Trải qua bao biến cố, thăng trầm, Đền thờ An Dương Vương và công chúa Mỵ Châu (phường Quảng Châu, TP Sầm Sơn) vẫn trường tồn, nét văn hóa tinh thần bền vững với thời gian của người dân Thanh Hóa.
Đền thờ thuộc địa phận làng Bình Hòa, phường Quảng Châu, TP. Sầm Sơn,
xưa kia là làng Bình Hòa thuộc xã Bình An, tổng Cung Thượng, huyện Quảng
Xương, phủ Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa.
Đền thờ gắn liền với câu chuyện bi thương của nhà vua trên đường trốn
chạy sự truy sát của quân địch, ngài có đánh rơi một chiếc đai vàng ở
cánh đồng ngay trước chỗ đền thờ ngày nay.
Được biết, ngôi đền đã được xây dựng cách đây khoảng 600 năm.
Bên cạnh đền thờ An Dương Vương còn có đền thờ công chúa Mỵ Châu. Ngôi
đền được kiến trúc theo hình chữ đinh, bao gồm nhà tiền đường, chính
tẩm.
Theo truyền thuyết An Dương Vương và Mỵ Châu – Trọng Thủy kể lại rằng:
Vì cả tin vào tình yêu, công chúa Mỵ Châu – người con gái được Thục phán
An Dương Vương hết mực thương yêu đã “vô ý” trao nỏ thần vào tay Trọng
Thủy – con trai của Triệu Đà, kẻ luôn có dã tâm xâm lược đất nước Âu Lạc
khiến cho thành Cổ Loa thất thủ. Để tránh sự truy sát của quân giặc,
Thục phán An Dương Vương đã phải vội vã lên ngựa, mang theo công chúa Mỵ
Châu chạy trốn về phía biển.
Hy vọng Trọng Thủy sẽ đi tìm mình, công chúa Mỵ Châu đã rải những chiếc
lông ngỗng dứt ra từ áo của mình suốt dọc đường đi để ngầm báo hiệu. Khi
cha con An Dương Vương chạy đến bờ biển, đức vua cầu khấn thần Kim Quy
giúp đỡ. Từ phía biển, thần Kim Quy hiện lên, nói lớn: Kẻ ngồi sau lưng
ngài chính là giặc đó. Nhà vua lập tức hiểu ý thần Kim Quy, liền vung
gươm chém chết Mỵ Châu, sau đó được thần Kim Quy rẽ sóng đi xuống biển.
Còn Trọng Thủy nhờ lần theo dấu lông ngỗng đã tìm đến bên bờ biển nhưng
đau xót khôn nguôi khi thấy xác Mỵ Châu nằm đó. Trọng Thủy đưa xác Mỵ
Châu về chôn trong thành Cổ Loa, sau đó nhảy xuống giếng mà Mỵ Châu
thường tắm.
Truyền thuyết An Dương Vương và công chúa Mỵ Châu - Trọng Thủy không đơn
thuần là sản phẩm từ trí tưởng tượng phong phú của dân gian mà dựa trên
tư liệu lịch sử.
Để tưởng nhớ công lao của An Dương Vương và tỏ lòng thương cảm với công
chúa Mỵ Châu, nhiều nơi trên đất nước ta người dân xây dựng đền, quanh
năm thành kính thờ phụng.
Truyền thuyết An Dương Vương và công chúa Mỵ
Châu - Trọng Thủy không đơn thuần là sản phẩm từ trí tưởng tượng phong
phú của dân gian mà dựa trên tư liệu lịch sử.
Hiện trong đền còn lưu giữ được tư liệu, hiện vật có giá trị lịch sử,
văn hóa, nghệ thuật như: 16 đạo sắc phong từ thời Lê Trung Hưng đến thời
Nguyễn, các bài văn tế thần, tập văn thúc ước làng Bình Hòa và một số
đồ thờ tự như long cung, long ngai, bài vị, kiệu bát cống, hương án, bát
biểu, đại tự, câu đối...
Hàng năm, tại đền thờ diễn ra 4 kỳ lễ lớn: Mùng 6 tháng giêng (ngày đức
vua lên ngôi); lễ cầu phúc (mùng 1 tháng 2); Húy kỵ 11 tháng 3 (ngày mất
của vua) và lễ vào tháng 7 âm lịch (ngày sinh đức vua).
Năm 1997, đền thờ An Dương Vương và công chúa Mỵ Châu đã được công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia.
Trải qua quá trình biến thiên của thời gian, nhiều hạng mục trong ngôi đền đã xuống cấp nghiêm trọng.
Được biết, năm 2018 UBND tỉnh Thanh Hóa đã có văn bản về chủ trương đầu
tư dự án tu bổ, tôn tạo và phát huy giá trị di tích đền thờ An Dương
Vương và Mỵ Châu, phường Quảng Châu, TP. Sầm Sơn.
Trong 2 ngày mùng 5 và mùng 6/3, phường Quảng Châu tổ chức lễ hội truyền thống đền thờ Đức vua An Dương Vương và công chúa Mỵ Châu. Đây là lễ hội được tổ chức thường niên vào dịp mùng 1 tháng 2 âm lịch hàng năm nhằm tưởng nhớ những người khai quốc, xây dựng đất nước; cầu cho quốc thái dân an, mọi nhà đều gặp may mắn, hạnh phúc trong năm mới.
Năm 1993, cấp ủy, chính quyền cùng nhân dân địa phương đã trùng tu lại đền với các hạng mục: Thượng cung, Trung điện, Tiền đường, đền thờ công chúa Mỵ Châu, đền thờ Mẫu, đền thờ Bác Hồ... với tổng diện tích gần 4000m2. Năm 1997, đền thờ An Dưong Vương và công chúa Mỵ Châu được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia.
Lễ hội truyền thống đền thờ Đức vua An Dương Vương và công chúa Mỵ Châu được tổ chức trang trọng, gìn giữ và khôi phục nhiều nét văn hóa và trò chơi dân gian truyền thống như: nghi thức rước kiệu; tế lễ tưởng nhớ công lao vua Thục Phán An Dương Vương; thi gói bánh chưng, bắn cung, cờ tướng, bịt mắt bắt vịt đồng và giao lưu nghệ thuật quần chúng…