2 thân rồng lại với nhau tạo
thành hình tượng 2 con rồng đang trong tư thế sóng đôi. Chính vì vậy người xưa
còn gọi là kiệu “Long hành”.
Ngựa gỗ: Tại gian thứ 2 và thứ 4 của nhà hạ điện được trang
trí 4 bộ xe ngựa( ngựa nằm trên bệ có bánh xe kéo) 4 con ngựa có màu săc khác
nhau( trắng, đỏ, nâu, hồng) theo các cụ già kể lại 4 con ngựa này chủ yếu được
sử dụng trong dịp lễ kỳ phúc 12/3 âm lịch hàng năm.4 con thuộc 4 giáp :Đông-
Đoài- Yên- Thượng. 4 ngựa có kích thước giống nhau:dài 1,20m cao từ lưng xuống
1m, từ đầu xuống 1,60m.
4 con ngựa được tạo dáng trong tư thế đứng tại chỗ, kỷ thuật
tạc trên gỗ của người xưa khá cao, thông qua những đường nét đục chạm và bào
trơn.Vì vậy các bộ phận như ức, mông, đầu, ngựa, có những vát tròn đầy tạo dáng
cho ngựa mập mạp khỏe mạnh. Điều đó chứng tỏ trình độ thẩm mỹ và kỷ thuật đục
chạm của những người thợ xưa khá cao.Ngoài những hiện vật có giá trị về mặt
điêu khắc trên đá và gỗ đã nêu trên,ngày nay tại di tích còn lưu giữ một số tài
liệu hiện vật như sau:
Chất liệu gỗ: Khám thờ sơn son thiếp vàng: 7 cái, kiếm bằng
gỗ:20 cái, quả dùy:4 cái, đại đao:8 cái, mâm cỗ bồng 2 cái, cọc sáp 6 cái, độc
bình 1 cái, 4 câu đối sơn son, kiệu mai luyện 4 cái, kiệu long cung 2 cái, ngựa
4 con, trống 4 cái, hạc rùa 2 bộ( 1 loại lớn 1 loại nhỏ)
Chất liệu đồng:Lô hương 1 bộ ( gồm có lô hương và 2 con hạc
nhỏ), cọc sắp 2 cái, chiêng 2 cái, khánh kiệu 12 bộ, đài trỏm 3, đèn 3 ngọn,
voi 1, loa 1
Chất liệu sứ:Bát hương 9 cái, đĩa thờ 34, bát thờ 35, độc
bình 1, thạp vư 1, cờ thượng đẳng 9 cái, cờ hợi 2 cái, lọng 4
Chất liệu giấy: 1 cuốn thần phả: gồm có 28 trang và 12 sắc
phong của các vị thần.
Câu đối ở đền Phùng Hưng:
Phía trước cột nanh:
Ngưỡng chi di cao nhị
càn khôn bớt lão
Chiêm giả khả kính
lâm nhiên nhật tranh nghiêm.
Dịch nghĩa :
Lòng ngưỡng mộ cao
như trời rộng như đất mãi không già.
Cảnh đẹp cổ kính được
muôn người chiêm ngưỡng.
Hai mặt đối diện:
Chính khí bất dị kim
cổ trụ
Linh thanh khả tuấn cựu
tân dân
Dịch nghĩa:
Lòng chính khi xưa
nay không thay đổi
Tưởng linh thương có
khả năng thay đổi lòng dân.
Phía trong cột nanh:
Cao kiên song trụ
kinh thiên phong xuy bất động
Trong hậu lượng cơ toản
địa vũ đả non ma.
Dịch nghĩa:
Hai cột cao như cột chống
trời gió lay không chuyển
Đôi nền thuần hậu mưa
đội vẫn không mòn.
Nhà Nghi môn:
Mặt trước:
Cát hiệp đồng nhân
phu ngượng vong
Tượng phù đại tráng tủng
quan chiêm
Mặt sau:
Cách cố viên tưởng
kim cổ ngưỡng
Đỉnh tôn miếu vã nhất
sương nghiêm.
Dich nghĩa:
Cảnh đẹp của đền từ
xưa tới nay luôn có người chiêm ngưỡng
Trải bao ngày tháng
miếu thờ vẫn còn như mới.
Mặt đối diện:
Tích nhật khí binh trừ
quốc nạn
Kim thời bạt địch ngự
dân tại
Dich nghĩa:
Ngày trước thời binh
giải phóng dân tộc
Ngày nay thần linh
thương phù hộ an dân.
Mặt trước hạ điện: Tại 2 cột quyết
Chính khí bất điêu
tùng lịnh tú
Linh căn trường tại
nhược phong cao.
Dịch nghĩa:
Lòng chính khí không
thay đổi cao lớn như núi tùng
Sự linh thiêng còn
lưu mãi núi cao.
* Mặt đối diện:
Luân hoàn trùng tu tuế
tại tân
Huân cao chung thịnh
sơn chi thượng.
Dịch nghĩa:
Thay đổi đã hiều năm
vẫn còn như mới
Công danh mãi không
mòn như đá trên núi cao.
Trước hàng cột nhà hạ điện, phía trước 2 cột trước gian giữa:
Hương hỏa thiên thu
trường tự điển
Miếu đại vạn cổ tráng
quan chiêm.
Dịch nghĩa:
Thờ phụng ngàn năm
không bao giờ mất
Miếu to lớn muôn thuở
vẫn đang còn.
Trong nhà hạ điện:
Vế đối gian giữa 2 cột trước
Hoan nghênh huy hoàng
kinh bắc địa
Thần uy hiến hách Việt
Nam thiên
Dịch nghĩa:
Sự nghiệp đánh giặc của
Phùng Hưng làm kinh động cả đất bắc
Công danh của ông rực
rỡ cả trời nam.
Hai cột sau:
Ức niên công đức tùng
sơn án
Vạn cổ huân cao tiệp
linh từ.
Dịch nghĩa :
Công đức ngàn năm sừng
sững như núi tùng
Tiếng tăm muôn thuở
như núi chồng lên nhau.
Đền thờ Phùng Hưng có giá trị lịch sử, khoa học, nghệ thuật phong
phú.
Giá trị lịch sử: Qua khảo sát và tìm hiểu các tài liệu hiện
vật còn lưu giữ trong di tích như Sắc phong, Thần phả… chúng ta hiểu được phần
nào thân thế, sự nghiệp và lai lịch của các vị “thần” được thờ tại đây.
Đồng thời những tài liệu, hiện vật chứa đựng trong toàn bộ
di tích đã phản ánh được nguồn gốc địa danh, thôn xã qua các thời kỳ thay đổi của
lịch sử địa phương, sự hiện diện của di tích ngày nay là cơ sở giúp chúng ta hiểu
thêm sự hình thành và thay đôỉ của tên gọi cộng đồng người đến cư dân trú tại
đây.
Trong quá trình lịch sử qua tài liệu sắc phong, giúp chúng
ta hiểu về mối quan hệ lịch sử, nhân vật và thời đại mà khi nhân vật được thờ tại
đây còn sống. Đó là những nguồn tư liệu quý chắc rằng rất có ích cho công tác
nghiên cứu va biên soạn các cuốn sử của một địa phương, một dòng họ…
Giá trị khoa học- nghệ thuật văn hóa:
Ngoài giá trị về mặt khoa học lịch sử đã nêu trên di tích đền
Phùng Hưng còn chứa đựng giá trị nghệ thuật – văn hóa khá phong phú.Di tích chứa
đựng những loại hình nghệ thuật kiến trúc, nghệ thuật điêu khắc, nghệ thuật hội
họa.
Nghệ thuật kiến trúc: Như chúng ta đã biết nghệ thuật kiến
trúc là một loại hình nghệ thuật sớm xuất hiện cùng với nhu cầu của loài người.
Vì vậy các bộ phận kiến trúc của các di tích đền Phùng Hưng còn lại đến
ngày nay vẫn chứa đựng đầy đủ giá trị thực dụng và giá trị thẩm mỹ.
Qua các bộ phận, chi tiết kiến trúc ta hiểu được phần nào tư
tưởng phong cách con người thời đại.Giá trị về nghệ thuật kiến trúc của di tích
được phản ánh khá rõ nét thông qua việc bố trí mặt bằng kiến trúc của di tích.Tổng
thể mặt bằng của di tích được bố trí các bộ phận kiến trúc có chiều hướng cao dần
từ ngoài vào trong.Người xưa đã tận dụng khá triệt để yếu tố thiên nhiên để tạo
dựng nên những công trình xây dựng có giá trị nghệ thuật cao thông qua việc lợi
dụng chiều cao của sườn núi.
Chính vì vậy mặt bằng kiến trúc được bố trí hài hòa, đăng đối
ở đây vẫn tuân theo một nét đặc trưng của nghệ thuật kiến trúc truyền thống thường
được thể hiện theo khuynh hướng nghệ thuật cung đình, đền đài, miếu mạo.
Nghĩa là các bộ phận kiến trúc của di tích được tuân theo một
chuẩn mực nhất định của ý thức hệ quân quyền trong xã hôi phong kiến.
Một điểm đáng chú ý về nghệ thuật kiến trúc chứa đựng ở di
tích là chất liệu hay nói cách khác chất liệu sử dụng là vấn đề cơ bản quyết định
giá trị nghệ thuật để đảm bảo vừa có tính sử dụng lâu dài vừa có cả giá trị thẩm
mỹ.
Chất liệu sử dụng để phản ánh ghệ thuật kiến trúc của đền
Phùng Hưng chủ yếu là gỗ, gạch, ngói, xi măng.Việc sử dụng hệ thống giá chiêng,
kẻ chuyền, hệ thống cột kèo để tạo nên một khung nhà vừa chắc chắn có độ bền
cao lại vừa có giá trị thẩm mỹ. Điều đó chứng tỏ người xưa đã nắm bắt chính xác
hay nói đúng hơn là đã triệt để tận dụng những yếu tố về lực giằng, lực kéo, lực
nén và tải trọng của chất liệu gỗ.
Chính vì vậy đã tạo nên những bộ vì và nhiều vì kết hợp với
nhau tạo thành những khung nhà có độ bền vững khá cao, đủ sức chống chọi với
thiên tai gió bão.Điều đó được thể hiện khá rõ nét trong việc tạo dáng hệ thống
giá chiêng ở tòa Nghi môn thành hình tượng mặt hổ phù đang khuỳnh tay ngài ra 2
bên trong tư thế chống đỡ lại tải trọng của các bộ phận nóc nhà.
Với ý nghĩa trên khi nói về giá trị của nghệ thuật kiến trúc
một kiến trúc sư người Pháp tên là Ôguxtơ Pêrê đã khẳng định nguyên tắc như
sau:
“Người nào che dấu một bộ phận nào đó của kết cấu là tự mình
tước bỏ khả năng trang trí duy nhất hợp quy luật và tuyệt diệu của kiến trúc.
Giá trị nghệ thuật điêu khắc, trang trí
Đi sâu vào từng bộ phận kiến trúc cũng như qua việc khảo sát
các hiện vật ta càng thấy rõ giá trị nghệ thuật điêu khắc và trang trí của di
tích.
Hệ thống rồng, hổ phù, chim phượng được tạo dáng bằng nghệ
thuật điêu khắc ở trên các chi tiết xà, giá chiêng,hay ở trên bờ nóc, bờ đải của
mái nhà không chỉ có giá trị về mặt sử dụng mà còn tăng thêm vẻ đẹp cho toàn bộ
di tích.
Cái đẹp của di tích không chỉ làm phong phú về đề tài thể hiện,nói
lên được tâm tư quan niệm, ước mơ của con người trước thiên nhiên va trong cuộc
sống.Cái đẹp ở đây còn thể hiện đường nét điêu khắc tinh tế và tài nghệ thuật của
các bậc thợ ngày xưa.
Ngày nay trên các chi tiết của các công trình kiến trúc vẫn
còn giữ được những mỏng chạm bong kênh, chạm thủng, tạo nên những con vật trong
bộ “Tứ linh” “ Tú quý” được bàn tay người xưa sáng tác nên hết sức có “Thần”
Ngoài các chi tiết chứa đựng giá trị nghệ thuật điêu khắc đã
nêu trên hiện trong di tích còn lưu giữ được nhiều hiện vật bằng đá , bằng gỗ
có giá trị về nghệ thuật điêu khắc.
Trước hết phải nói đến hệ thống kiệu rồng , kiệu “mai luyện”
kiệu “long đỉnh” và 2 con voi đá.Những hiện vật trên là những tác phẩm nghệ thuật
có giá trị cao về mặt điêu khăc.
Từ 2 tảng đá to các nghệ nhân đã khắc chạm nên hình tượng 2
con voi những đường nét chạm khắc tài nghệ của người xưa đã tạo nên những bộ phận
chi tiết trên thân voi như vòi ,tai,mắt, mông..trông rất sinh động.Ngoài những
giá trị nghệ thuật kiến trúc,nghệ thuật điêu khắc tại di tích còn chứa đựng giá
trị nghệ thuật hội hạo.
Các bức họa được trang trí ở hệ thống cửa trước nhà trung điện.Hình
tượng thể hiện là hoa lá, chim phượng.Qua khảo sát những bức họa trên hệ thống
ván cửa ta thấy được phần nào sự phát triển và kế thừa về trình độ hội họa truyền
thống cũng như kỷ thuật pha chế màu sắc của người xưa khá cao.Mặc dù đã trải
qua gần 100 năm nhưng những đường nét màu sắc vẫn còn rất tươi mà vẫn dung dị mộc
mạc và đằm thắm.
Chính vì vậy khi đánh giá về những tác phẩm hội họa ngày xưa
các nhà nghiên cứu đã nhận xét:
“ Nhìn những màu sắc âý người ta liên tưởng đến một làn chèo
cổ, một giọng ngâm sa mạc được cất lên giữa không gian lồng lộng trời mây”
Những bức họa có độ màu bền vững là bởi những màu sắc thanh
nhã được pha chế với trình độ cao giữa các màu hòe, hiên chàm, đỏ …đã tạo nên
những đường nét và cảnh vật trong bức họa rất có thần và có độ bền vững lâu
dài.
Giá trị lịch sử khoa học nghệ thuật văn hóa của di
tích đền thờ Phùng Hưng chưa thể nói là đặc sắc nhất. Song với quy mô của di
tích và sự hiện diện của một số loại hình nghệ thuật và giá trị lịch sử đã nêu
trên giúp chúng ta hiểu thêm về tâm hồn của cư dân địa phương.
Điều đó phản ánh được sư giao lưu tính kê thừa của văn hóa
truyền thống dân tộc. Mặt khác phản ánh đời sống trí tuệ và khả năng cải tạo
thiên nhiên, đấu tranh xã hội, tạo lập nên một cuộc sống văn minh hun đúc nên một
truyền thống văn hóa Việt Nam có tính kế thừa và sáng tạo của cha ông ta thuở
trước.
Ngày nay di tích nằm trên một vùng đất được giới hạn bởi hệ
thống tường bao.Tổng thể kiến trúc của di tích nhìn chung còn tương đối nguyên
vẹn. Qua khảo sát các bộ phận kiến trúc ta thấy:
Các công trình kiến trúc còn lại đến ngày nay không phải được
khởi công xây dựng cùng một thời gian.
Các bộ phận kiến trúc đã có sư thay đổi, chỉnh sửa nhỏ. Mặc
dù hiện nay trong di tích không còn lưu giữ một tài liệu nào nói về thời gian
xây dựng cũng như thời gian tu sửa một số chi tiết các bộ phận của di tích. Đồng
thời thông qua việc tìm hiểu trong nhân dân và phương pháp so sánh đối chiếu với
các di tích khác được biết:
Di tích đền Phùng Hưng do nhân dân làng Quỳnh tụ xây dựng
lên.Dưới thời Nguyễn tuy ngày nay không có tài liệu ghi chép cụ thể về ngày
tháng khởi công va hoàn thành cũng như sự đóng góp và các tốp thợ….
Nhưng qua bài về dựng đền Phùng Hưng ngày nay còn lưu giữ tại
địa phương cho biết.Đền được làm dưới triều Nguyễn bài vè mở đầu như sau:
“Lục triều Minh mệnh cửu niên
Lập điện cầm quyền đổi sắc minh tân
Vua trách ân cần
Ba châu này có một
Bốn
huyện này có một …..”
Theo như bài vè cho biết thì đền được làm vào năm Minh Mệnh
thứ 9 (tức năm Mậu tý 1828).
So sánh và đối chiếu với nguồn tài liệu khác thì cho biết
chính xác rằng: đền không phải khởi công xây dựng vào thời Nguyễn (1828). Căn cứ
vào sắc phong cho đền làng Quỳnh tụ hiện còn giữ trong di tích thì có sắc phong
của triều vua Cảnh Hưng.
Sắc phong ghi rõ: Cảnh Hưng nguyên niên thất nguyệt, nhị thập
tứ nhật ( ngày 24/7 năm cảnh hưng thứ nhất).
Theo cuốn niên biểu lịch sử Việt Nam cho biết.Năm Cảnh
hưng thứ nhất là năm 1740 như vaayh đền Phùng Hưng thời gian khởi công cụ thể
vào ngày nào thì khó đoán định, nhưng chắc chắn là trước năm 1740 tức là dưới
triều vua Lê Hiển Tông.
Qua so sánh nghệ thuật kiến trúc và thời gian sắc phong ta
có thể khẳng định rằng: Bộ phận còn lại của thời Lê hiện nay là tòa Nghi môn,
còn hạ điện trung điện và thượng điện được làm lại vào năm 1928 dưới thời Nguyễn
như bài vè làm đền cho biết và đến đây ta có thể nói rằng:Năm 1928 là năm đền
Phùng Hưng được trung tu lớn cả về thời gian lẫn quy mô chính không phải là năm
khởi công xây dựng. Bài vè có ghi như sau:
Đền làm 4 huyện
Đã khắp vang lừng
Xã
mất của cũng ưng
Thợ thêm công cũng đáng
Đền làm 6 tháng (176 ngày)
Mới được thành công”
Ngày nay có những bộ phận kiến trúc đã hỏng do mưa nắng
thiên tai bão lũ lụt.Làm lại hoàn toàn là bộ phận kiến trúc cột nanh. Theo các
cụ già kể lại: Bộ phận kiến trúc cột nanh trước đây của di tích được xây dựng
hoàn toàn bằng đá xanh,nhưng do bị gió bão xô đổ cây gạo cổ thụ trước cổng đền
đập vào nên bị hỏng hoàn toàn. Năm 1983 nhân dân làng Quỳnh tự đã tổ chức xây dựng
lại bằng chất liệu vôi vữa và gạch. Trong lần tu sửa này do không ý thức được về
mặt khoa học bản tồn bảo tàng nên các cụ đã sửa lại cổng ra vào bằng cách
xây đá ngăn cách lối ra vào của di tích.
Do những lần tu sửa không ghi chép hơn nữa đền đã tồn tại một
thời gian tương đối lâu.Vì vậy ngày nay không có tài liệu ghi lại là di tích đã
trải qua bao nhiêu lần tu sửa. Nhưng qua hiện trạng kiến trúc di tích đồng thời
theo lời kể của các cụ cao tuổi trong làng ta có thể khẳng đinh: Những hiện trạng
kiến trúc ngày nay không phải là kết quả của một lần xây dựng, đồng thời di
tích đã có một lần tu sửa lớn vào năm 1928 (lần thứ 8).
Mặc dầu vậy, hiện trạng kiến trúc của di tích còn tương đối
nguyên vẹn. Không có tài liệu ghi chép cụ thể thời gian khởi công xây dựng đền
cũng như những lần tu sửa. Qua khảo sát so sánh với một số di tích khác về kiến
trúc, trang trí ta có thể đoán định là di tích được làm từ thời Lê Cảnh Hưng và
được trùng tu lớn vào thời Nguyễn.
Ngày nay do mưa bão gây ra nên một số ngói gốc của di tích
đã bị vở, một số chi tiết kiến trúc mảng chạm khắc của tòa Nghi môn bị hỏng, cần
thiết phải tu sữa cấp thiết để tránh tình trạng hư hỏng nặng
Đáng lưu ý là một số lượng ngói cần phải thay thế lớp ngói
tây.Để như vậy sẽ mất tính nguyên gốc va sự cổ kính của di tích.
Đối với di tích đền Phùng Hưng phương án phát huy tác dụng tốt
nhất là thành lập tiểu hội bảo vệ di tích mà nòng cốt là 80 cụ thành viên hội Bảo
thọ của 3 xã Quỳnh xuân, Quỳnh văn, Quỳnh tân. Đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của
ban văn hóa xã, biến di tích thành trung tâm sinh hoạt văn hóa lành mạnh của
các cụ hội Bảo thọ. Ngày lễ, ngày tết tổ chức các hoạt động văn hóa lành mạnh của
tập quán địa phương. Các khu vực, cây cảnh, cây xanh, giao cho các cụ trong hội Bảo
thọ quả lý, sử dụng.
Trước đây hàng năm tại di tích thường tổ chức lễ kỳ phúc đầu
năm vào ngày 11/3 âm lịch, nhân dân làng Quỳnh Tụ tổ chức lễ rước bài vị của
các vị thần từ đền ra đình làng sau đó lại rước về gọi là lễ hồi quy-yên vị.
Tổ chức hội rước là một hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian
mang tính dân tộc . Phản ánh đời sống của nhân dân tại vùng này, thông qua lễ kỳ
phúc hàng năm của di tích nên chăng tổ chức tốt lễ – hội thông qua đó tổ chức
nói chuyện lịch sử, truyền thống sâu rộng trong quần chúng nhân dân về thân thể
sự nghiệp của vị được thờ tại di tích.Trên cơ sở đó kêu gọi nhân dân phát huy
tinh thần bảo vệ di sản văn hóa bằng các hành động thiết thực như quên góp hòm
công đức …
Đó là hình thức tốt nhất phù hợp với tình hình thực tế và
phong tục tập quán của nhân dân địa phương.Đồng thời đó là điều kiện tốt để
nhân dân làm chủ di sả văn hóa, đáp ứng được nhu cầu tín ngưỡng với truyền thống
“ Uống nước nhớ nguồn” từ ngàn đời nay của dân tộc.
Trước đây các triều đại phong kiến Việt Nam đã có các sắc
phong ngày nay còn lưu giữ tại di tích, các sắc phong ghi rõ:
“ Sắc Nghệ an tỉnh Quỳnh lưu huyện Quỳnh tụ xã tòng tiền phụng
sự”
bảo tàng tổng hợp lập hồ sơ khoa học.UBND tỉnh lập tờ trình
đề nghị bộ VH-TT-TT công nhận xếp hạng đền thờ Phùng Hưng là di tích lịch sử Việt
Nam của nhà nước.
Những sắc phong đền Phùng Hưng
1 - Sắc : Nghệ an tỉnh, Quỳnh lưu huyện, Quỳnh tụ xã, tòng
tiền phụng sự nguyên tặng duệ bảo trung hưng linh phủ đệ nhị phủ vương Phương
Dung thánh nương công chúa tôn thần bảo quốc tỷ dân nậm trước linh ứng thiết
mông. Ban cấp sắc phong chuẩn hứa phụng sự tứ kim chính trị trẫm tứ tuần đại
khánh tiết kinh ban bảo thiệu ân lệ long đăng trật tước gia tặng trung hung thượng
đẳng thần đặc chuẩn phụng sự dụng chí quốc khánh nhi thần tự điền khiêm tai.
Khải định cửu niên thất
nguyệt nhị thập ngũ nhật
(Giáp tý 1924).
2 - Sắc Nghệ an tỉnh, Quỳnh lưu huyện, Quỳnh tụ xã tòng tiền
phụng sự, nguyên tặng duệ bảo trung hưng linh phủ Uyên hòa trinh tịnh uyển miện
cung phi tôn thần bảo quốc tỷ dân nậm trước linh ứng tiết mông ban cấp:
Sắc phong chuẩn hứa phụng sự tứ kim chính trị trầm tứ tuần đại
khánh tiết kinh ban bảo thiệu đàm ân lệ long đăng trật tước gia tặng trai trịnh
trung đẳng thần.Đặc chuẩn phụng sự chung chí quốc khánh nhi thân tự điền khâm
tai.
Khải định cửu niên thất
nguyệt nhị thập ngũ nhật
(Giáp tý 1924)
3 - Sắc hiệu linh đôn tịnh Cao sơn, Cao các chi Hộ quốc tỷ
dân nậm trước linh ứng tứ kim lịch ưng.
Mệnh diện niêm thần hưu khả gia tặng hiệu linh đôn tịnh hùng
tuấn chi thần nhưng chuẩn Quỳnh lưu huyện Quỳnh tụ xã y cựu phụng sự thần kỳ
tương hựu bảo ngã lê dân khâm tại.
Thiệu tự lục niên tứ
nguyệt nhị thật lục nhật
(Bính ngọ 1846)
4 - Sắc hiệu linh Cao sơn- Cao các chi thần hộ quốc tỷ dân nậm
trước linh ứng minh mệnh nhị thập thất niên tự ngã.
Thánh tổ nhân hoàng đế ngũ tuần đại khánh tiết khâm phụng bảo
chiêu đàm ân lệ long đẳng trật tứ kim lịch ưng cảnh mệnh điện niệm thân hữu khả
gia tặng hiệu linh đốn tịnh chi thần ưng chuẩn.Quỳnh lưu huyện,Quỳnh tụ xã y cựu
phụng sự thần kỳ tương hữu bảo ngã lê dân khâm tai.
5 - Sắc chỉ Nghệ an tỉnh, Quỳnh lưu huyện, Quỳnh tụ xã tòng
tiền phụng sự duệ bảo trung hưng linh phù Phương Dung thánh nương công chúa chi
thần,duệ bảo trung hưng linh phù Uyên Hòa trinh tịnh chi thần thiết kinh ban cấp.
Sắc phong chuẩn kỳ phụng sự duy tân nguyên niên tấn quang đại
lễ kinh ban bảo chiếu đài ân lệ long đẳng trật đặc chuẩn cựu phụng sự dụng chí
quốc khánh nhi thân tự điền khâm tai.
Duy tân tam niên bát
nguyệt thập nhất nhật
(Kỷ Dậu 1909)
6 - Sắc Nghệ an tỉnh, Quỳnh lưu huyện, Quỳnh tụ xã phụng sự,
Uyên hòa trinh tịnh chí thân nậm trước linh ứng hướng cai vị hựu dự phong tứ
kim lịch thừa cảnh mệnh điện niệm thần hưu trước phong vị duệ bảo trung
hưng linh phù chi thân chuẩn ưng cựu phụng sự thần kỳ tương hữu bảo ngã Lê dân
khâm tai.
Thành thái lục niên thất
nguyệt nhị thập ngũ nhật
(Giáp Ngọ 1894)
7 - Sắc: Nghệ an tỉnh, Quỳnh lưu huyện, Quỳnh tụ xã phụng sự
Phương Dung thành nương công chúa chi thần nậm trước linh ứng hướng lai vị hựu
dự phong tứ kim phi thừa cảnh mệnh điến niệm thần hưu trước phong vị đực bảo
trung hưng linh phù chi thần chuẩn ưng cựu phụng sự thần kỳ tương hữu bảo ngã
lê dân khâm tai.
Nhà nghiên cứu văn hóa
dân tộc Nguyễn Cảnh Thành
Tài liệu nghiên cứu năm
2018