Đền thờ các nữ tướng của Nhị vua Hai Bà Trưng trên Đất Tổ Đền thờ các nữ tướng của Nhị vua Hai Bà Trưng trên Đất Tổ Những ngày tháng 10, trong tiết trời mùa thu se se lạnh, chúng tôi về thăm hai ngôi đền dọc triền sông Hồng trên vùng đất Tổ Phú Thọ, nơi thờ các nữ tướng của Hai Bà Trưng. Đó là những ngôi đền biểu tượng cho lòng yêu nước, chống giặc ngoại xâm của người dân đất Việt trong những năm tháng Hai Bà Trưng ra lời hiệu triệu, phất cờ khởi nghĩa. Đền Nghè Văn Lang Tọa lạc bên hữu ngạn sông Thao trên một dải đất phù sa màu mỡ, đền Nghè Văn Lang (Hạ Hòa, Phú Thọ), ngôi đền rêu phong, cổ kính, thờ hai vị tướng giỏi của Hai Bà Trưng có công đánh đuổi giặc, bảo vệ bờ cõi. Trong đó, có nữ tướng Lê Ả Lan. Ngược dòng lịch sử, theo huyền tích và ngọc phả lưu lại đình Văn Lang kể lại, từ thời xa xưa, vợ chồng ông bà họ Lê từ vùng Đường Lâm thuộc đất Phong Châu hiếm muộn về con cái nên đã ngược dòng sông Thao (khu vực Phú Thọ) đến ngôi đền Nam Sang trang Văn Lang thuộc đất Thao Giang để cầu tự. Đến ngôi đền thiêng, ông bà họ Lê ngủ tại đền một đêm, đêm đó, bà vợ nằm mộng thấy có một người đàn bà đến đưa cho một cành hoa. Sau một thời gian, ông bà đã sinh được một gái và một trai, đặt tên là Ả Lan và Anh Tuấn. Hai chị em lớn lên đều khôi ngô tuấn tú, thông minh và khỏe mạnh lạ thường. Ông bà đã cho con đi học chữ và đón thầy về dạy võ nghệ, kiếm cung. Năm hai chị em 17-18 tuổi, trời làm đại hạn, ruộng đất nứt nẻ, lúa khoai đều mất mùa, nhân dân khắp nơi đều đói kém. Trong hoàn cảnh ấy, bố mẹ lại bị quan quân đánh đập, ốm nặng mà chết. Hai chị em đi giao du khắp nơi trong thiên hạ để liên kết với các anh hùng hào kiệt. Cổng đền Nghè Văn Lang. Được tin Hai Bà Trưng khởi nghĩa, hai chị em đã cùng mọi người kéo về Hát Môn, Phúc Thọ - Sơn Tây, được giao làm tướng tiên phong, đem quân đánh giặc ở xứ Thao Giang. Bằng hai cánh quân thủy bộ, đội quân của Lê Ả Lan - Lê Anh Tuấn đi đến đâu, quan quân Đông Hán tan tác đến đó. Khi tới trang Văn Lang, kẻ thù cũng cuống cuồng rút chạy. Lê Ả Lan đem quân đóng giữ vùng Ao Trời còn Lê Anh Tuấn được giao làm phó tướng, đóng quân ở thung lũng chân núi. Ngoài ra, hai chị em còn cho lập đồn trại ở bến đò và bốn bên doanh trại; tổ chức khai phá đất đai. Tháng giêng năm ấy, Lê Ả Lan cho dân giã gạo nếp, thổi xôi, làm bánh dày, bánh út, mổ trâu mở hội múa kiếm khao quân. Sau đó, hai chị em được lệnh tiến xuống giải phóng Luy Lâu ( Bắc Ninh). Sau chiến thắng, hai chị em được phong ấp ở đất Đường Lâm và trở lại đóng ở Văn Lang. Mấy năm sau, vào ngày 25 tháng 8 âm lịch, cả hai chị em đều mất ở núi Ao Trời (thuộc xã Quân Khê, Hạ Hòa, Phú Thọ). Tương truyền rằng, khi hai chị em tướng quân thắng trận trở về lại đất Văn Lang, đến giữa đường, trời nổi cơn giông bão, mưa to, hai chị em Ả Lan và Anh Tuấn đã hóa về trời, để lại hai nấm đất mối đã đắp cao. Nhân dân đời này hương khói để tưởng nhớ công lao của hai chị em họ Lê đã hết lòng xả thân vì độc lập của dân tộc. Đền Nghè được bố trí thành ba gian nối tiếp nhau. Hai gian ngoài gọi là gian tiền tế, là nơi treo những bức hoành phi câu đối, để gươm đao, cờ kiệu và là không gian để dân làng đến tế lễ hằng năm. Gian trong cùng kín đáo gọi là gian thượng điện nơi thờ tự long ngai hai chị em tướng quân. Đền nhìn ra cánh đồng lúa bát ngát phì nhiêu, hai bên đều có sông Hồng và sông Thao uốn mình. Trước đây, đền lưu giữ 7 đạo sắc do các triều đại nhà vua phong nhưng do chiến tranh, thiên tai, hiện đền chỉ còn lại hai đạo sắc. Năm 1992, đền Nghè được cấp bằng Di tích lịch sử văn hóa Quốc gia. Lễ hội đền Nghè Văn Lang được tổ chức vào ngày mùng 10 tháng giêng hằng năm để tưởng nhớ, tri ân công đức của nữ tướng Lê Ả Lan và tướng quân Lê Anh Tuấn. Đền Du Yến Xuôi theo triền sông Hồng, phía hữu ngạn là đền Du Yến (thuộc xã Chí Tiên, Thanh Ba, Phú Thọ). Ngôi đền là nơi thờ tự một nữ tướng của Hai Bà Trưng có tên là Ngọc Loan công chúa hay còn gọi là Hạnh Nương (tên thật của bà là Nguyễn Thị Hạnh). Ngôi đền tọa lạc trên một đồi cao, thông, trúc xanh tốt quanh năm, phía xung quanh bao bọc là hồ nước có sen, súng tỏa hương thơm ngát. Địa thế ngôi đền sơn thủy hữu tình. Theo lời kể của các bậc cao niên và ghi chép của sử sách, Hạnh Nương công chúa xưa kia sinh ra trong một gia đình họ Nguyễn lương thiện ở vùng Thao Giang, bà vốn là người có tài sắc hơn người, tinh thông võ nghệ là một vị tướng tài giỏi dưới trướng của Hai Bà Trưng. Đền Nghè là nơi thờ phụng hai vị tướng của Hai Bà Trưng. Trai tài trong làng nhiều người ướm hỏi nhưng bà đều từ chối không muốn vương bụi trần để giữ mình trong sạch. Khi Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa, ra lời hiệu triệu ở đất Phong Châu (Phú Thọ ngày nay), Hạnh Nương đã dựng cờ, quy tụ những người tài giỏi, yêu nước quanh vùng, ngày đêm luyện tập võ nghệ để tụ nghĩa cùng Hai Bà Trưng đánh đuổi quân Tô Định.Khi Hai Bà Trưng khởi nghĩa, Hạnh Nương đã tuyển chọn 92 nghĩa binh từ trang Bổng Châu để tham gia chiến trận. Biết Hạnh Nương là người thông minh, tài giỏi, võ nghệ tinh thông nên Hai Bà Trưng đã tặng phong cho bà là Ngọc Loan công chúa và phong chức là Trưởng lĩnh Tiền quân. Sau khi đánh tan giặc Tô Định, nữ tướng Nguyễn Thị Hạnh trở về thăm quê hương, chính tại nơi đây bà đã mở yến tiệc khao quân, ban thưởng cho dân làng. Hội mừng công được mở trên một mỏm đất hình con hổ trắng đang nằm uống nước (vị trí tọa lạc ngôi đền ngày nay). Nơi đây về sau dân làng lập đền thờ gọi là hành cung Du Yến (ngày nay là đền Du Yến, xã Chí Tiên). Đền Du Yến có lịch sử hơn 2000 năm, khi mới khởi dựng, đền chỉ là một ngôi miếu thờ nhỏ. Về mặt kiến trúc, đền Du Yến có kiến trúc khá độc đáo bao gồm tòa tiền tế 5 gian, hậu cung 3 gian. Bên cạnh đó các công trình khác trong đền cũng được xây hết sức tôn nghiêm với kiến trúc cổ kính. Đền này được xây dựng cách đây đã lâu và được trùng tu vào năm 2003. Bên trong đền vẫn còn giữ được nhiều di vật tế lễ quý hiếm như kiệu bát cống, bát bửu, ngai thờ… Đền được công nhận là Di tích lịch sử cấp quốc gia vào năm 1993. Hội đền Du Yến được tổ chức vào ngày rằm tháng giêng hằng năm để muôn dân tưởng nhớ đến công ơn của Ngọc Loan công chúa và cầu xin mưa thuận gió hòa, nhà nhà được ấm no, hạnh phúc. Nguyễn Thế Lượng Nguồn: Báo Đăk Lăk Những ngày tháng 10, trong tiết trời mùa thu se se lạnh, chúng tôi về thăm hai ngôi đền dọc triền sông Hồng trên vùng đất Tổ Phú Thọ, nơi thờ các nữ tướng của Hai Bà Trưng. Đó là những ngôi đền biểu tượng cho lòng yêu nước, chống giặc ngoại xâm của người dân đất Việt trong những năm tháng Hai Bà Trưng ra lời hiệu triệu, phất cờ khởi nghĩa. Đền Nghè Văn Lang Tọa lạc bên hữu ngạn sông Thao trên một dải đất phù sa màu mỡ, đền Nghè Văn Lang (Hạ Hòa, Phú Thọ), ngôi đền rêu phong, cổ kính, thờ hai vị tướng giỏi của Hai Bà Trưng có công đánh đuổi giặc, bảo vệ bờ cõi. Trong đó, có nữ tướng Lê Ả Lan. Ngược dòng lịch sử, theo huyền tích và ngọc phả lưu lại đình Văn Lang kể lại, từ thời xa xưa, vợ chồng ông bà họ Lê từ vùng Đường Lâm thuộc đất Phong Châu hiếm muộn về con cái nên đã ngược dòng sông Thao (khu vực Phú Thọ) đến ngôi đền Nam Sang trang Văn Lang thuộc đất Thao Giang để cầu tự. Đến ngôi đền thiêng, ông bà họ Lê ngủ tại đền một đêm, đêm đó, bà vợ nằm mộng thấy có một người đàn bà đến đưa cho một cành hoa. Sau một thời gian, ông bà đã sinh được một gái và một trai, đặt tên là Ả Lan và Anh Tuấn. Hai chị em lớn lên đều khôi ngô tuấn tú, thông minh và khỏe mạnh lạ thường. Ông bà đã cho con đi học chữ và đón thầy về dạy võ nghệ, kiếm cung. Năm hai chị em 17-18 tuổi, trời làm đại hạn, ruộng đất nứt nẻ, lúa khoai đều mất mùa, nhân dân khắp nơi đều đói kém. Trong hoàn cảnh ấy, bố mẹ lại bị quan quân đánh đập, ốm nặng mà chết. Hai chị em đi giao du khắp nơi trong thiên hạ để liên kết với các anh hùng hào kiệt. Cổng đền Nghè Văn Lang.Được tin Hai Bà Trưng khởi nghĩa, hai chị em đã cùng mọi người kéo về Hát Môn, Phúc Thọ - Sơn Tây, được giao làm tướng tiên phong, đem quân đánh giặc ở xứ Thao Giang. Bằng hai cánh quân thủy bộ, đội quân của Lê Ả Lan - Lê Anh Tuấn đi đến đâu, quan quân Đông Hán tan tác đến đó. Khi tới trang Văn Lang, kẻ thù cũng cuống cuồng rút chạy. Lê Ả Lan đem quân đóng giữ vùng Ao Trời còn Lê Anh Tuấn được giao làm phó tướng, đóng quân ở thung lũng chân núi. Ngoài ra, hai chị em còn cho lập đồn trại ở bến đò và bốn bên doanh trại; tổ chức khai phá đất đai. Tháng giêng năm ấy, Lê Ả Lan cho dân giã gạo nếp, thổi xôi, làm bánh dày, bánh út, mổ trâu mở hội múa kiếm khao quân. Sau đó, hai chị em được lệnh tiến xuống giải phóng Luy Lâu ( Bắc Ninh).Sau chiến thắng, hai chị em được phong ấp ở đất Đường Lâm và trở lại đóng ở Văn Lang. Mấy năm sau, vào ngày 25 tháng 8 âm lịch, cả hai chị em đều mất ở núi Ao Trời (thuộc xã Quân Khê, Hạ Hòa, Phú Thọ). Tương truyền rằng, khi hai chị em tướng quân thắng trận trở về lại đất Văn Lang, đến giữa đường, trời nổi cơn giông bão, mưa to, hai chị em Ả Lan và Anh Tuấn đã hóa về trời, để lại hai nấm đất mối đã đắp cao. Nhân dân đời này hương khói để tưởng nhớ công lao của hai chị em họ Lê đã hết lòng xả thân vì độc lập của dân tộc.Đền Nghè được bố trí thành ba gian nối tiếp nhau. Hai gian ngoài gọi là gian tiền tế, là nơi treo những bức hoành phi câu đối, để gươm đao, cờ kiệu và là không gian để dân làng đến tế lễ hằng năm. Gian trong cùng kín đáo gọi là gian thượng điện nơi thờ tự long ngai hai chị em tướng quân. Đền nhìn ra cánh đồng lúa bát ngát phì nhiêu, hai bên đều có sông Hồng và sông Thao uốn mình. Trước đây, đền lưu giữ 7 đạo sắc do các triều đại nhà vua phong nhưng do chiến tranh, thiên tai, hiện đền chỉ còn lại hai đạo sắc. Năm 1992, đền Nghè được cấp bằng Di tích lịch sử văn hóa Quốc gia. Lễ hội đền Nghè Văn Lang được tổ chức vào ngày mùng 10 tháng giêng hằng năm để tưởng nhớ, tri ân công đức của nữ tướng Lê Ả Lan và tướng quân Lê Anh Tuấn.Đền Du YếnXuôi theo triền sông Hồng, phía hữu ngạn là đền Du Yến (thuộc xã Chí Tiên, Thanh Ba, Phú Thọ). Ngôi đền là nơi thờ tự một nữ tướng của Hai Bà Trưng có tên là Ngọc Loan công chúa hay còn gọi là Hạnh Nương (tên thật của bà là Nguyễn Thị Hạnh). Ngôi đền tọa lạc trên một đồi cao, thông, trúc xanh tốt quanh năm, phía xung quanh bao bọc là hồ nước có sen, súng tỏa hương thơm ngát. Địa thế ngôi đền sơn thủy hữu tình.Theo lời kể của các bậc cao niên và ghi chép của sử sách, Hạnh Nương công chúa xưa kia sinh ra trong một gia đình họ Nguyễn lương thiện ở vùng Thao Giang, bà vốn là người có tài sắc hơn người, tinh thông võ nghệ là một vị tướng tài giỏi dưới trướng của Hai Bà Trưng. Đền Nghè là nơi thờ phụng hai vị tướng của Hai Bà Trưng. Trai tài trong làng nhiều người ướm hỏi nhưng bà đều từ chối không muốn vương bụi trần để giữ mình trong sạch. Khi Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa, ra lời hiệu triệu ở đất Phong Châu (Phú Thọ ngày nay), Hạnh Nương đã dựng cờ, quy tụ những người tài giỏi, yêu nước quanh vùng, ngày đêm luyện tập võ nghệ để tụ nghĩa cùng Hai Bà Trưng đánh đuổi quân Tô Định.Khi Hai Bà Trưng khởi nghĩa, Hạnh Nương đã tuyển chọn 92 nghĩa binh từ trang Bổng Châu để tham gia chiến trận. Biết Hạnh Nương là người thông minh, tài giỏi, võ nghệ tinh thông nên Hai Bà Trưng đã tặng phong cho bà là Ngọc Loan công chúa và phong chức là Trưởng lĩnh Tiền quân. Sau khi đánh tan giặc Tô Định, nữ tướng Nguyễn Thị Hạnh trở về thăm quê hương, chính tại nơi đây bà đã mở yến tiệc khao quân, ban thưởng cho dân làng. Hội mừng công được mở trên một mỏm đất hình con hổ trắng đang nằm uống nước (vị trí tọa lạc ngôi đền ngày nay). Nơi đây về sau dân làng lập đền thờ gọi là hành cung Du Yến (ngày nay là đền Du Yến, xã Chí Tiên).Đền Du Yến có lịch sử hơn 2000 năm, khi mới khởi dựng, đền chỉ là một ngôi miếu thờ nhỏ. Về mặt kiến trúc, đền Du Yến có kiến trúc khá độc đáo bao gồm tòa tiền tế 5 gian, hậu cung 3 gian. Bên cạnh đó các công trình khác trong đền cũng được xây hết sức tôn nghiêm với kiến trúc cổ kính. Đền này được xây dựng cách đây đã lâu và được trùng tu vào năm 2003. Bên trong đền vẫn còn giữ được nhiều di vật tế lễ quý hiếm như kiệu bát cống, bát bửu, ngai thờ… Đền được công nhận là Di tích lịch sử cấp quốc gia vào năm 1993. Hội đền Du Yến được tổ chức vào ngày rằm tháng giêng hằng năm để muôn dân tưởng nhớ đến công ơn của Ngọc Loan công chúa và cầu xin mưa thuận gió hòa, nhà nhà được ấm no, hạnh phúc.Nguyễn Thế Lượng Nguồn: Báo Đăk Lăk Trở về đầu trang Đất Tổ đền thờ danh tướng nhị vua Hai Bà Trưng 0 Tổng số: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10