Đền thờ Doãn Công và Đào Nương, danh tướng triều đại Nhị vua Hai Bà Trưng
Đền thờ Doãn Công và Đào Nương, danh tướng triều đại Nhị vua Hai Bà Trưng ở Thôn Bảo Tháp, xã Đông Cứu, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh dưới chân núi Thiên Thai. Đền cổ có từ trước thời Lý với không gian cổ kính.
Cổng nghi môn đền thờ Doãn Công và Đào Nương.
Đền
hiện nằm ở phía Đông của làng, quay hướng Nam, phía trước nhìn ra cánh
đồng, các phía còn lại là khu dân cư. Khuôn viên đền rộng rãi, thoáng
mát và có nhiều cây cổ thụ xanh tốt quanh năm.
Bờ nóc đền.
Thành hoàng Doãn Công là vị tướng tài ba có công lớn cùng với Hai Bà Trưng đánh tan giặc Tô Định, góp phần bảo vệ và xây dựng nhà nước trong những năm đầu Công nguyên.
Đền chính có mặt bằng kiến trúc hình chữ Đinh gồm: Tiền tế 5 gian và Hậu cung 2 gian, kiến trúc kiểu “bình đầu bít đốc tay ngai, trụ biểu cánh phong”.
Bậc thềm được làm bằng đá xanh chạm khắc tinh xảo.
Hai bên bậc thềm là đôi rồng đá.
Bộ vì theo kiểu giá chiêng liên kết với 2 hàng cột dọc và 6 hàng cột ngang.
Hệ thống cột của
Tiền tế đều bằng đá, bộ vì theo kiểu giá chiêng liên kết với 2 hàng cột
dọc và 6 hàng cột ngang. Giá trị kiến trúc của đền tập trung ở các bức
cốn trong Hậu cung được chạm trổ công phu với đề tài rồng, mây.
Hoành phi, câu đối thời Nguyễn.
Hiện đền còn lưu giữ được nhiều hiện vật cổ thời Nguyễn như: Câu đối; hoành phi; sập thờ; mâm thờ vuông; chân nến lớn; mâm bồng; tượng Thành hoàng Doãn Công; ngai thờ…
Tượng thành hoàng Doãn Công thời Nguyễn.
Bức cốn được chạm trổ công phu với đề tài rồng, mây.
Đền thờ Doãn Công và Đào Nương đã được xếp hạng Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh theo Quyết định số 1034/QĐ-UBND ngày 17/09/2013.
Đền thờ Doãn Công và Đào Nương là một trong những di tích có lễ hội gắn với hội “Thập đình” nổi tiếng trong dân gian (Phần lễ hội giống như di tích đền thờ Trạng nguyên Lê Văn Thịnh và đình Bảo Tháp).