Đền Thanh Liệt được xây dựng vào cuối đời Hậu Lê. Các vị thần
được thờ tại đền hầu hết gắn liền với miền sông nước như: Thuỷ Phủ Phù Tang Cam
Lâm Đại Đế, Thuỷ Quốc Động Đình Quân, Tiên Sư Hà Bá Thuỷ Quan Long Vương Chúa Tể,
Thuỷ Tinh Phu Nhân, Đào Bá Công Chúa Quế Thánh Nương, Long Vương Chúa Tể Thuỷ Tộc,
Thuỷ Phủ Ngũ Vị Hoàng Vương, Bản Thổ Tích Phúc Thuỳ Hưu, Sơn Liêu Độc Cước, Sát
Hải Đại Vương Hoàng Tá Thôn, Nguyễn Biểu.
Đền có các công trình: nghi môn, bái đường, hạ, trung, thượng điện, tả, hữu vu. Trải qua nhiều lần tu tạo, đền vẫn giữ được kiến trúc xưa. Trên khung gỗ nhuốm màu thời gian của các công trình được điêu khắc, chạm trổ đẹp. Trong ảnh: Gian chính và trên những xà nhà của bái đường được chạm khắc ấn tượng với nhiều hoa văn và những chữ Hán lớn. Ảnh: Huy Thư
Những chi tiết gỗ trên hạ điện và trung điện được chạm khắc “tứ linh", "tứ quý” với những đường nét mềm mại, uyển chuyển. Mỗi điện, trên đầu cột trốn có 2 đầu dư được chạm lộng thành những rồng ngậm ngọc. Ảnh: Huy Thư
Cận cảnh đầu rồng gác cột trốn trong trung điện. Ảnh: Huy Thư
Nét đẹp độc đáo của đền Thanh Liệt không chỉ thể hiện ở phần gỗ với nghệ thuật điêu khắc tinh xảo, mà trên mái ngói của các điện thờ cũng được trang trí hấp dẫn với những hình lưỡng long chầu nguyệt sống động. Rất tiếc, do công trình đang xuống cấp nên một số chi tiết, bộ phận đã bị mối, mọt, rụng, gãy...Ảnh: Huy Thư.
Hình ảnh rồng vờn mây được đắp nổi trên tắc môn. Ảnh: Huy Thư.
Đặc biệt tại đền còn lưu giữ một chiếc thuyền rồng độc đáo. Thuyền làm bằng gỗ với kích thước lớn, phía trên có thiết kế ngai thờ, xung quanh được chạm trổ đẹp. Thuyền cổ chỉ được đưa ra khỏi đền mỗi khi di tích tổ chức lễ hội truyền thống. Ảnh: Huy Thư
Chiếc thuyền rồng cổ tại đền Thanh Liệt gắn liền với nhiều huyền thoại của cả một miền sông nước. Trên chiếc thuyền này, đầu rồng ngậm ngọc phía trước được chạm trổ rất công phu. Ảnh: Huy Thư
Trong lễ rước hến trên sông Lam, thuyền rồng cổ mang ý nghĩa tâm linh được người dân để ngự trên thuyền lớn. Ảnh: Huy Thư
Ngoài ra, trong đền Thanh Liệt còn lưu giữ số lượng lớn hiện vật là những đồ tế khí cổ kính có giá trị như kiệu, long ngai, lư hương, bát bửu, loa... Ảnh: Huy Thư
Một chiếc mũ thờ, trải qua hàng trăm năm vẫn rực sáng màu đồng. Ảnh: Huy Thư
Hàng trăm năm tồn tại, đền đã xuống cấp nghiêm trọng. Sau hơn 1 năm trùng tu, tôn tạo với kinh phí hàng chục tỷ đồng, đền đã có diện mạo mới khang trang. Khuôn viên đền đã mở rộng hơn trước (12.600 m2) xung quanh xây tường bao chắc chắn, phía bờ sông có cổng vào, bên trong có sân khấu lễ hội. Ảnh: Huy Thư
Nghi môn và tắc môn cổ đền Thanh Liệt là công trình nghệ thuật độc đáo, dịp này được tu bổ, sơn trắng và vẽ màu các bức phù điêu. Ảnh: Huy Thư
Hệ thống điện thờ chính được xây dựng khang trang gồm 4 tòa: Bái đường, hạ, trung, thượng điện theo kiến trúc truyền thống. Ảnh: Huy Thư
Giữa tòa hạ điện và trung điện còn có tả vu và hữu vu khép kín tạo thành sân lộ thiên ở giữa và 2 lối đi 2 bên. Ảnh: Huy Thư
Trên các tòa điện, phù điêu hình rồng, mặt hổ phù, đầu đao... được đắp, tạc một cách sinh động, uyển chuyển. Ảnh: Huy Thư
Ngoài hệ thống điện thờ, trong khuôn viên đền Thanh Liệt có nhiều ngôi nhà khác mới được xây dựng như nhà khách, nhà kho, nhà bếp... Ảnh: Huy Thư
Được biết đợt trùng tu này kéo dài từ cuối năm 2022 đến nay, với nguồn kinh phí hàng chục tỷ đồng, có sự đóng góp của nhiều mạnh thường quân. Hiện một số hạng mục nhỏ lẻ vẫn đang tiếp tục được xây dựng. Ảnh: Huy Thư
Đền Thanh Liệt đã được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa - kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia năm 1997. Tại đền còn lưu giữ nhiều đồ tế khí cổ kính, quý hiếm. Ảnh: Huy Thư
Trong
quá trình trùng tu, những mảng chạm khắc trên gỗ có giá trị được bảo
tồn, gìn giữ, một số đồ tế khí được gia công sơn sửa lại. Ảnh: Huy Thư
Đền Thanh Liệt gắn với lễ rước hến nổi tiếng. Lễ hội Đền Thanh Liệt được tổ chức hàng năm vào 2 ngày 5 và 6 tháng 2 Âm lịch, thể hiện tinh thần uống nước nhớ nguồn, lòng biết ơn các vị phúc thần, mang đậm sắc thái văn hóa miền sông nước vùng hạ lưu sông Lam. Lễ hội đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2018. Ảnh: Huy Thư
Năm nay, Lễ hội Đền Thanh Liệt sẽ diễn ra trong 2 ngày 14-15/3/2024 với nhiều chương trình hấp dẫn. Ngoài phần lễ truyền thống được chuẩn bị chu đáo, phần hội sẽ có thi đấu thể thao, các trò chơi dân gian. Trẩy hội đền Thanh Liệt là dịp để du khách muôn phương về với Hưng Nguyên, trải nghiệm, khám phá vùng đất có truyền thống văn hóa, yêu nước và cách mạng, nơi đã sản sinh, nuôi dưỡng nhiều bậc hiền tài, khoa bảng, nhiều tấm gương kiên trung nghĩa liệt đã làm rạng danh quê hương, đất nước. Ảnh: Huy Thư
Đền Thanh Liệt đã được công nhận là Di tích Lịch sử văn hóa – kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia năm 1997. Mới đây, Lễ hội đền Thanh Liệt cũng đã vinh dự được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia năm 2018. Ảnh: Huy Thư
Nguồn: Báo Nghệ An