Theo thần tích Nàng A là Tả tướng quân của Hai Bà Trưng, thống lĩnh Thủy Quân vậy bà không khác gì Ả Lã Nàng Đê, mà còn gọi là Công Chúa tức là con cháu vua Hùng.
Thần tích của Bà ở Đền Nhật Chiêu, Yên Lạc, Vĩnh Yên cho
hay: Bấy giờ, bọn tay sai nhà Hậu Hán định bắt Nàng A dâng nạp cho quan đô hộ để
lấy thưởng, Nàng A đành bỏ làng vào núi để tu, cũng là để tạm lánh bọn ác quỷ.
Từ đó, Nàng A có đạo hiệu là Ni cô Khâu Ni. Nơi Ni cô Khâu
Ni tu hành nay chính là chùa Huyền Cổ... Như vậy bà cũng là phật tử đi tu giống
hệt tích Nhị vua Hai Bà Trưng ở Chùa Bối Linh cách nơi đây không xa. Và tên
làng Nhật Chiêu chính là chỉ ra mối liên quan tới dòng Lạc Long Quân như ở cung
Nhật Chiêu, Nhật Tân.
Thần tích ghi tiếp: ... Mọi người gọi nàng là sư cô Khâu Ni.
Bấy giờ Khâu Ni mới rõ chí nguyện của mình. Mọi người nô nức tán đồng, cùng
nhau rèn đúc vũ khí, chuẩn bị lương thực. Khâu Ni hướng dẫn cho mọi người tập
luyện không những các môn võ nghệ mà cả các trận pháp, từ đánh bộ đến đánh thủy
đều rất thông thạo.
Được tin Hai Bà Trưng cũng đang ráo riết chuẩn bị lực lượng
cho một cuộc khởi nghĩa lớn, Khâu Ni lập tức đem toàn bộ lực lượng của mình về
ra mắt Hai Bà. Hai Bà Trưng rất vui mừng, liền phong cho Khâu Ni làm Tả Tướng.
Bà được giao chỉ huy đội thủy quân.
Khi ra trận, trên chiến thuyền của Khâu Ni có một chiếc trống
lệnh rất lớn. Mỗi khi tiếng trống đổ hồi, thuyền quân ta lao vun vút, quan sĩ
gươm giáo tuốt trần nhất tề xông vào thuyền giặc, làm cho chúng kinh hoàng bạc
vía phải chạy tan tác. Tả tướng Khâu Ni là một trong những vị tướng có công rất
lớn trong trận đánh quyết định vào thành Luy Lâu, Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh,
khiến cho tướng giặc là Tô Định bị đại bại, phải vất bỏ ấn tín, cạo râu, cạo
tóc mà tháo chạy về Trung Quốc.
Nhờ công lao này, Nàng được Trưng Nữ Vương phong làm Khâu Ni
Công Chúa và cho được cai quản vùng đất nay tương ứng với Yên Lạc. Bà lại dẫn
quân bản bộ về quê làm ăn sinh sống.
Ấp Nhật Chiêu, nay là xã Liên Châu, huyện Lạc Yên, tỉnh Vĩnh
Phú, là nơi bà Khâu Ni đóng bản doanh. Tại đây bà cho lập đồn trại và sửa sang
lại ngôi chùa trước kia bà đã từng tu luyện, rồi cho treo chiếc trống trận ở
đó. Vì thế chùa này đến nay vẫn gọi là chùa trống.
Nhưng sau ngày đại thắng chưa được bao lâu thì Khâu Ni Công
Chúa đã lâm bệnh rồi qua đời. Để khắc ghi công trạng và ân đức của Khâu Ni Công
Chúa, nhân dân ở nhiều địa phương nay thuộc tỉnh Vĩnh Phúc đã lập đền thờ Bà.
Truyền thuyết kể lại ngày 6 tháng Giêng âm lịch, công chúa
Khâu Ni nhân được mùa bèn mở hội khảo thưởng quân dân, bỗng có đám mây vàng bay
xuống, công chúa bước lên rồi biến mất. Từ đó dân vùng Bạch Hạc (Việt Trì) và
Nhật Chiêu (Yên Lạc) mỗi năm đều lấy ngày 6 tháng Giêng làm ngày mở lễ hội (
cũng trùng với hội Mê Linh), đền Tam Giang Thượng ở Bạch Hạc là nơi mở hội
chính.
Chính vì bà Quách A đi tu nên ở Ngã Ba Hạc thì Chùa Đại Bi mới
là công trình chính từ xưa, còn Đền Tam Giang nhỏ cũ bên cạnh theo ghi trên giới
thiệu thờ:
Đức Thánh Cả (Thổ Lệnh Cao Quan Bạch Hạc Đại Vương)
Đức Thánh Bà (Thánh Mẫu đức sinh Thánh Quách A Nương)
Đức Thánh Hai ( Chiêu Văn Vương Tả Thánh Thái Sư Trần Nhật
Duật)
Ở nơi đây Thần tích và các tín ngưỡng Phật giáo cùng Mẫu đan
xen nên gây ra rất khó xác định. Như vậy Đền Tam Giang và Chùa Đại Bi là thờ
Thánh Tam Giang, Thánh Mẫu Tam Giang được lồng vào Mẫu của Quách A Nương và Trần
Nhật Duật.
Nhưng Đền gốc thờ Thánh Tam Giang và Mẫu là ở Đền Thượng Thọ
cách không xa, nơi có sắc phong Bát Hải Long Vương. Còn chỗ Chùa Đại Bi xưa có
Chùa và Đền thờ Trần Nhật Duật với bức tượng bên sông và dấu chân của Thánh Tam
Giang mới phục dựng.
Nay ở đây xây thêm đền mới nhưng tượng đề Quan Đệ Tam, ban
ngoài là công đồng, còn phía sau là một tượng mẫu mới như Mẫu Âu Cơ hay giống mẫu
bên đền Tiên Cát, và phục luôn cả ngôi đình bên cạnh.
Còn Đền Thượng Tam
Giang thờ Thánh Mẫu Quách A Nương, hình trong ảnh, nay cũng tứ phủ hóa. Như vậy
rất dễ lẫn các nơi với nhau. Đua Thuyền Bạch Hạc cũng là phương thức luyện Thủy
quân của nhị vua Hai Bà Trưng.
Khu di tích lịch sử Đền Bạch hạc Tam Giang