Đền thờ vua Lê Đại Hành, Thọ Xuân – nghìn năm thờ phụng, vinh danh Anh hùng Dân tộc Đền thờ vua Lê Đại Hành, Thọ Xuân – nghìn năm thờ phụng, vinh danh Anh hùng Dân tộc Di tích Quốc gia đặc biệt đền thờ vua Lê Đại Hành, xã Xuân Lập, huyện Thọ Xuân là một công trình kiến trúc cổ được xây dựng trên dưới 1.000 năm. Trải qua những biến cố thăng trầm của lịch sử, người dân nơi đây vẫn luôn giữ gìn di tích với lòng ngưỡng mộ, biết ơn đối với vị vua có nhiều đóng góp lớn cho dân tộc. Sự ra đời của một con người, đặc biệt là những người được ví như thánh nhân hay bậc kỳ tài, luôn là một điều kỳ diệu. Câu chuyện về sự ra đời của Lê Đại Hành hoàng đế, gắn với truyền kỳ về hoa sen nở trong bụng người mẹ, hay rồng vàng ấp lên mình vua thuở niên thiếu, có thể là một sự hư cấu, tưởng tượng của thế nhân. Song có lẽ cũng chính sự ly kỳ ấy mới có khả năng lý giải cho sự xuất hiện của một nhân vật lịch sử có tầm ảnh hưởng đặc biệt đến vận mệnh dân tộc hồi cuối thế kỷ X. Đồng thời với những câu chuyện dã sử hay truyền thuyết huyền bí, người xưa vẫn luôn có cách lý giải khác, đầy sức thuyết phục về sự xuất hiện của nhân vật lịch sử này. Trên văn bia tại Đền thờ Lê Hoàn (làng Trung Lập, xã Xuân Lập, huyện Thọ Xuân ngày nay), do Lễ bộ Thượng thư Nguyễn Thực soạn, đã nhấn mạnh rằng: “Thường nghe các bậc đế vương thánh hiền nổi lên, ắt là do trời đất chung đúc nên phần ưu tú, núi sông tỏ rõ sự thiêng liêng, hòa khí tụ hội ứng kỳ mà sinh ra vậy”! Vậy là, như một lẽ hiển nhiên, mảnh đất xứ Thanh, nơi khí thiêng chung đúc, tinh hoa hội tụ mà sinh ra bậc đế vương. Để rồi, đến lượt mình, con người được bao bọc trong lớp sương khói ly kỳ ấy đã khắc vào vũ đài lịch sử một dấu son rực rỡ về tinh thần tự chủ, về quyết tâm độc lập và khát vọng thịnh vượng cho quốc gia – dân tộc. Sự nghiệp hiển hách của vua Lê Đại Hành được các sử gia và hậu thế đúc kết lại trong vài cụm từ gắn gọn: Phá Tống, bình Chiêm, ổn định đất nước, giữ yên bờ cõi và xây dựng quốc gia trở nên vững mạnh. Thế nhưng, vốn dĩ ẩn bên trong câu từ hàm súc luôn có thể “diễn dịch” ra hàng trăm, hàng vạn con chữ. Thập đạo tướng quân Lê Hoàn bước lên vương vị giữa bối cảnh rối ren trăm bề, khi thù trong giặc ngoài đe dọa nghiêm trọng vận mệnh dân tộc. Tháng 10 năm Kỷ Mão 979, vua Đinh Tiên Hoàng và con trai là Nam Việt vương Đinh Liễn bị Đỗ Thích giết hại. Bấy giờ, Vệ vương Đinh Toàn lên ngôi khi mới 6 tuổi, Lê Hoàn được triều đình đề cử làm nhiếp chính phò trợ ấu chúa. Nhưng rồi sự nghi ngờ, hiềm khích cũng từ đây mà ra, khi Quốc công Nguyễn Bặc, Ngoại giáp Đinh Điền và Vệ úy Phạm Hạp nghi Lê Hoàn lộng quyền muốn cướp ngôi vua, bèn dấy binh muốn diệt. Trong lúc nội bộ lục đục, thì phía Nam quân Chiêm Thành lăm le xâm nhập bờ cõi, phía Bắc nhà Tống gấp rút chuẩn bị quân lương tràn sang xâm lược. Giữa bối cảnh ấy, Thập đạo tướng quân Lê Hoàn được các tướng sĩ suy tôn lên ngôi thiên tử để vỗ về trăm họ, chỉnh đốn binh lương, diệt họa ngoại xâm. Đó âu cũng là việc “thuận theo lẽ trời, hợp với muôn dân” như lời Thái hậu Dương Vân Nga khi bà khoác áo long bào, giao cơ nghiệp nhà Đinh vào tay Lê Hoàn. Sau khi lên ngôi, chỉ trong thời gian ngắn, vua Lê Đại Hành đã phá tan 3 đạo quân xâm lược nhà Tống và khởi binh ngự giá thân chinh đi đánh quân Chiêm Thành. Luận về tài năng quân sự của vua, sử gia Lê Văn Hưu trong Đại Việt sử ký toàn thư, bàn rằng: “Lê Đại Hành giết Đinh Điền, bắt Nguyễn Bặc, bắt Quân Biện, Phụng Huân dễ như lùa trẻ con, như sai nô lệ, chưa đầy vài năm mà cõi bờ yên tĩnh, cái công đánh lấy tuy nhà Hán, nhà Đường cũng không hơn được”. Còn Ngô Sĩ Liên thì khẳng định “Vua đánh đâu được đấy, chém vua Chiêm Thành để rửa cái nhục phiên di bắt giữ sứ thần, phá tan quân Triệu Tống để bẻ cái mưu vua tôi ăn chắc, có thể gọi là bậc anh hùng nhất đời vậy”! Thế nhưng, dấu ấn mà vị vua khai sáng vương triều Tiền Lê để lại cho dân tộc không chỉ thể hiện ở tài năng kiệt xuất trong điều binh khiển tướng, để giữ vững nền độc lập cho nước nhà; mà còn thể hiện ở tài kinh bang tế thế, với quan điểm ngoại giao mềm dẻo, đề cao quân sự quốc phòng, chú trọng cải cách bộ máy Nhà nước, quan tâm bảo vệ, phát huy vốn cổ văn hóa dân tộc và ưu tiên phát triển đất nước bằng nhiều chính sách “vượt thời” so với lúc bấy giờ. Có thể nói, vương triều Tiền Lê dưới sự trị vì của Lê Đại Hành hoàng đế đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, trên tất cả các phương diện chính trị, kinh tế, văn hóa, ngoại giao, quốc phòng. Đồng thời, với sự nghiệp tương đối toàn diện và trình độ ngang tầm thời đại như đánh giá của một số nhà nghiên cứu, có thể khẳng định, Lê Hoàn đã bước lên vũ đài lịch sử và ghi đậm dấu ấn với tư cách là một trong những người đặt nền móng ban đầu và vững chắc cho sự nghiệp xây dựng và phát triển quốc gia Đại Việt sau đêm trường Bắc thuộc. Sau khi Đại Hành hoàng đế băng hà (năm Ất Tỵ 1005), cũng bởi “vua công đức rộng lớn, ân trạch thịnh dày, dân trong bốn biển tưởng nhớ sâu sắc bèn lập đền thờ ở quê nhà, để bốn mùa hưởng sự báo đền của thiên hạ. Trống chiêng bày nơi đền miếu ngày nay, cờ quạt vẫn như trấn giữ trốn cung điện thuở trước, linh hồn nhà vua lên xuống nơi tả hữu thượng đế có linh thiêng rõ rệt. Năm Hồng Đức thứ 15, cho phép già trẻ binh dân xã này được phục dịch tế tự, lập cấp cho các xứ ruộng công là 67 mẫu để làm ruộng thờ cúng để tỏ rõ công đức của đấng thần linh” (theo Văn bia do Lễ bộ Thượng thư Nguyễn Thực soạn). Theo một số tài liệu còn lưu lại, thì ban đầu đền chỉ là một ngôi miếu nhỏ, được người dân dựng trên nền nhà cũ mẹ con vua từng sống. Đến đầu thời Lý, vua Lý Thái tổ cho xây dựng đền theo hình chữ công, gồm tiền đường 5 gian, trung đường 3 gian và hậu cung 5 gian. Trải qua vô số biến cố lịch sử và thiên tai, ngôi đền vẫn giữ được tương đối nguyên vẹn kiểu kiến trúc cổ truyền. Sau khi được trùng tu (khoảng thế kỷ XVII), đền thờ có được vóc dáng hoàn chỉnh như hiện nay, bao gồm nghinh môn, sân rồng, tả vu, hữu vu, tiền đường và hậu cung. Đặc biệt, tám đầu đao của nhà tiền đường và hậu cung đều được gắn hình mặt hổ phù bằng đất nung uốn theo độ cong của đầu đao; phủ gần hết bờ nóc là hình lưỡng long chầu nguyệt; đầu hồi được chạm trổ hoa lá tinh vi... Có thể nói, nhờ lối kiến trúc truyền thống cùng nghệ thuật trang trí đặc sắc, mà đền thờ Lê Hoàn được đánh giá là một trong những di tích lịch sử, văn hóa - kiến trúc nghệ thuật cổ, đẹp và độc đáo bậc nhất xứ Thanh hiện nay. Cùng với lối kiến trúc nghệ thuật tiêu biểu, đền thờ vua Lê Hoàn còn lưu giữ được nhiều hiện vật quý, trong đó nổi bật là 2 tấm bia đá có niên đại từ thế kỷ XVII, ghi lại thân thế, sự nghiệp nhà vua và ruộng thờ cúng. Ngoài ra, đền còn giữ được 14 đạo sắc phong của các triều đại nhà Lê và nhà Nguyễn; cùng 6 đạo lệnh chỉ của các chúa Trịnh, sức cho các quan lại địa phương về việc bảo vệ đền thờ, lăng mộ, ruộng hương hỏa và việc thờ tự ở đền. Sơ đồ vị trí đền thờ vua Lê Hoàn, Thọ Xuân, Thanh Hóa. Phối cảnh tổng thể Chính điện đền thờ vua Lê Hoàn, Thọ Xuân, Thanh Hóa Nghi môn ngoại Nghi môn ngoại có hình thức rất phổ biến của các ngôi đền vùng đồng bằng Bắc Bộ, gồm 4 trụ biểu bằng đá xanh. Hai trụ biểu tại giữa cao, đỉnh trụ trang trí tứ phượng. Hai trụ biểu hai bên thấp, đỉnh trụ trang trí con nghê chầu. Cả 4 trụ biểu có thân trụ phía trên trang trí các ô lồng đèn; đế thắt dạng cổ bồng. Hai bên trụ biểu ngoài là bức tường đắp hai con ngựa chầu vào phía trong. Nghi môn ngoại, đền thờ vua Lê Hoàn, Thọ Xuân, Thanh Hóa Nghi môn nội Qua Nghi môn ngoại là một con đường rộng, hai bên có các hàng cây, tới Nghi môn nội. Nghi môn nội là một tòa 3 gian, đầu hồi bít đốc, 2 mái. Phía trước nhô ra 2 trụ biểu với đỉnh trụ trang trí con nghê chầu. Qua Nghi môn nội đến sân trước Điện thờ. Nghi môn nội, đền thờ vua Lê Hoàn, Thọ Xuân, Thanh Hóa Điện thờ Điện thờ có kiến trúc kiểu chữ “công” hay hình chữ H, gồm Tiền đường, Thiêu Hương và Hậu đường. Tiền đường 5 gian, 4 mái, lợp ngói mũi hài. Tại đầu đao uốn cong, nóc nhà có gắn các hình tượng nghêu chầu rất sinh động và tinh tế. Các con nghê được làm bằng đất, nung đặc biệt tạo thành sành, có màu đen, tựa như đồng hun. Thiêu Hương là tòa nối liền Tiền đường và Hậu đường. Đây là nơi đặt ban thờ vua Lê Đại Hành. Hậu đường có hình thức tương tự Tiền đường. Trong điện thờ, ngoài tượng thờ vua Lê Đại Hành, chỉ có tượng thờ mẹ vua. Tại đây không có ban thờ những vị liên quan như Lê Long Đĩnh (vị hoàng đế cuối cùng nhà Tiền Lê, trị vì năm 1005- 1009); Thái hậu Dương Vân Nga (năm 952- 1000, là hoàng hậu của hai vị hoàng đế là Đinh Tiên Hoàng và Lê Đại Hành, được cho có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc chuyển giao quyền lực từ nhà Đinh sang nhà Tiền Lê)…như các đền thờ Lê Hoàn khác. Bên trong điện thờ có nhiều các mảng chạm khắc tinh tế với các nội dung tứ linh, tứ quý và các sự kiện tiêu biểu liên quan đến thời Tiền Lê. Tòa Tiền đường, đền thờ vua Lê Hoàn, Thọ Xuân, Thanh Hóa Trang trí hình tượng rồng trên mái, đền thờ vua Lê Hoàn, Thọ Xuân, Thanh Hóa Trang trí hình tượng nghêu trên mái, đền thờ vua Lê Hoàn, Thọ Xuân, Thanh Hóa Kết cấu gỗ bên trong tòa Tiền đường, đền thờ vua Lê Hoàn, Thọ Xuân, Thanh Hóa Ban thờ bên trong tòa Tiền đường, đền thờ vua Lê Hoàn, Thọ Xuân, Thanh Hóa Trang trí chạm khắc phía trên cửa vào tòa Thiêu hương, đền thờ vua Lê Hoàn, Thọ Xuân Ban thờ bên trong tòa Thiêu hương, đền thờ vua Lê Hoàn, Thọ Xuân. Chạm khắc gỗ tại tòa Thiêu hương, phía trước tòa Hậu đường, đền thờ vua Lê Hoàn, Thọ Xuân Tượng đồng vua Lê Đại Hành tại Hậu đường (thay tượng gỗ), đền thờ vua Lê Hoàn, Thọ Xuân Tại đền thờ vua Lê Hoàn có một nhà bia, trong đó đặt 2 tấm bia cổ. Một tấm dựng năm 1601 (tấm bia nhỏ) và một tấm dựng năm 1626. Trong đó ghi khắc các sự kiện lịch sử gắn với vua Lê Đại Hành; cả việc các vị vua sau này cấp 67 mẫu công điền để dân hương hỏa, chăm sóc đền. Hai bia đều được chạm khắc hoa sen tinh xảo, đẹp đẽ. Trong đền còn lưu giữ 14 đạo sắc phong của các đời vua từ năm 1674- 1887 tôn vinh vị sáng lập nhà Tiền Lê. Tại đây còn lưu giữ một đĩa bằng đá trắng của vua Tống Trung Quốc tặng vua Lê Đại Hành. Đĩa có đường kính 36 cm, trong lòng đĩa ghi chữ: "Giang Nam nhất phiến tuyết; Trác khí vạn niên trân”. Đền còn giữ lại nhiều hoành phi, câu đối mang nhiều giá trị lịch sử. Trong đó nói về hai sự kiện chính liên quan đến cuộc đời và sự nghiệp của Lê Hoàn: Bà mẹ của Lê Hoàn nằm mộng thấy hoa sen trước khi sinh Lê Hoàn và Thái Hậu Dương Vân Nga khoác long bào cho Lê Hoàn trong lễ trao vương quyền. Ngoài ra, trong đền còn giữ được nhiều hiện vật như: Đỉnh đồng; bình hương đồng màu đen có khắc chữ: “Thiên cổ”; những chiếc bình bằng sứ; chén bạc, ống đựng đũa; một bức họa chân dung vua Lê Đại Hành, tương truyền do thợ Trung Quốc vẽ... Nhà bia, đền thờ vua Lê Hoàn, Thọ Xuân, Thanh Hóa Hình tượng hoa sen trên bia đá cổ tại đền thờ vua Lê Hoàn, Thọ Xuân, Thanh Hóa Đĩa bằng đá trắng của vua Tống Trung Quốc tặng vua Lê Đại Hành, đình vua Lê Hoàn, Thọ Xuân Trong khu vực đền thờ vua Lê Hoàn có khu lăng mộ mẹ vua Lê Đại Hành, còn gọi là Lăng Mẫu Hậu. Ngay sau đền thờ vua Lê, cách khoảng 700m là lăng mộ cha vua Lê Đại Hành, còn gọi là Lăng Hoàng Khảo. Lễ hội truyền thống Lê Hoàn nhân ngày mất của ông diễn ra từ ngày 7-3 đến 9 - 3 âm lịch hàng năm tại làng Trung Lập, xã Xuân Lập, huyện Thọ Xuân. Ban thờ Mẫu Hậu, mẹ vua Lê Đại Hành, đền thờ vua Lê Hoàn, Thọ Xuân, Thanh Hóa Lăng mộ mẹ vua Lê Đại Hành, tại khu di tích đền thờ vua Lê Hoàn, Thọ Xuân, Thanh Hóa Có thể nói, sự hiện hữu của các hiện vật giàu giá trị vừa là nguồn sử liệu quý, vừa là minh chứng sống động cho sự hình thành, tồn tại và vai trò của di sản trong đời sống văn hóa – tinh thần, tín ngưỡng, tâm linh của cư dân vùng Kẻ Sập xưa nói riêng và người dân xứ Thanh hiện nay nói chung. Qua nhiều thế kỷ tồn tại, đền thờ luôn là nơi hậu thế hướng về, bày tỏ sự thành kính, ngưỡng vọng, tri ân và thực hành các nghi lễ thờ cúng người anh hùng dân tộc - vị vua khai sáng vương triều Tiền Lê. Với các giá trị to lớn, riêng có và trường tồn, đền thờ Lê Hoàn đã được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định công nhận là di tích quốc gia đặc biệt. Vinh dự càng lớn thì trách nhiệm càng cao, âu cũng là điều dễ hiểu. Vấn đề đặt ra cho các cấp, các ngành, địa phương và người dân lúc này là cùng chung nhận thức và cộng đồng trách nhiệm để bảo vệ và phát huy giá trị di sản. Đền thờ Lê Hoàn được vinh danh di tích quốc gia đặc biệt là niềm vinh dự và tự hào cho huyện Thọ Xuân. Sự vinh danh này là xứng tầm với nhân vật lịch sử được thờ tự tại di tích. Đồng thời, di tích quốc gia đặc biệt Đền thờ Lê Hoàn, cùng với Lam Kinh và Trò Xuân Phả đã được vinh danh trước đó, thêm một lẫn nữa khẳng định truyền thống lịch sử và bề dày văn hóa của vùng đất Thọ Xuân địa linh nhân kiệt. Đây là nguồn tài nguyên nhân văn giàu giá trị, làm cơ sở để Thọ Xuân khai thác và phục vụ phát triển du lịch trong thời gian tới. Tuy nhiên, để khai thác và phát huy hiệu quả giá trị di sản, trước hết huyện Thọ Xuân sẽ chú trọng công tác bảo vệ, bảo tồn di sản theo các quy định của trung ương, của tỉnh và đúng với vai trò, trách nhiệm của địa phương. Khôi Nguyên, Đặng Tú, Bộ môn KTCN, ĐHXD Nguồn: Báo Thanh Hóa, Kiến trúc Công Nghệ Ths Nguyễn Thy Ngà Di tích Quốc gia đặc biệt đền thờ vua Lê Đại Hành, xã Xuân Lập, huyện Thọ Xuân là một công trình kiến trúc cổ được xây dựng trên dưới 1.000 năm. Trải qua những biến cố thăng trầm của lịch sử, người dân nơi đây vẫn luôn giữ gìn di tích với lòng ngưỡng mộ, biết ơn đối với vị vua có nhiều đóng góp lớn cho dân tộc. Sự ra đời của một con người, đặc biệt là những người được ví như thánh nhân hay bậc kỳ tài, luôn là một điều kỳ diệu. Câu chuyện về sự ra đời của Lê Đại Hành hoàng đế, gắn với truyền kỳ về hoa sen nở trong bụng người mẹ, hay rồng vàng ấp lên mình vua thuở niên thiếu, có thể là một sự hư cấu, tưởng tượng của thế nhân. Song có lẽ cũng chính sự ly kỳ ấy mới có khả năng lý giải cho sự xuất hiện của một nhân vật lịch sử có tầm ảnh hưởng đặc biệt đến vận mệnh dân tộc hồi cuối thế kỷ X. Đồng thời với những câu chuyện dã sử hay truyền thuyết huyền bí, người xưa vẫn luôn có cách lý giải khác, đầy sức thuyết phục về sự xuất hiện của nhân vật lịch sử này. Trên văn bia tại Đền thờ Lê Hoàn (làng Trung Lập, xã Xuân Lập, huyện Thọ Xuân ngày nay), do Lễ bộ Thượng thư Nguyễn Thực soạn, đã nhấn mạnh rằng: “Thường nghe các bậc đế vương thánh hiền nổi lên, ắt là do trời đất chung đúc nên phần ưu tú, núi sông tỏ rõ sự thiêng liêng, hòa khí tụ hội ứng kỳ mà sinh ra vậy”! Vậy là, như một lẽ hiển nhiên, mảnh đất xứ Thanh, nơi khí thiêng chung đúc, tinh hoa hội tụ mà sinh ra bậc đế vương. Để rồi, đến lượt mình, con người được bao bọc trong lớp sương khói ly kỳ ấy đã khắc vào vũ đài lịch sử một dấu son rực rỡ về tinh thần tự chủ, về quyết tâm độc lập và khát vọng thịnh vượng cho quốc gia – dân tộc. Sự nghiệp hiển hách của vua Lê Đại Hành được các sử gia và hậu thế đúc kết lại trong vài cụm từ gắn gọn: Phá Tống, bình Chiêm, ổn định đất nước, giữ yên bờ cõi và xây dựng quốc gia trở nên vững mạnh. Thế nhưng, vốn dĩ ẩn bên trong câu từ hàm súc luôn có thể “diễn dịch” ra hàng trăm, hàng vạn con chữ. Thập đạo tướng quân Lê Hoàn bước lên vương vị giữa bối cảnh rối ren trăm bề, khi thù trong giặc ngoài đe dọa nghiêm trọng vận mệnh dân tộc. Tháng 10 năm Kỷ Mão 979, vua Đinh Tiên Hoàng và con trai là Nam Việt vương Đinh Liễn bị Đỗ Thích giết hại. Bấy giờ, Vệ vương Đinh Toàn lên ngôi khi mới 6 tuổi, Lê Hoàn được triều đình đề cử làm nhiếp chính phò trợ ấu chúa. Nhưng rồi sự nghi ngờ, hiềm khích cũng từ đây mà ra, khi Quốc công Nguyễn Bặc, Ngoại giáp Đinh Điền và Vệ úy Phạm Hạp nghi Lê Hoàn lộng quyền muốn cướp ngôi vua, bèn dấy binh muốn diệt. Trong lúc nội bộ lục đục, thì phía Nam quân Chiêm Thành lăm le xâm nhập bờ cõi, phía Bắc nhà Tống gấp rút chuẩn bị quân lương tràn sang xâm lược. Giữa bối cảnh ấy, Thập đạo tướng quân Lê Hoàn được các tướng sĩ suy tôn lên ngôi thiên tử để vỗ về trăm họ, chỉnh đốn binh lương, diệt họa ngoại xâm. Đó âu cũng là việc “thuận theo lẽ trời, hợp với muôn dân” như lời Thái hậu Dương Vân Nga khi bà khoác áo long bào, giao cơ nghiệp nhà Đinh vào tay Lê Hoàn. Sau khi lên ngôi, chỉ trong thời gian ngắn, vua Lê Đại Hành đã phá tan 3 đạo quân xâm lược nhà Tống và khởi binh ngự giá thân chinh đi đánh quân Chiêm Thành. Luận về tài năng quân sự của vua, sử gia Lê Văn Hưu trong Đại Việt sử ký toàn thư, bàn rằng: “Lê Đại Hành giết Đinh Điền, bắt Nguyễn Bặc, bắt Quân Biện, Phụng Huân dễ như lùa trẻ con, như sai nô lệ, chưa đầy vài năm mà cõi bờ yên tĩnh, cái công đánh lấy tuy nhà Hán, nhà Đường cũng không hơn được”. Còn Ngô Sĩ Liên thì khẳng định “Vua đánh đâu được đấy, chém vua Chiêm Thành để rửa cái nhục phiên di bắt giữ sứ thần, phá tan quân Triệu Tống để bẻ cái mưu vua tôi ăn chắc, có thể gọi là bậc anh hùng nhất đời vậy”! Thế nhưng, dấu ấn mà vị vua khai sáng vương triều Tiền Lê để lại cho dân tộc không chỉ thể hiện ở tài năng kiệt xuất trong điều binh khiển tướng, để giữ vững nền độc lập cho nước nhà; mà còn thể hiện ở tài kinh bang tế thế, với quan điểm ngoại giao mềm dẻo, đề cao quân sự quốc phòng, chú trọng cải cách bộ máy Nhà nước, quan tâm bảo vệ, phát huy vốn cổ văn hóa dân tộc và ưu tiên phát triển đất nước bằng nhiều chính sách “vượt thời” so với lúc bấy giờ. Có thể nói, vương triều Tiền Lê dưới sự trị vì của Lê Đại Hành hoàng đế đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, trên tất cả các phương diện chính trị, kinh tế, văn hóa, ngoại giao, quốc phòng. Đồng thời, với sự nghiệp tương đối toàn diện và trình độ ngang tầm thời đại như đánh giá của một số nhà nghiên cứu, có thể khẳng định, Lê Hoàn đã bước lên vũ đài lịch sử và ghi đậm dấu ấn với tư cách là một trong những người đặt nền móng ban đầu và vững chắc cho sự nghiệp xây dựng và phát triển quốc gia Đại Việt sau đêm trường Bắc thuộc. Sau khi Đại Hành hoàng đế băng hà (năm Ất Tỵ 1005), cũng bởi “vua công đức rộng lớn, ân trạch thịnh dày, dân trong bốn biển tưởng nhớ sâu sắc bèn lập đền thờ ở quê nhà, để bốn mùa hưởng sự báo đền của thiên hạ. Trống chiêng bày nơi đền miếu ngày nay, cờ quạt vẫn như trấn giữ trốn cung điện thuở trước, linh hồn nhà vua lên xuống nơi tả hữu thượng đế có linh thiêng rõ rệt. Năm Hồng Đức thứ 15, cho phép già trẻ binh dân xã này được phục dịch tế tự, lập cấp cho các xứ ruộng công là 67 mẫu để làm ruộng thờ cúng để tỏ rõ công đức của đấng thần linh” (theo Văn bia do Lễ bộ Thượng thư Nguyễn Thực soạn). Theo một số tài liệu còn lưu lại, thì ban đầu đền chỉ là một ngôi miếu nhỏ, được người dân dựng trên nền nhà cũ mẹ con vua từng sống. Đến đầu thời Lý, vua Lý Thái tổ cho xây dựng đền theo hình chữ công, gồm tiền đường 5 gian, trung đường 3 gian và hậu cung 5 gian. Trải qua vô số biến cố lịch sử và thiên tai, ngôi đền vẫn giữ được tương đối nguyên vẹn kiểu kiến trúc cổ truyền. Sau khi được trùng tu (khoảng thế kỷ XVII), đền thờ có được vóc dáng hoàn chỉnh như hiện nay, bao gồm nghinh môn, sân rồng, tả vu, hữu vu, tiền đường và hậu cung. Đặc biệt, tám đầu đao của nhà tiền đường và hậu cung đều được gắn hình mặt hổ phù bằng đất nung uốn theo độ cong của đầu đao; phủ gần hết bờ nóc là hình lưỡng long chầu nguyệt; đầu hồi được chạm trổ hoa lá tinh vi... Có thể nói, nhờ lối kiến trúc truyền thống cùng nghệ thuật trang trí đặc sắc, mà đền thờ Lê Hoàn được đánh giá là một trong những di tích lịch sử, văn hóa - kiến trúc nghệ thuật cổ, đẹp và độc đáo bậc nhất xứ Thanh hiện nay. Cùng với lối kiến trúc nghệ thuật tiêu biểu, đền thờ vua Lê Hoàn còn lưu giữ được nhiều hiện vật quý, trong đó nổi bật là 2 tấm bia đá có niên đại từ thế kỷ XVII, ghi lại thân thế, sự nghiệp nhà vua và ruộng thờ cúng. Ngoài ra, đền còn giữ được 14 đạo sắc phong của các triều đại nhà Lê và nhà Nguyễn; cùng 6 đạo lệnh chỉ của các chúa Trịnh, sức cho các quan lại địa phương về việc bảo vệ đền thờ, lăng mộ, ruộng hương hỏa và việc thờ tự ở đền. Sơ đồ vị trí đền thờ vua Lê Hoàn, Thọ Xuân, Thanh Hóa. Phối cảnh tổng thể Chính điện đền thờ vua Lê Hoàn, Thọ Xuân, Thanh HóaNghi môn ngoạiNghi môn ngoại có hình thức rất phổ biến của các ngôi đền vùng đồng bằng Bắc Bộ, gồm 4 trụ biểu bằng đá xanh. Hai trụ biểu tại giữa cao, đỉnh trụ trang trí tứ phượng. Hai trụ biểu hai bên thấp, đỉnh trụ trang trí con nghê chầu. Cả 4 trụ biểu có thân trụ phía trên trang trí các ô lồng đèn; đế thắt dạng cổ bồng. Hai bên trụ biểu ngoài là bức tường đắp hai con ngựa chầu vào phía trong. Nghi môn ngoại, đền thờ vua Lê Hoàn, Thọ Xuân, Thanh HóaNghi môn nộiQua Nghi môn ngoại là một con đường rộng, hai bên có các hàng cây, tới Nghi môn nội.Nghi môn nội là một tòa 3 gian, đầu hồi bít đốc, 2 mái. Phía trước nhô ra 2 trụ biểu với đỉnh trụ trang trí con nghê chầu. Qua Nghi môn nội đến sân trước Điện thờ. Nghi môn nội, đền thờ vua Lê Hoàn, Thọ Xuân, Thanh HóaĐiện thờĐiện thờ có kiến trúc kiểu chữ “công” hay hình chữ H, gồm Tiền đường, Thiêu Hương và Hậu đường.Tiền đường 5 gian, 4 mái, lợp ngói mũi hài. Tại đầu đao uốn cong, nóc nhà có gắn các hình tượng nghêu chầu rất sinh động và tinh tế. Các con nghê được làm bằng đất, nung đặc biệt tạo thành sành, có màu đen, tựa như đồng hun.Thiêu Hương là tòa nối liền Tiền đường và Hậu đường. Đây là nơi đặt ban thờ vua Lê Đại Hành.Hậu đường có hình thức tương tự Tiền đường. Trong điện thờ, ngoài tượng thờ vua Lê Đại Hành, chỉ có tượng thờ mẹ vua.Tại đây không có ban thờ những vị liên quan như Lê Long Đĩnh (vị hoàng đế cuối cùng nhà Tiền Lê, trị vì năm 1005- 1009); Thái hậu Dương Vân Nga (năm 952- 1000, là hoàng hậu của hai vị hoàng đế là Đinh Tiên Hoàng và Lê Đại Hành, được cho có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc chuyển giao quyền lực từ nhà Đinh sang nhà Tiền Lê)…như các đền thờ Lê Hoàn khác.Bên trong điện thờ có nhiều các mảng chạm khắc tinh tế với các nội dung tứ linh, tứ quý và các sự kiện tiêu biểu liên quan đến thời Tiền Lê. Tòa Tiền đường, đền thờ vua Lê Hoàn, Thọ Xuân, Thanh Hóa Trang trí hình tượng rồng trên mái, đền thờ vua Lê Hoàn, Thọ Xuân, Thanh Hóa Trang trí hình tượng nghêu trên mái, đền thờ vua Lê Hoàn, Thọ Xuân, Thanh Hóa Kết cấu gỗ bên trong tòa Tiền đường, đền thờ vua Lê Hoàn, Thọ Xuân, Thanh Hóa Ban thờ bên trong tòa Tiền đường, đền thờ vua Lê Hoàn, Thọ Xuân, Thanh Hóa Trang trí chạm khắc phía trên cửa vào tòa Thiêu hương, đền thờ vua Lê Hoàn, Thọ Xuân Ban thờ bên trong tòa Thiêu hương, đền thờ vua Lê Hoàn, Thọ Xuân. Chạm khắc gỗ tại tòa Thiêu hương, phía trước tòa Hậu đường, đền thờ vua Lê Hoàn, Thọ Xuân Tượng đồng vua Lê Đại Hành tại Hậu đường (thay tượng gỗ), đền thờ vua Lê Hoàn, Thọ XuânTại đền thờ vua Lê Hoàn có một nhà bia, trong đó đặt 2 tấm bia cổ. Một tấm dựng năm 1601 (tấm bia nhỏ) và một tấm dựng năm 1626. Trong đó ghi khắc các sự kiện lịch sử gắn với vua Lê Đại Hành; cả việc các vị vua sau này cấp 67 mẫu công điền để dân hương hỏa, chăm sóc đền. Hai bia đều được chạm khắc hoa sen tinh xảo, đẹp đẽ.Trong đền còn lưu giữ 14 đạo sắc phong của các đời vua từ năm 1674- 1887 tôn vinh vị sáng lập nhà Tiền Lê.Tại đây còn lưu giữ một đĩa bằng đá trắng của vua Tống Trung Quốc tặng vua Lê Đại Hành. Đĩa có đường kính 36 cm, trong lòng đĩa ghi chữ: "Giang Nam nhất phiến tuyết; Trác khí vạn niên trân”.Đền còn giữ lại nhiều hoành phi, câu đối mang nhiều giá trị lịch sử. Trong đó nói về hai sự kiện chính liên quan đến cuộc đời và sự nghiệp của Lê Hoàn: Bà mẹ của Lê Hoàn nằm mộng thấy hoa sen trước khi sinh Lê Hoàn và Thái Hậu Dương Vân Nga khoác long bào cho Lê Hoàn trong lễ trao vương quyền.Ngoài ra, trong đền còn giữ được nhiều hiện vật như: Đỉnh đồng; bình hương đồng màu đen có khắc chữ: “Thiên cổ”; những chiếc bình bằng sứ; chén bạc, ống đựng đũa; một bức họa chân dung vua Lê Đại Hành, tương truyền do thợ Trung Quốc vẽ... Nhà bia, đền thờ vua Lê Hoàn, Thọ Xuân, Thanh Hóa Hình tượng hoa sen trên bia đá cổ tại đền thờ vua Lê Hoàn, Thọ Xuân, Thanh Hóa Đĩa bằng đá trắng của vua Tống Trung Quốc tặng vua Lê Đại Hành, đình vua Lê Hoàn, Thọ XuânTrong khu vực đền thờ vua Lê Hoàn có khu lăng mộ mẹ vua Lê Đại Hành, còn gọi là Lăng Mẫu Hậu.Ngay sau đền thờ vua Lê, cách khoảng 700m là lăng mộ cha vua Lê Đại Hành, còn gọi là Lăng Hoàng Khảo.Lễ hội truyền thống Lê Hoàn nhân ngày mất của ông diễn ra từ ngày 7-3 đến 9 - 3 âm lịch hàng năm tại làng Trung Lập, xã Xuân Lập, huyện Thọ Xuân. Ban thờ Mẫu Hậu, mẹ vua Lê Đại Hành, đền thờ vua Lê Hoàn, Thọ Xuân, Thanh Hóa Lăng mộ mẹ vua Lê Đại Hành, tại khu di tích đền thờ vua Lê Hoàn, Thọ Xuân, Thanh Hóa Có thể nói, sự hiện hữu của các hiện vật giàu giá trị vừa là nguồn sử liệu quý, vừa là minh chứng sống động cho sự hình thành, tồn tại và vai trò của di sản trong đời sống văn hóa – tinh thần, tín ngưỡng, tâm linh của cư dân vùng Kẻ Sập xưa nói riêng và người dân xứ Thanh hiện nay nói chung. Qua nhiều thế kỷ tồn tại, đền thờ luôn là nơi hậu thế hướng về, bày tỏ sự thành kính, ngưỡng vọng, tri ân và thực hành các nghi lễ thờ cúng người anh hùng dân tộc - vị vua khai sáng vương triều Tiền Lê. Với các giá trị to lớn, riêng có và trường tồn, đền thờ Lê Hoàn đã được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định công nhận là di tích quốc gia đặc biệt. Vinh dự càng lớn thì trách nhiệm càng cao, âu cũng là điều dễ hiểu. Vấn đề đặt ra cho các cấp, các ngành, địa phương và người dân lúc này là cùng chung nhận thức và cộng đồng trách nhiệm để bảo vệ và phát huy giá trị di sản. Đền thờ Lê Hoàn được vinh danh di tích quốc gia đặc biệt là niềm vinh dự và tự hào cho huyện Thọ Xuân. Sự vinh danh này là xứng tầm với nhân vật lịch sử được thờ tự tại di tích. Đồng thời, di tích quốc gia đặc biệt Đền thờ Lê Hoàn, cùng với Lam Kinh và Trò Xuân Phả đã được vinh danh trước đó, thêm một lẫn nữa khẳng định truyền thống lịch sử và bề dày văn hóa của vùng đất Thọ Xuân địa linh nhân kiệt. Đây là nguồn tài nguyên nhân văn giàu giá trị, làm cơ sở để Thọ Xuân khai thác và phục vụ phát triển du lịch trong thời gian tới. Tuy nhiên, để khai thác và phát huy hiệu quả giá trị di sản, trước hết huyện Thọ Xuân sẽ chú trọng công tác bảo vệ, bảo tồn di sản theo các quy định của trung ương, của tỉnh và đúng với vai trò, trách nhiệm của địa phương. Khôi Nguyên, Đặng Tú, Bộ môn KTCN, ĐHXD Nguồn: Báo Thanh Hóa, Kiến trúc Công Nghệ Ths Nguyễn Thy Ngà Trở về đầu trang Nhà Tiền Lê chế độ phong kiến Việt Nam hoàng đế Lê Đại Hành di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt đền thờ Lê Hoàn Đại Cồ Việt vua Lê Hoàn 10 Tổng số:1 lượt 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10