Đền Quán Thánh, chữ cái tên là Trấn Vũ Quán, có từ đời Lý Thái Tổ (1010 - 1028), thờ Huyền Thiên Trấn Vũ, vị thần trấn giữ cửa ngõ phía Bắc thành Thăng Long xưa.
Bốn ngôi đền (Thăng Long tứ trấn) là:
Đền Bạch Mã - Bạch
Mã tối linh từ (trấn giữ phía Đông kinh thành);
Đền Voi Phục - Tây
trấn từ (trấn giữ phía Tây kinh thành);
Đền Kim Liên - Kim
Liên từ (trấn giữ phía Nam kinh thành);
Đền Quán Thánh -
Chân Vũ quán - (trấn giữ phía Bắc kinh thành).
Đền Quán Thánh xưa - Ảnh: Kl Nguyen''''''''''''''''s
Ba chữ Hán này được tạc trên nóc cổng tam quan. Tuy nhiên, trên bức hoành trong Bái đường vẫn ghi là Trấn Vũ quán. - Ảnh: joxeankoret
Đền Quán Thánh bên cạnh Hồ Tây, cùng với chùa Kim Liên và
chùa Trấn Quốc tạo nên sự hài hòa trong kiến trúc cảnh quan và trong văn hóa tâm
linh với cả khu vực phía Tây Bắc Hà Nội. Đền tọa lạc tại số 190 phố Quán Thánh,
phường Quán Thánh, quận Ba Đình.
Đền được xây dựng vào đầu thời nhà Lý. Từng trải qua nhiều đợt
trùng tu vào các năm 1618, 1677, 1768, 1836, 1843, 1893, 1941 (các lần trùng tu
này được ghi lại trên văn bia). Đợt trùng tu năm Đinh Tỵ niên hiệu Vĩnh Trị thứ
2 tức đời vua Lê Hy Tông. Trịnh Tạc ủy cho con là Trịnh Căn chủ trì việc xuất của
kho để di tạo Trấn Vũ Quán và pho tượng Thánh Trấn Vũ. Nghệ nhân trực tiếp chỉ
huy đúc tượng Thánh Huyền thiên Trấn Vũ là Vũ Công Chấn. Ông cho đúc tượng Huyền
thiên Trấn Vũ bằng đồng hun, thay cho pho tượng bằng gỗ trước đó. Năm Cảnh Thịnh
2 (1794) đời vua Quang Toản, viên Đô đốc Tây Sơn là Lê Văn Ngữ cho đúc chiếc
khánh đồng lớn (1,10 x 1,25m).
Vua Minh Mạng nhà Nguyễn khi ra tuần thú Bắc Thành cho đổi
tên đền thành Chân Vũ quán. Ba chữ Hán này được tạc trên trán cổng tam quan.
Tuy nhiên, trên bức hoành trong Bái đường vẫn ghi là Trấn Vũ quán. Năm 1842,
vua Thiệu Trị đến thăm đền và ban tiền đúc vòng vàng đeo cho tượng Trấn Vũ. Đền
được công nhận di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia đợt đầu năm 1962.
Có thể thấy người xưa chấp nhận cả hai cách viết và gọi là
Trấn Vũ quán và Đền Quán Thánh. Quán là Đạo Quán và là nơi thờ tự của Đạo Giáo,
cũng như chùa là của Phật giáo.
Ngay trước cửa đền là 4 cột trụ cao được xây dựng theo phong cách kiến trúc Đạo giáo cổ. - Ảnh: Đăng Định
Chánh điện đền Quán Thánh - Ảnh: Thomas
Lối vào với 3 cửa và hai tầng được xây
dựng trên những phiến đá lớn, và với một cái chuông đồng cao 1,5m ở trên
tam quan được đúc bởi vua Lê Hy Tông. Tiếng chuông này có câu:
“Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương”.
Qua cánh cổng là sân vườn rộng rãi với các bể cá và hòn non bộ trong sân.
Hòn non bộ trước chánh điện - Ảnh: Mark Wu Ltd
Voi phục tại sân chầu - Ảnh: Thomas
Ngôi
chùa sở hữu hai lớp: lớp ngoài cao và cửa võng. Cả hai bên đều treo
bảng chữ tạc bài thơ của vua Thiệu Trị khắc lên. Trong đó, nổi bật nhất
bên trong thánh điện là bức tượng đồng đen của Huyền Thiên Trấn Vũ cao
3.96m và nặng 4 tấn. Bức tượng xuất hiện như một đạo sĩ ngồi. Tay phải
cầm một thanh kiếm, được bao phủ bởi một con rắn chống đỡ vào lưng một
con rùa (con rắn tượng trưng cho sức mạnh, rùa tượng trưng cho tuổi
thọ). Với tính năng chạm khắc tinh vi và khéo léo, bức tượng được đề cập
đến như một tác phẩm nghệ thuật phản ánh kỹ thuật đúc đồng và trình độ
bậc thầy nghệ thuật tạc tượng của ông cha chúng ta trong thế kỷ 17.
Chính điện đền Quán Thánh - Ảnh: Calvin Wilhelm
Tượng Huyền Thiên Trấn Vũ - Ảnh: Valerie Savoca
Tượng ông Trùm Trọng - do các học trò của ông đúc và đưa vào bàn thờ trong đền Quán Thánh - Ảnh: Mark Wu Ltd
Ngoài
ra tại nhà bái đường còn một pho tượng nhỏ hơn, cũng bằng đồng đen,
nhiều người cho rằng đây là tượng ông Trùm Trọng, người thợ cả đã chỉ
huy việc đúc pho tượng Trấn Vũ.
Tượng các quan văn võ trong đền - Ảnh: Mark Wu Ltd
Trong đền còn có chiếc khánh bằng đồng
có chiều ngang 1,25m, chiều cao 1,1m được đúc vào thời chúa Trịnh (thế
kỷ 17 – 18) do đô đốc Lê Văn Ngữ bỏ tiền đúc - Ảnh: Nguyễn Thanh Quang
Bên
cạnh bức tượng đồng Trấn Vũ, đền Quán Thánh là nơi có nhiều tác phẩm
nghệ thuật chạm khắc trên cánh cửa, cột, dầm, và hơn 60 bài thơ câu đối
viết bằng chữ Hán. Tác giả của những bài thơ là những người trí thức cao
thời đó. Đáng chú ý, trên các yếu tố kiến trúc bằng gỗ của ngôi đền,
các chủ đề: dơi, cá, tre, hoa cúc, hoa mai, hoa, bầu rượu, thanh gươm,
cảnh của cuộc sống trần gian và thiên đàng... là điêu khắc sắc sảo và
chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi phong cách nghệ thuật thời Lê.
Cùng với đồ
cổ, đền thờ cũng đã được lưu trữ một số lượng lớn các tấm bia liên quan
đến sự phục hồi của nó. Bia lâu đời nhất có thể thuộc về Vĩnh Trị II
(1677), nói về sửa chữa chùa và đúc tượng.
Bia đình đền Quán Thánh - ghi các lần trùng tu đền - Ảnh: Đăng Định
Thánh Trấn Vũ là sự kết hợp hài hòa giữa thần Việt Nam (Thánh
đã giúp An Dương Vương trừ tà khi xây dựng thành Cổ Loa) và thần Trung Quốc
Chân Võ Tinh quân (vị Thánh coi giữ phương Bắc).
Tượng thờ thần Huyền Thiên Trấn Vũ trong đền được đúc bằng đồng
đen vào năm Vĩnh Trị thứ 2 (1677), đời Lê Hy Tông.
Tượng cao 3,96m, chu vi 8m, nặng 4 tấn tọa trên tảng đá cẩm
thạch cao 1,2m. Tượng có khuôn mặt vuông chữ điền nghiêm nghị nhưng bình thản,
hiền hậu với đôi mắt nhìn thẳng, râu dài, tóc xoã không đội mũ, mặc áo đạo sĩ
ngồi trên bục đá với hai bàn chân để trần. Bàn tay trái của tượng đưa lên ngang
ngực bắt ấn kiếm, bàn tay phải úp lên đốc kiếm, kiếm chống trên lưng rùa nằm giữa
hai bàn chân, quanh lưỡi kiếm có rắn quấn từ dưới lên trên. Rùa, rắn và kiếm là
biểu trưng của Huyền Thiên Trấn Vũ.
Theo như sự tích được ghi chép ở đền thì Huyền Thiên Trấn Vũ
là thần trấn quản phương Bắc đã nhiều lần giúp nước Việt đánh đuổi ngoại xâm. Lần
thứ nhất vào đời Hùng Vương thứ 6 đánh giặc từ vùng biển tràn vào, lần thứ hai
vào đời Hùng Vương thứ 7 đánh giặc Thạch Linh... Trong bản ghi chép còn có chi
tiết Huyền Thiên Trấn Vũ giúp dân thành Thăng Long trừ tà ma và yêu quái, giúp
An Dương Vương trừ tinh gà trắng xây thành Cổ Loa, diệt Hồ ly tinh trên sông Hồng
đời Lý Thánh Tông...
Pho tượng Huyền Thiên Trấn Vũ là một công trình nghệ thuật độc
đáo, đánh dấu kỹ thuật đúc đồng và tài nghệ của các nghệ nhân Việt Nam cách đây
3 thế kỷ.
Trải qua các triều đại, đền Quán Thánh đã được trùng tu nhiều
lần, nhưng về cơ bản thì không thay đổi nhiều, và được coi là một quần thể kiến
trúc đẹp ngày hôm nay. Đền Quán Thánh là một trong những điểm tham quan nổi tiếng
nhất Hà Nội và chỉ có thể du lịch Hà Nội đến đây du khách mới thấy hết vẻ đẹp về
kiến trúc và lịch sử vẻ vang của đền.
Ngoài nghệ thuật đúc đồng, Đền Quán Thánh còn nổi tiếng với
vẻ đẹp của nghệ thuật chạm khắc gỗ. Trên các bộ phận kiến trúc bằng gỗ của ngôi
Đền các đề tài như tứ linh, dơi, cá, tùng, trúc, cúc, mai, lẵng hoa, bầu rượu,
thanh gươm, cảnh sinh hoạt của trần gian và thượng giới… được chạm khắc một
cách tinh xảo mang đậm phong cách nghệ thuật thời Lê.
Không chỉ là một công trình có giá trị về mặt lịch sử và kiến
trúc, Đền Quán Thánh còn là nơi sinh hoạt tín ngưỡng văn hóa nổi tiếng của người
dân Hà Nội xưa và nay. Đền Quán Thánh là một di tích có giá trị về văn hóa, nghệ
thuật, kiến trúc và điêu khắc, nằm bên bờ Hồ Tây cùng với tiếng chuông Trấn Vũ
đã hòa nhịp vào thiên nhiên, góp phần tô điểm cho cảnh đẹp cổ kính, thơ mộng của
vùng du lịch Hồ Tây – Hà Nội.
Đền Quán Thánh tổ chức chính hội vào ngày 3/3 âm lịch hàng
năm.