Đền Tống Thượng, thờ phụng thánh mẫu Nguyễn Nguyên Chân và con trai Tống Phả Công triều đại Nhị vua Hai Bà Trưng Đền Tống Thượng, thờ phụng thánh mẫu Nguyễn Nguyên Chân và con trai Tống Phả Công triều đại Nhị vua Hai Bà Trưng Đền Tống Thượng cổ kính, trầm mặc thuộc làng Tống Thượng, xã Quang Thành huyện Kinh Môn, Hải Dương là nơi thờ thánh mẫu Nguyễn Nguyên Chân và con trai Tống Phả Công - những người có công chống giặc ngoại xâm bảo vệ đất nước Đền Tống Thượng nằm trên một khu đất cao, đẹp ngay giữa trung tâm của làng Sự tích Đền nằm trên một khu đất cao, đẹp ngay giữa trung tâm của làng Tống Thượng, xã Quang Thành (Kinh Môn). Thôn Tống Thượng trước có tên là trang Đồng Đường. Cách đây trên 2.000 năm vùng đất này đã có cư dân đến sinh sống. Dòng họ đầu tiên được xác định là dòng họ Tống của gia đình ông Tống Đằng Công. Dần dần, các dòng họ khác đến khai khẩn, sinh cơ lập nghiệp làm cho mảnh đất Tống Thượng trở lên đông vui, nhộn nhịp. Theo sự tích còn lưu lại, tại trang Đồng Đường có bậc quan nha Nguyễn Trung Hòa, vợ là Bùi Thị Vượng sinh được một người con gái, đặt tên là Nguyễn Nguyên Chân. Nguyên Chân càng lớn càng xinh đẹp, thông minh, tài giỏi. Trưởng thành, nàng kết duyên cùng Tống Đằng Công. Năm 22 tuổi, Nguyên Chân sinh được một người con trai, đặt tên là Tống Phả Công. Lớn lên, Công tài kiêm văn võ, phẩm cách hơn người. Công gia nhập quân đội, đứng đầu một lữ, hết lòng vì nước vì dân. Đất nước đang trong cảnh thanh bình thì nhà Đông Hán sai Tô Định sang làm Thái thú Giao chỉ. Tô Định thực hiện chính sách cai trị tham tàn bạo ngược khiến đời sống của nhân dân vô cùng khổ cực. Khi Nhị vua Hai Bà Trưng phất cờ dấy binh khởi nghĩa, Nguyễn Nguyên Chân cùng con tập hợp các tráng đinh trong làng, trong vùng về Hát Môn tụ hội cùng đại quân Nhị vua Hai Bà Trưng đánh giặc, trở thành những tướng giỏi góp công lớn cho cuộc khởi nghĩa. Sau khi phò giúp Nhị vua Hai Bà Trưng đánh Tô Định thắng lợi, Tống Phả Công và mẹ không làm quan mà muốn quy y Phật pháp nên quay về hương ấp vào chùa giảng đạo. Khi mất, họ được nhân dân bản trang xây đền, miếu phụng thờ hương hỏa. Các triều đại phong kiến đều có sắc phong ban tặng. Lễ hội trang trọng Làng Tống Thượng có một quần thể di tích gồm đình, đền, miếu có mối liên hệ chặt chẽ với nhau trên cơ sở cùng thờ chung các vị thành hoàng. Mỗi khi làng tổ chức lễ hội tạo thành một không gian văn hóa rộng lớn với các nghi lễ trang trọng, quy củ bậc nhất quanh vùng. Hội được mở từ ngày 11-12 tháng 3 âm lịch hằng năm. Kết cấu khung vì tòa đại bái đình Theo lệ xưa, việc đăng cai lễ hội, làng giao cho các dòng họ. Trong dòng họ lại cắt cử người đăng cai, có thể theo lứa tuổi hoặc từ ngày vào hàng giáp. Ai đến lượt đăng cai thì làng giao cho một số tiền hoặc ruộng để cày cấy lấy lợi mà chu biện lễ vật. Ai đến lượt mà không muốn làm thì phải nộp tiền chuộc lệ là 5 đồng. Làng Tống Thượng có 3 mẫu, 2 sào, 13 thước giao cho 4 ông tế đám. Gần đến ngày diễn ra hội làng, các chức dịch họp bàn chọn ra những nam thanh vào đội hình rước. Những người tế lễ cũng được chọn kỹ càng và chỉ những chức sắc trong làng mới được tham gia. Sáng ngày 11, dân làng tập trung ở sân đền tổ chức rước ngai và bài vị từ đền qua đường cầu đá, vòng quanh làng rồi quay về đình Tống Thượng, tổ chức tế an vị. Bốn ông tế đám có trách nhiệm lo liệu mọi thứ cho việc cúng tế, mỗi người phải chuẩn bị một lễ gồm 1 con lợn chín khoảng 22 cân, 100 phẩm oản và 2 chai rượu. Những người tham gia đội tế trang phục chỉnh tề, chủ tế mặc áo màu đỏ, đầu đội mũ cánh chuồn; hai ông thông xướng mặc áo màu vàng, đầu đội khăn xếp; bồi tế mặc áo màu xanh, đầu đội mũ bình thiên. Thông thường làng tế 1 tuần hương, 3 tuần rượu, 1 tuần trà. Các đoàn tế ở các địa phương khác cũng về đăng ký được tế thần làm cho lễ hội thêm nhộn nhịp. Trong những ngày diễn ra lễ hội, ngoài phần lễ trang trọng, phần hội cũng không kém phần đặc sắc với các trò chơi dân gian: kéo co, chọi gà, cờ tướng, đấu vật... Trong các trò chơi, trò đấu vật thu hút đông đảo người dân không chỉ trong làng mà còn cả các khu vực lân cận đến xem rất náo nhiệt. Tương truyền, trò chơi đấu vật của vùng đất Tống Thượng có từ thời Nhị vua Hai Bà Trưng, gắn liền với tích “chiêu quân” của hai vị tướng Nguyễn Nguyên Chân và Tống Phả Công. Với mục đích rèn luyện sức khỏe để lao động sản xuất, đánh giặc cứu nước cứu dân, hai vị tướng đã tổ chức tuyển chọn những người mạnh khỏe ra nhập đội quân khởi nghĩa bằng cách tổ chức những cuộc thi vật. Cuộc thi đã thu hút hầu hết nam giới trong làng tham gia, nhiều người ở vùng khác nghe tin cũng đến thi với hy vọng được chọn vào đội quân khởi nghĩa. Từ xưa đến nay ngôi đền là niềm tự hào của dân làng bởi đây không chỉ là nơi linh thiêng thờ các vị thần có công với dân, với nước mà còn là nơi ghi dấu những sự kiện lịch sử của địa phương. Hậu cung của ngôi đền là địa điểm ẩn nấp bí mật của dân quân du kích và cán bộ Việt Minh tránh được các cuộc truy sát của quân giặc. Thời kỳ chống chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ, thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước, toàn bộ ngôi đền bị hạ giải để lấy nguyên vật liệu xây dựng công trình phúc lợi. Đến năm 2011, chính quyền và nhân dân thôn Tống Thượng đã chung tay phục dựng ngôi đền trên nền đất cũ bằng nguồn vốn xã hội hóa, khánh thành năm 2012, trở thành nơi sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng của cả làng. Việc tổ chức lễ hội, cúng tế cũng được quan tâm phục dựng lại góp phần giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của địa phương. Với ý nghĩa lịch sử và những giá trị văn hóa còn lưu giữ, năm 2015, đền Tống Thượng được UBND tỉnh công nhận là di tích lịch sử - văn hóa. NHẬT HỮU Nguồn: Báo Hải Dương Đền Tống Thượng cổ kính, trầm mặc thuộc làng Tống Thượng, xã Quang Thành huyện Kinh Môn, Hải Dương là nơi thờ thánh mẫu Nguyễn Nguyên Chân và con trai Tống Phả Công - những người có công chống giặc ngoại xâm bảo vệ đất nước Đền Tống Thượng nằm trên một khu đất cao, đẹp ngay giữa trung tâm của làng Sự tích Đền nằm trên một khu đất cao, đẹp ngay giữa trung tâm của làng Tống Thượng, xã Quang Thành (Kinh Môn). Thôn Tống Thượng trước có tên là trang Đồng Đường. Cách đây trên 2.000 năm vùng đất này đã có cư dân đến sinh sống. Dòng họ đầu tiên được xác định là dòng họ Tống của gia đình ông Tống Đằng Công. Dần dần, các dòng họ khác đến khai khẩn, sinh cơ lập nghiệp làm cho mảnh đất Tống Thượng trở lên đông vui, nhộn nhịp.Theo sự tích còn lưu lại, tại trang Đồng Đường có bậc quan nha Nguyễn Trung Hòa, vợ là Bùi Thị Vượng sinh được một người con gái, đặt tên là Nguyễn Nguyên Chân. Nguyên Chân càng lớn càng xinh đẹp, thông minh, tài giỏi. Trưởng thành, nàng kết duyên cùng Tống Đằng Công. Năm 22 tuổi, Nguyên Chân sinh được một người con trai, đặt tên là Tống Phả Công. Lớn lên, Công tài kiêm văn võ, phẩm cách hơn người. Công gia nhập quân đội, đứng đầu một lữ, hết lòng vì nước vì dân. Đất nước đang trong cảnh thanh bình thì nhà Đông Hán sai Tô Định sang làm Thái thú Giao chỉ. Tô Định thực hiện chính sách cai trị tham tàn bạo ngược khiến đời sống của nhân dân vô cùng khổ cực. Khi Nhị vua Hai Bà Trưng phất cờ dấy binh khởi nghĩa, Nguyễn Nguyên Chân cùng con tập hợp các tráng đinh trong làng, trong vùng về Hát Môn tụ hội cùng đại quân Nhị vua Hai Bà Trưng đánh giặc, trở thành những tướng giỏi góp công lớn cho cuộc khởi nghĩa.Sau khi phò giúp Nhị vua Hai Bà Trưng đánh Tô Định thắng lợi, Tống Phả Công và mẹ không làm quan mà muốn quy y Phật pháp nên quay về hương ấp vào chùa giảng đạo. Khi mất, họ được nhân dân bản trang xây đền, miếu phụng thờ hương hỏa. Các triều đại phong kiến đều có sắc phong ban tặng.Lễ hội trang trọngLàng Tống Thượng có một quần thể di tích gồm đình, đền, miếu có mối liên hệ chặt chẽ với nhau trên cơ sở cùng thờ chung các vị thành hoàng. Mỗi khi làng tổ chức lễ hội tạo thành một không gian văn hóa rộng lớn với các nghi lễ trang trọng, quy củ bậc nhất quanh vùng. Hội được mở từ ngày 11-12 tháng 3 âm lịch hằng năm. Kết cấu khung vì tòa đại bái đìnhTheo lệ xưa, việc đăng cai lễ hội, làng giao cho các dòng họ. Trong dòng họ lại cắt cử người đăng cai, có thể theo lứa tuổi hoặc từ ngày vào hàng giáp. Ai đến lượt đăng cai thì làng giao cho một số tiền hoặc ruộng để cày cấy lấy lợi mà chu biện lễ vật. Ai đến lượt mà không muốn làm thì phải nộp tiền chuộc lệ là 5 đồng. Làng Tống Thượng có 3 mẫu, 2 sào, 13 thước giao cho 4 ông tế đám. Gần đến ngày diễn ra hội làng, các chức dịch họp bàn chọn ra những nam thanh vào đội hình rước. Những người tế lễ cũng được chọn kỹ càng và chỉ những chức sắc trong làng mới được tham gia. Sáng ngày 11, dân làng tập trung ở sân đền tổ chức rước ngai và bài vị từ đền qua đường cầu đá, vòng quanh làng rồi quay về đình Tống Thượng, tổ chức tế an vị. Bốn ông tế đám có trách nhiệm lo liệu mọi thứ cho việc cúng tế, mỗi người phải chuẩn bị một lễ gồm 1 con lợn chín khoảng 22 cân, 100 phẩm oản và 2 chai rượu. Những người tham gia đội tế trang phục chỉnh tề, chủ tế mặc áo màu đỏ, đầu đội mũ cánh chuồn; hai ông thông xướng mặc áo màu vàng, đầu đội khăn xếp; bồi tế mặc áo màu xanh, đầu đội mũ bình thiên. Thông thường làng tế 1 tuần hương, 3 tuần rượu, 1 tuần trà. Các đoàn tế ở các địa phương khác cũng về đăng ký được tế thần làm cho lễ hội thêm nhộn nhịp.Trong những ngày diễn ra lễ hội, ngoài phần lễ trang trọng, phần hội cũng không kém phần đặc sắc với các trò chơi dân gian: kéo co, chọi gà, cờ tướng, đấu vật... Trong các trò chơi, trò đấu vật thu hút đông đảo người dân không chỉ trong làng mà còn cả các khu vực lân cận đến xem rất náo nhiệt. Tương truyền, trò chơi đấu vật của vùng đất Tống Thượng có từ thời Nhị vua Hai Bà Trưng, gắn liền với tích “chiêu quân” của hai vị tướng Nguyễn Nguyên Chân và Tống Phả Công. Với mục đích rèn luyện sức khỏe để lao động sản xuất, đánh giặc cứu nước cứu dân, hai vị tướng đã tổ chức tuyển chọn những người mạnh khỏe ra nhập đội quân khởi nghĩa bằng cách tổ chức những cuộc thi vật. Cuộc thi đã thu hút hầu hết nam giới trong làng tham gia, nhiều người ở vùng khác nghe tin cũng đến thi với hy vọng được chọn vào đội quân khởi nghĩa.Từ xưa đến nay ngôi đền là niềm tự hào của dân làng bởi đây không chỉ là nơi linh thiêng thờ các vị thần có công với dân, với nước mà còn là nơi ghi dấu những sự kiện lịch sử của địa phương. Hậu cung của ngôi đền là địa điểm ẩn nấp bí mật của dân quân du kích và cán bộ Việt Minh tránh được các cuộc truy sát của quân giặc. Thời kỳ chống chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ, thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước, toàn bộ ngôi đền bị hạ giải để lấy nguyên vật liệu xây dựng công trình phúc lợi. Đến năm 2011, chính quyền và nhân dân thôn Tống Thượng đã chung tay phục dựng ngôi đền trên nền đất cũ bằng nguồn vốn xã hội hóa, khánh thành năm 2012, trở thành nơi sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng của cả làng. Việc tổ chức lễ hội, cúng tế cũng được quan tâm phục dựng lại góp phần giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của địa phương. Với ý nghĩa lịch sử và những giá trị văn hóa còn lưu giữ, năm 2015, đền Tống Thượng được UBND tỉnh công nhận là di tích lịch sử - văn hóa.NHẬT HỮU Nguồn: Báo Hải Dương Trở về đầu trang Đền Tống Thượng cổ kính trầm mặc làng Tống Thượng xã Quang Thành huyện Kinh Môn Hải Dương thờ phụng thánh mẫu Nguyễn Nguyên Chân con trai Tống Phả Công 0 Tổng số: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10