Đền Thượng Tiết, nơi thờ phụng vua Ngô Quyền thuộc thôn Thượng Tiết, xã Đại Hưng, huyện Mỹ Đức, Hà Nội. Đền được xây dựng từ lâu, tọa lạc trên môt gò đồi có tên gọi Long Cốt Sơn.
Ngày 29 tháng 9 năm 2014, Hội đồng Ngô Tộc Việt Nam tổ chức
cho các thành viên đi thăm đền thờ Ngô Quyền ở thôn Thượng Tiết, xã Đại Hưng,
huyện Mỹ Đức, Hà Nội. Ông Ngô Vui, Chủ tịch Hội đồng và bốn ủy viên khác gồm:
Ngô Quang Xuân, Ngô Văn Hùng, Ngô Hữu Minh, Ngô Văn Xuân cùng đi. Ông Nguyễn
Văn Chiến, một nhà nghiên cứu Lịch sử mỹ thuật, từng bỏ nhiều công sức nghiên cứu
sâu về Ngô Quyền cùng tham gia đoàn.
Thượng Tiết cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 50 Km. Từ
trung tâm thành phố đi Hà Đông, rẽ phải theo quốc lộ số 6, đến Ba La rẽ trái đi
Vân Đình theo hướng đi Chùa Hương. Qua Vân Đình, đi tiếp đến thị trấn Tế Tiêu,
huyện Mỹ Đức, đến ngã tư rẽ trái theo Đường Đại Đồng, đi tiếp 3 Km thì tới.
Thượng Tiết là một làng vùng quê chiêm trũng, nhân dân sống
bằng nghề thuần nông nên đời sống còn nhiều khó khăn. Khi chúng tôi đến đang là
mùa gặt, dọc đường làng trải bê tông, nhân dân phơi chật thóc hai bên. Khi vào
thăm chùa, sân chùa được phơi kín lúa, dọc hành lang chùa cũng được che chắn
dùng để chứa thóc mới phơi. Trên đường đi, chúng tôi phải dừng xe hỏi thăm vài
lần mới tìm đến nơi.
Đền và Chùa Thượng Tiết nằm chung trong một khuôn viên đất,
rộng khoảng hơn một héc ta. Nơi đây có cảnh quan thật đẹp, với vẻ sơ khai mà cổ
kính, rộng rãi và thoáng đãng. Bước qua cổng tam quan, lối dẫn vào đền, chùa là
con đường lát gạch với hai hàng cau vươn cao, thẳng tắp đứng dọc hai bên.
Quanh khuôn viên là hệ thống cây xanh bóng mát rợp cả một
vùng. Trước và sau đền, chùa là những hàng nhãn cổ thụ tán lá vươn rộng, có những
cây đường kính thân đến hơn nửa mét. Cách đấy không xa, dãy núi Linh Sơn trải
dài như một bức trường thành, che chắn bão lũ và làm chỗ dựa vững chắc cho cả
vùng quê.
Đền Thượng Tiết tọa lạc trên một gò đồi có tên gọi là Long Cốt
Sơn. Đền được xây dựng từ lâu, gần đây nhân dân địa phương hưng công tôn tạo,
trùng tu hai lần vào các năm Tân Tỵ (2001) và Tân Mão (2011). Tuy nhiên đền còn
mang vẻ khiêm tốn, chưa được khang trang, các đồ tế tự còn đơn sơ, thiếu thốn,
chưa được tương xứng với một ngôi đền thờ vị anh hùng dân tộc
Thượng Tiết cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 50 Km. Từ
trung tâm thành phố đi Hà Đông, rẽ phải theo quốc lộ số 6, đến Ba La rẽ trái đi
Vân Đình theo hướng đi Chùa Hương. Qua Vân Đình, đi tiếp đến thị trấn Tế Tiêu,
huyện Mỹ Đức, đến ngã tư rẽ trái theo Đường Đại Đồng, đi tiếp 3 Km thì tới.
Thượng Tiết là một làng vùng quê chiêm trũng, nhân dân sống
bằng nghề thuần nông nên đời sống còn nhiều khó khăn. Khi chúng tôi đến đang là
mùa gặt, dọc đường làng trải bê tông, nhân dân phơi chật thóc hai bên. Khi vào
thăm chùa, sân chùa được phơi kín lúa, dọc hành lang chùa cũng được che chắn
dùng để chứa thóc mới phơi.
Đền và Chùa Thượng Tiết nằm chung trong một khuôn viên đất,
rộng khoảng hơn một héc ta. Nơi đây có cảnh quan thật đẹp, với vẻ sơ khai mà cổ
kính, rộng rãi và thoáng đãng. Bước qua cổng tam quan, lối dẫn vào đền, chùa là
con đường lát gạch với hai hàng cau vươn cao, thẳng tắp đứng dọc hai bên.
Quanh khuôn viên là hệ thống cây xanh bóng mát rợp cả một
vùng. Trước và sau đền, chùa là những hàng nhãn cổ thụ tán lá vươn rộng, có những
cây đường kính thân đến hơn nửa mét. Cách đấy không xa, dãy núi Linh Sơn trải
dài như một bức trường thành, che chắn bão lũ và làm chỗ dựa vững chắc cho cả
vùng quê.
Đền Thượng Tiết tọa lạc trên một gò đồi có tên gọi là Long Cốt
Sơn. Đền được xây dựng từ lâu, gần đây nhân dân địa phương hưng công tôn tạo,
trùng tu hai lần vào các năm Tân Tỵ (2001) và Tân Mão (2011). Tuy nhiên đền còn
mang vẻ khiêm tốn, chưa được khang trang, các đồ tế tự còn đơn sơ, thiếu thốn,
chưa được tương xứng với một ngôi đền thờ vị anh hùng dân tộc.
Đền Thượng Tiết xây dựng từ xa xưa. Theo truyền tụng của địa
phương, Ngô Quyền đã hai lần dừng chân qua đây, khi người từ Đường Lâm
vào Châu Ái (bản doanh của Dương Đình Nghệ); và từ Châu Ái ra thành Đại La diệt
phản nghịch Kiều Công Tiễn, và đánh giặc Nam Hán. Đây là con đường thượng đạo từ
Ái Châu ra thành Đại La, có qua Thượng Tiết bằng đường sông Đáy. Khi qua
đây, Ngô Quyền đã chiêu mộ thêm quân sĩ. Với trí dũng mưu lược, Ngô Quyền đã cầm
quân đánh bại đại quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng (cuối năm 938), chấm dứt hơn
nghìn năm nạn Bắc thuộc, đem lại nền độc lập tự chủ cho dân tộc.
Ghi nhớ công ơn đức vương Ngô Quyền, nhân dân nơi đây đã lập
đền thờ. Hàng năm vào ngày 18 tháng Giêng (Âm lịch) giỗ đức vua, và hai
ngày: 3/ 6, 3/10 ghi nhớ hai lần ngài qua đây, trong vùng lại tổ chức lễ
dâng hương lên Ngô Vương Quyền.
Nơi đây là vùng chiêm trũng nên hay bị ngập lụt. Trước kia Đền
cổ nằm ở phía ngoài sông Thanh Hà (chảy ra sông Đáy), có năm lụt. nước dâng ngập
cả ngôi đền. Vì thế, đền đã di dời vào nơi đây cao ráo.
Thời gian trải dài, qua nhiều thời đại, lại hay ngập lụt,
nên các tài liệu, giấy tờ của đền (*) bị hư hỏng, mất mát. Không ai còn nhớ năm
tháng xây dựng đền xưa? và năm di dời cũng không nhớ là năm nào? Đền chuyển vào
nơi đất cao (xưa gọi là Long Cốt Sơn), trước đấy có mộ tổ họ Vũ, mộ đã di
dời, nhưng khối đá đen lớn còn nằm lại, nay vẫn ở sau Hậu cung đền.
Một số hiện vật của đền cổ còn giữ được, trong đó có pho tượng
đức vua Ngô Quyền. Ngước đọc dòng chữ Hán khắc trên xà nóc Hậu cung ghi: “Bảo Đại
thất niên trùng tu”. Đó là năm 1932 đền được tôn tạo. Đến khoảng năm1950,
đền bị bom đạn của thực dân Pháp phá hỏng nhiều chỗ.
Phần Hậu cung và tượng thờ rất may không bị phá. Đến năm
1959 dân làng hưng công dựng lại, nhưng kiến trúc thu hẹp. Gần đây đền lại được
hưng công tôn tạo vào các năm1996, 2001 và 2011. Hiện Đền và Chùa Thượng
Tiết nằm chung trong một khuôn viên, rộng khoảng hơn một héc ta.
Về nghệ thuật tạo hình, tại Hậu cung đền còn lại pho tượng cổ,
chạm gỗ, sơn son thếp vàng theo lối truyền thống thế kỷ XVIII. Đó là tượng Đức
Vương Ngô Quyền uy nghiêm, ngự trên ngai Rồng. Gương mặt oai phong, mắt nhìn thẳng.
Trên đầu đội Vương miện Bình Thiên, phía trước chạm “mặt trời - mây lửa”,
xen giữa là hai vì Tinh Tú cùng tỏa sáng.
Đăng đối từ hai mé bên là Rồng ngẩng cao đầu chầu vào. Quanh
vương miện đều chạm Rồng. Tầng phía trên đỉnh (trước/sau/hai má bên) đều chạm
hai lớp chạm đăng đối “Lưỡng Long chầu nhật” tạo sự uy nghi. Nói lên ý nghĩa
xưng vương của Ngô Quyền. Hai tay đức vương cầm nâng “mặt trời - mây lửa
trên mình Rồng”. Dáng ngồi đường bệ trên ngai.
Đăng đối hai tay ngai là đôi Rồng dũng mãnh đang ngẩng cao đầu.
Bờm rồng 5 dải uốn lượn ra sau theo hình mây đao. Long Bào đức vua mềm mại các
nếp y phục, lộng lẫy với những hình Rồng. Hai chân đi giày, đặt song
hành, nhô ra hai góc bệ ngai, có hai đầu Rồng hướng ra hai bên. Tượng “dính” liền
bệ ngai.
Kích thước tượng: Vương miện Bình Thiên (mặt bên) Từ đỉnh
Vương miện xuống bục xi măng cao 211 cm. Mặt cao19 cm, ngang 18 cm. Hai lớp
Vương miện vua, Lớp trên đỉnh cao 23cm, cạnh 37 cm x 36 cm, dật
cấp 33 cm x 28 cm. Lớp dưới ôm sát đầu, cao 23cm, cạnh 17 cm, x18
cm.
Tổng thể từ đỉnh Vương miện xuống cổ áo 60cm. Vai tượng 36
cm, Từ vai xuống đai lưng 43 cm. Từ đầu gối xuống bệ 44 cm. Chiều ngang hai đầu
gối 45cm, ngang hai đầu giầy 50 cm. Vật vua cầm trên tay cao 27cm là“Vòng
Mặt trời mây lửa trên đầu Rồng”.
Ngai tượng: Lưng ngai xuống mặt bệ 130cm.
Ngang: trên 56 cm, giữa 17 cm, dưới 40 cm. Mặt lưng chạm cảnh “Cá
vượt vũ môn, hóa Rồng”, hai bên có Lân chầu, Rùa đội thư đón mừng. Tay ngai 66
cm, nhô đầu Rồng.
Chắn song chạm mỗi bên 3 cái: ngoài 59 cm; giữa 62 cm; trong
64 cm. Bệ ngai: ngang 73 cm x sâu 61 cm x cao 63 cm cách nền bệ xi
măng 20cm. Bệ xi măng đặt Tượng và Ngai: Cao 100 cm, dài/rộng 165cm. Gian đặt
tượng có 4 Cột: khuôn viên vuông, mỗi cạnh 210 cm. Tương quan tỷ lệ
giữa tượng/Ngai và bệ hợp lý.
Điều đặc biệt của pho tượng Đức Vương Ngô Quyền được phát hiện
là: Nghệ nhân tạc trọn vẹn cả hai bàn chân đức vua. Sau đó mới tạc đôi giầy lồng
vào hai chân, mới hoàn chỉnh tượng đức vua ngồi trên ngai. Tượng và Ngai chạm
tinh tế, sơn son thếp vàng rực rỡ.
Đây là điều trân trọng tâm linh thờ tự, và cũng là điều bí ẩn
của nghệ thuật tạc tượng Đức Vua, ở thê kỷ XVIII. Lối làm tượng: tạc chân đầy đủ,
sau mới tạc giầy lồng vào còn thấy ở tượng Ngô Quyền thờ ở Đền Sải, Thôn
Hiền Lương, xã An Tiến, huyện Mỹ Đức (cách đền Thượng Tiết không xa). Mặc dầu
hai tượng của hai đền khác nhau đều thờ Ngô Quyền.
Ý nghiã: Về nghệ thuật tạo hình: Pho tượng “Đức vương Ngô
Quyền” hoàn chỉnh, đẹp, có giá trị nghệ thuật mang phong cách tượng truyền thống
thế kỷ XVIII. Sự phát hiện tác phẩm Mỹ thuật cổ này trong kho tàng nghệ thuật
Truyền thống để mọi người cùng được biết.
Cổ vật quan trọng và ý nghĩa về nghệ thuật, phong cách và
niên đại đã khẳng định sự tồn tại của ngôi đền cổ trong lịch sử Văn hóa đất nước.Trong
đền còn một số Cổ vật đồ thờ/Các binh khí (chạm gỗ), Câu đối, Sắc phong (**), Nề
ngõa: ngựa… thuộc thời Nguyễn.
Về mặt Lịch sử: di tích đền thờ ghi dấu sự kiện Ngô Quyền đã
2 lần qua đây. Cho ta hình dung về tuyến hành quân của Ngô Quyền từ Châu Ái ra
thành Đại La trừ phản tặc Kiều Công Tiễn, và đánh thắng giặc Nam Hán.Điều mà
chưa thấy biên chép trong các sách lịch sử. Ta chỉ thấy sự chép lại của nhau của
các sử gia, quá ngắn về Ngô Quyền.
Đền Thượng Tiết xây dựng có gốc xa xưa để nhớ sự kiện Ngô
Quyền với địa danh này. Nhưng hiện vật thời xưa ấy đã bị mai một. Chỉ biết đền
đã di dời. Các mốc niên dại trùng tu đền còn biết là các năm: 1932, thời Bảo
Đại, 1959 thời đại Việt Nam dân chủ cộng hòa và gần đây là Cộng hòa XHCN
Việt Nam: Các năm 1996 xây dựng kiến trúc cổng; Năm 2001 và
2011 tôn tạo gian Tiền tế, làm Câu đối, Đồ thờ. Hiện trạng đền rất cần được
quan tâm hơn nữa của nhà nước để bảo vệ và tôn tạo di tích, tôn vinh
xứng tầm ngôi đền thờ một vị vua - người anh hùng dân tộc Trung
Hưng đất nước..
Chú Thích
(*) Các văn bản
sự tích đền thờ Tiền Ngô Vương ở Mỹ Đức được lưu giữ tại Đền rất
sơ sài. Được biết các tư liệu di tích còn lưu giữ tại Đền Bách Linh. Vì
xưa kia, nơi đây thuộc chung phủ Hoài An, Tổng Trinh Tiết nên toàn bộ Thần
phả, các Sắc phong Chỉ dụ tôn thờ của các triều đình Phong kiến
cấp, đều đưa về phủ này sao lưu cất giữ.
Đền Bách Linh là trung tâm của phủ xưa, nên các tư liệu của
30 ngôi đền trong vùng hiện nay đều vẫn nằm ở đây. Chúng tôi đã tìm đến đền
Bách Linh (ở thôn Dư Xá, xã Hoài Nam, Ứng Hòa) xuất trình giấy tờ, yêu cầu được
chụp các tài liệu. Đó là các bản sao chép bằng chữ Hán về đền Thượng Tiết. Lại
đến Đền Sải (cùng trong Mỹ Đức) cũng thờ Ngô Quyền, để tìm chụp thêm
tư liệu Hán tự /Sắc phong.
Nội dung các tài liệu: Văn bản sự tích /Thần phả/ Sắc phong
… được tra cứu/ đọc/dịch ra quốc ngữ - để đối chứng và tiện hiểu biết cho ban
di tích nhà đền. Nội dung “Văn bản sự tích” của đền thờ Ngô Quyền ở Mỹ Đức.
Được ghi như sau: (1)- Nhân vật thờ của đền là: Tiền
Ngô Vương, húy Quyền. Ghi rõ đặc điểm, diện mạo, Uy quyền, công lao,
uy thế đánh thắng giặc Nam Hán trận Bạch Đằng. Lên ngôi lập đô Cổ Loa. Đền
thờ chính của Ngài là thuộc địa danh: “Sơn Tây tỉnh, Quảng Oai phủ, Phúc
Thọ huyện, Cam Lâm xã”.
(2)- Nhân dân lập đền thờ phụng tại Hoài An huyện, Thượng Tiết
xã. Dựng ngôi Miếu thờ: Đền chính nội ngoại Đại bái 5 gian
bằng gỗ lợp ngói (năm 1810). Sau dựng ngôi Đình 3 gian, 2 chái bằng gỗ
lợp ngói.
(3)- Đệ niên Tế hưởng chính nhật tại hữu, là các ngày/ Âm lịch
trong năm nhân dân làm lễ: Ngày giỗ 18 tháng 1, và Ngày 3 tháng 6, ngày 3 tháng
10.
(4)- Triều đình cấp sắc chỉ: Về địa danh ghi: Hà Nội tỉnh,
Hoài An huyện, Trinh Tiết Tổng, Thượng Tiết xã. Tòng tiền phụng sự Tiền Ngô
Vương Miếu.
(**) Sắc phong: còn giữ 8 đạo sắc phong thời Nguyễn:
(1)- sắc chỉ: Hoài An huyện, Thượng Tiết xã Tòng tiền phụng sự
Tiền Ngô Vương: Năm Gia Long cửu niên (9), bát nguyệt, Sắc
phong thời Tự Đức 33 (24-11-1880) nhị thập nhất nhật (21-8), tuế thứ
Canh Ngọ (năm 1810).
( 2)- Sắc chỉ: Hoài An huyện, Thượng Tiết xã: Tòng tiền
phụng sự Tiền Ngô Vương. Năm Minh Mệnh nhị niên (2), Thất nguyệt , thập
ngũ nhật (15-7). tuế thứ Tân Tỵ (năm 1821).
( 3)- Sắc chỉ: Ứng Hòa phủ, Hoài An huyện, Trinh Tiết Tổng,
Thượng Tiết xã. Tòng tiền phụng sự Tiền Ngô Vương Năm Tự Đức nguyên
niên, nhị nguyệt, thập nhị nhật (20-1), tuế thứ Mậu Thân (năm 1848).
(4)- Sắc chỉ: Hà Nội tỉnh, Hoài An huyện, Thượng Tiết
xã: Tòng tiền phụng sự Tiền Ngô Vương, Năm Tự Đức lục niên (6),
chính nguyệt, thập tứ nhật (14-1), tuế thứ Quý Sửu (năm 1853).
( 5). Sắc chỉ: Mỹ Đức đạo, Hoài An huyện, Thượng
Tiết xã: Tòng tiền phụng sự Tiền Ngô Vương, Năm Tự Đức tam thập
tam niên (33), Thập nhất nguyệt, nhị thập tứ (24-11), tuế thứ Canh
Thìn (năm 1880).
(6)- Sắc chỉ: Mỹ Đức đạo, Hoài An huyện, Thượng Tiết
xã: Tòng tiền phụng sự Tiền Ngô Vương, Năm Đồng Khánh nhị
niên (2), Thất nguyệt, sơ nhất nhật (1-7), tuế thứ Đinh Hợi (năm
1887).
(7)- Sắc chỉ: Hà Đông tỉnh, An Đức huyện, Thượng
Tiết xã: Tòng tiền phụng sự Tiền Ngô Vương, Năm Duy Tân tam
niên (3), Bát nguyệt, Thập nhất nhật (11-8), tuế thứ Kỷ Dậu (năm
1909).
(8)- Sắc chỉ: Hà Đông tỉnh, Mỹ Đức phủ, Thượng Tiết
xã: Tòng tiền phụng sự Tiền Ngô Vương, Năm Khải Định Cửu niên
(3), Thất nguyệt, nhị thập ngũ nhật (11-8), tuế thứ Giáp Tý (năm
1924).
Bài và ảnh: Nguyễn Văn Chiến