Đền Sái nằm trên đỉnh ngọn Thất Diệu Sơn, giữa cánh đồng tiếp giáp với huyện Yên Phong (tỉnh Bắc Ninh), cách di tích Cổ Loa 15 km về phía bắc. Đền Sái thờ đức Huyền Thiên Trấn Vũ, tương truyền khi xưa là người giúp Vua An Dương Vương diệt trừ tinh gà trắng để xây thành Cổ Loa.
Đền Sái nằm trên núi Sái, một ngọn núi nổi lên giữa cánh đồng
mênh mông ven sông Cà Lồ. Theo các huyền tích, núi Sái là ngọn núi lớn nhất
trong bảy ngọn núi thiêng Thất Diệu Sơn ở thôn Thụy Lôi, xã Thụy Lâm, Đông Anh,
Hà Nội. 7 gò núi như 7 con rùa, trong đó con rùa đầu đàn là núi Sái.
Đền thờ thần Huyền Thiên Trấn Vũ (Chấp Minh, Chân Vũ, Trấn
Võ). Huyền Thiên Trấn Vũ là một trong những vị thần được thờ phụng phổ biến tại
Trung Quốc và các nước Á Đông. Đây là vị thần tượng trưng cho sao Bắc cực và
là thủy thần. Theo hầu Trấn Vũ là thần tướng Quy, Xà và Ngũ long thần tướng.
Đông Anh là vùng đất địa linh nhân kiệt, nơi lưu giữ
nhiều giá trị văn hóa đặc sắc từ thời An Dương Vương. Từ trung tâm huyện, đi
theo đường Đản Dị về xã Thụy Lâm sẽ đến khu di tích đền Sái, một điểm du lịch vừa
có ý nghĩa lịch sử, vừa có giá trị tâm linh đã được công nhận là di tích lịch sử
cấp quốc gia, được nhiều người biết đến.
Đền Sái nằm trên đỉnh ngọn Thất Diệu Sơn, giữa cánh đồng tiếp
giáp với huyện Yên Phong (tỉnh Bắc Ninh), cách di tích Cổ Loa 15 km về phía bắc.
Đền Sái thờ đức Huyền Thiên Trấn Vũ, tương truyền khi xưa là người giúp Vua An
Dương Vương diệt trừ tinh gà trắng để xây thành Cổ Loa.
Để ghi nhớ công ơn của đức ngài, nhà vua cho xây dựng ngôi đền
này. Sau khi Vua Lý Thái Tổ rời đô từ Hoa Lư về Thăng Long, nhà vua đã về đây để
cầu đức Huyền Thiên Trấn Vũ. Nhà vua xin rước bài vị về kinh thành. Huyền Thiên
Trấn Vũ được lập đền thờ tại Quán Thánh và trở thành một trong Thăng Long tứ trấn.
Đền Sái, nói cách khác là đền thờ gốc của đền Quán Thánh.
Đền Sái được xây dựng theo kiến trúc cổ của người Việt “tiền
Thần, hậu Phật”, vào khoảng cuối thời Lê, đầu thời Nguyễn. Tam quan đền còn gọi
là Ngũ môn quan do có ba cửa chính và hai cửa phụ. Trên cổng Tam quan có nhiều
hình long, ly, quy, phượng, rồng vờn mây, hổ phù được đắp nổi. Bước qua cổng
Tam quan là gác chuông ba gian, hai chái do dân làng dựng lên trên nền cũ đã bị
bom đạn của chiến tranh tàn phá.
Bên trên treo một chiếc chuông đồng lớn do nhân dân cung tiến.
Đi tiếp là nhà Kính thiên với sáu đầu đao cong vút, rồng mây tám mái mềm mại,
là một công trình kiến trúc tuyệt đẹp.
Giữa nhà Kính thiên là tấm bia đá có niên đại Chính Hòa năm
Tân Tỵ 1701, mang giá trị nghệ thuật và mang ý nghĩa lịch sử. Sau nhà Kính
thiên là nhà Tiền tế và nhà Tiền đường được dựng lại theo kiến trúc cổ của ngôi
đền khi xưa. Trong những công trình còn lưu giữ lại, thì hậu cung của đền là
công trình cổ nhất.
Những viên gạch lát nền của hậu cung là loại gạch cổ từ thời
Lê được trang trí nổi hình rồng. Chính giữa hậu cung là nơi thờ Huyền Thiên Trấn
Vũ. Bức tượng Ngài được trùng tu theo hình dáng cũ, vẫn giữ lại hầu hết những
đường nét khi xưa. Chùa Sái nằm sau đền, trong quần thể của khu di tích. Chùa
cũng là một trong những công trình cổ được di dời từ ngôi chùa cũ trong làng Thụy
Lôi, phục vụ việc chiêm bái của người dân sau những tàn phá của chiến tranh và
thời gian.
Những giá trị lịch sử và dấu tích còn lưu giữ lại ở đền Sái
đem đến cho khu di tích này dáng vẻ cổ kính, uy nghiêm mà ít khu du lịch tâm
linh nào hiện nay còn giữ lại được. Không chỉ thế, phong cảnh ở khu vực đền
cũng rất đẹp. Bao quanh khu đền là rừng cây xanh tươi với nhiều cổ thụ, ven con
đường dẫn ra sau rừng cây là những viên đá với hình thù kỳ lạ, không biết có tự
bao giờ.
Nếu về đây vào ngày 11 tháng Giêng, bạn sẽ được hòa vào
không khí của lễ hội Rước vua giả, một trong những lễ hội đặc sắc nhất của người
dân đồng bằng Bắc Bộ dịp đầu xuân, thưởng thức món giò mo độc đáo, hay món xôi
vò được nấu từ gạo nếp cái hoa vàng của vùng quê Thụy Lôi.
Ngày rằm, mồng một (âm lịch), từ sáng sớm, ta nghe thấy tiếng
chuông chùa vang lên giữa khu di tích từ trên đỉnh núi uy nghi, sẽ thấy tâm hồn
bỗng nhẹ đi, những muộn phiền cuộc sống như được buông bỏ. Ngày cuối tuần đến
đây, trong khói hương trầm, giữa tiếng xào xạc cây rừng, thoảng mùi hương ngọc
lan, vang đâu đây tiếng chim lảnh lót và những giai điệu bình dị của làng quê,
ta thấy thật bình an.
Theo truyền thuyết, vào thuở sơ khai, ngài là thần thú Rùa cổ
đại, tu hành thành vị thần Bắc Đẩu Tinh Quân trên Thiên giới, thuộc nhóm Tứ
linh (một khái niệm hình tượng trong thiên văn, triết học, phong
thủy,... phương Đông): Thanh Long của phương Đông; Bạch Hổ của
phương Tây; Chu Tước của phương Nam; Huyền Vũ của phương Bắc.
Huyền Thiên Trấn Vũ được thờ phụng ở nhiều nơi. Tượng thần
Chân Vũ thường được tạc dáng đang ngồi, tay trái bắt quyết, tay phải chống lên
thanh gươm; thanh gươm chống lên lưng rùa, có con rắn cuốn quanh.
Tương truyền, vua An Dương Vương (vua Việt Nam, trị vì
257 - 208 TCN / 208 - 179 TCN) xây thành Cổ Loa,
cứ ngày đắp, đêm lại bị đổ. Vua bèn lập đàn cầu khẩn, được Huyền Thiên Trấn Vũ
sai thần Kim Quy hiện ra mách kế giết kẻ phá thành là yêu ma Bạch Kê
Tinh. Sau đó, thành mới xây xong.
Tưởng nhớ công tích của Đức thánh, vua đã cho xây đền trên đỉnh
núi Thất Diệu để thờ. Đây cũng là nơi Huyền Thiên đã tu luyện và cũng được gọi
là Vũ Đương Sơn.
Hằng năm cứ đến tiết xuân, vua Thục Phán An Dương Vương lại
đưa quan quân về bái yết. Nơi này trở thành một hành cung, vì vậy còn có tên
là Kim Khuyết Cung.
Về sau, thấy đại giá đi lại làm hao phí thời giờ và tiền bạc
của dân, nên vua giao cho dân Thụy Lôi thay mặt mình thực hành nghi lễ cúng tế.
Ngày nay, hằng năm dân làng lại chọn ra người có đủ tài đức đóng vai vua và các
quan tứ trụ cận vệ để rước vào ngày 11 tháng giêng.
Lễ hội Rước vua đền Sái, Đông Anh, Hà Nội
Vua Lý Thái Tổ (hoàng đế sáng lập nhà Lý, trị vì năm 1009 –
1028) sau khi dời đô ra Thăng Long, đã đến núi Sái cầu Huyền Thiên và sinh được
hoàng tử. Thấy công đức của Huyền Thiên rất to lớn, nhà vua đã cho xây đền Trấn
Vũ (tức đền Quán Thánh) ở phía Bắc kinh thành, xin rước hiệu duệ Huyền Thiên về
đó để thờ. Từ đấy, Huyền Thiên trở thành vị thần trấn Bắc trong "Thăng
Long tứ trấn".
Đây là khái niệm xuất hiện trong dân gian để chỉ về bốn ngôi
đền thiêng trấn giữ các phương của thành Thăng Long: Trấn Đông
là đền Bạch Mã tại phố Hàng Buồm, thờ thần Long Đỗ - thành
hoàng Hà Nội; Trấn Tây là đền Voi Phục hay đền Thủ Lệ tại Công
viên Thủ Lệ, thờ Linh Lang - một hoàng tử thời nhà Lý; Trấn Nam
là đền Kim Liên tại phường Phương Liên, Đống Đa, thờ Cao Sơn Đại
Vương; Trấn Bắc là đền Quán Thánh hay đền Trấn Vũ tại đường Thanh Niên, thờ Huyền
Thiên Trấn Vũ.
Đền Sái nằm trên đỉnh núi Sái, có bố cục hướng Nam với
nhiều hạng mục công trình: Nghi môn, Gác chuông, Kính Thiên, Tiền tế,
Chính điện, chùa, nhà Mẫu và các công trình phụ trợ khác.
Sơ đồ mặt bằng đền Sái, Đông Anh, Hà Nội
Phối cảnh tổng thể đền Sái, Đông Anh, Hà Nội
Nghi môn
Phía trước Nghi môn là sân trước đền, bao quanh bởi cánh đồng
lúa. Chính giữa trục của sân trước đền có một bức đại tự bằng đá. Hai bên sân
có hai ao hình tròn, có tên là Ao Tiên.
Nghi môn đặt trên sườn đồi. Từ đường lên tới Nghi môn phải
qua một hệ thống bậc với 15 bậc chính và hai dãy bậc nhỏ hai bên. Phân cách giữa
dãy bậc chính và dãy bậc phụ hai bên là lan can đá chạm hình tượng rồng.
Nghi môn (Ngũ môn quan) đền Sái tạo thành một khối cổng có tới
5 lối ra vào.
Khối cổng chính giữa tương tự như tam quan của các ngôi đình, đền khác với cổng
chính rộng, mái chồng diêm 2 tầng, 8 mái. Phân chia 3 cổng là trụ tường, thân
trụ có các ô câu đối.
Giới hạn hai bên của khối cổng chính là 2 trụ biểu mỗi bên.
Hai trụ biểu phía ngoài, đỉnh trụ trang trí con nghê chầu; Hai trụ biểu phía
trong, đỉnh trụ trang trí tứ phượng. Cả 4 trụ biểu có thân trụ phía trên
trang trí các ô lồng đèn, phía dưới trang trí câu đối, đế thắt dạng cổ bồng. Giữa
trụ biểu và cổng là mảng tường trang trí hình tượng voi. Hai cổng phụ hai bên
nhỏ, có mái che. Rìa của cổng phụ cũng có 2 trụ biểu nhỏ, trang trí đơn giản.
Phía trước Nghi môn đền Sái, Đông Anh, Hà Nội
Ngũ môn đền Sái, Đông Anh, Hà Nội
Sân đền, Gác chuông và tòa Kính Thiên
Sân đền sau Nghi môn được chia thành nhiều bậc thềm, lên cao dần. Giữa các bậc
thềm là hệ thống bậc cho người đi lại.
Gác chuông nằm trên một bậc thềm cao, phía sau Nghi môn.
Công trình 3 gian, 2 chái, cao 2 tầng, theo kiểu chồng diêm với 8 mái; bốn phía
không có tường bao quanh; các cột chính bằng gỗ, riêng 4 cột góc xây gạch. Công
trình mới được phục dựng lại từ năm 1989. Trên gác treo quả chuông đúc vào
thời vua Thành Thái (hoàng đế thứ 10 triều Nguyễn, trị vì 1889- 1907). Một bên
của Gác chuông còn treo một chiêng đồng.
Tòa Kính Thiên nằm trên một bậc thềm cao hơn bậc thềm đặt
Gác chuông, sát phía trước tòa Tiền tế. Công trình có mặt bằng hình vuông; mái
chồng diêm; 2 tầng 8 mái; 4 cột trong bằng gỗ; 4 cột góc xây gạch. Chính
giữa tòa Kính Thiên là tấm bia hình trụ có tên “Huyền Thiên Đạo Quán”, dựng năm
1701. Bốn mặt bia đều khắc chữ, ca ngợi cảnh đẹp vùng núi Sái, lịch sử và công
đức của Đức thánh Huyền Thiên Trấn Vũ…và các vị có công trong việc xây dựng đền.
Từ Nghi môn qua bậc thang tới sân đền với Gác chuông, đền Sái, Đông Anh, Hà Nội
Gác chuông đền Sái, Đông Anh, Hà Nội
Bên trong Gác chuông đền Sái, Đông Anh, Hà Nội
Từ Gác chuông qua hệ thống bậc dấn đến Nhà bia hay tòa Kính Thiên, đền Sái, Đông Anh, Hà Nội
Nhà Bia hay tòa Kính Thiên, đền Sái, Đông Anh, Hà Nội
Bia hình trụ có tên “Huyền Thiên Đạo Quán” trong tòa Kính Thiên, đền Sái, Đông Anh, Hà Nội
Tiền tế
Tòa Tiền tế đặt trên một bậc thềm cao hơn bậc thềm đặt tòa Kính Thiên. Công trình mới được trùng tu năm 1999, gồm 5 gian, 4 mái.
Tòa Tiền tế đặt trên một bậc thầm cao dần lên so với Nhà bia và Tháp chuông, đền Sái, Đông Anh, Hà Nội
Nội thất tòa Tiền tế, đền Sái, Đông Anh, Hà Nội
Chính điện
Chính đền Sái nằm kề liền tòa Tiền tế, có cấu trúc mặt bằng kiểu “chữ công” hay chữ H, gồm Tiền đường (Bái đường), Thiêu hương và Hậu cung (Chính ngự).
Tòa Tiền đường 5 gian, 4 mái, Hậu điện 3 gian, 4 mái, tòa Thiêu hương 1 gian đặt dọc nối liền tòa Tiền đường và Hậu cung.
Nền nhà Hậu cung vẫn còn lưu lại những viên gạch lát cổ, mặt gạch có dạng vân rồng.
Ban thờ Hậu cung có tượng Huyền Thiên Trấn Vũ, là tượng đất, nhưng rất to lớn bề thế, cao 2,25m, đường kính 0,9m, một chân đạp lên lưng rùa, chân kia dẫm lên lưng con rắn. Phía sau tượng Huyền Thiên Trấn Vũ là các pho tượng hầu cận nhỏ hơn và bàn thờ thân phụ, thân mẫu của Ngài.
Một góc tòa Tiền đường, phía sau tòa Tiền tế, dền Sái, Đông Anh, Hà Nội
Ban thờ bên trong tòa Tiền đường (Bái đường) đền Sái, Đông Anh, Hà Nội
Tượng thánh Huyền Thiên Trấn Vũ trong Hậu cung (Chính ngự) đền Sái, Đông Anh, Hà Nội
Trong đền Sái còn lưu giữ được nhiều di vật, đồ thờ thời Hậu
Lê (thế kỷ 17- 18).
Chùa và nhà Mẫu
Đền Sái được xây dựng theo kiểu “Tiền Thần, hậu Phật”.
Phía sau Chính điện là nhà Phật, hay chùa Thích Ca. Công trình được xây dựng
cùng thời với đền Sái, có mặt bằng hình “chữ đinh” hay chữ T, gồm tòa Bái đường
5 gian và tòa Hậu đường 2 gian.
Ngoài ra, phía sau đền Sái còn có các công trình thờ Mẫu Tam
Phủ như nhà Mẫu, Lầu cô, Lầu cậu…
Phía Đông Bắc của đền Sái có giếng Tiên, là một hốc đá nằm
bên trong một tảng đá chứa đầy nước.
Hòn đá với hốc đá - Giếng Tiên, đền Sái, Đông Anh, Hà Nội
Đền Sái, Thụy Lâm, Đông Anh, Hà Nội là một ngôi đền nổi tiếng
của đất Kinh Kỳ, gắn liền với sự tích của Đức Thánh Huyền Thiên Trấn Vũ; tục
lệ chọn người đóng và rước vua Thục Phán.
Đặng Tú, Bộ môn KTCN, ĐHXD