Đền Vô Hốt Xóm 2, xã Lạc Vân, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình thờ phụng Tam Thánh Tản Viên, Hưng Đạo Đại vương Triều Trần; Tam tòa Thánh Mẫu và Thành hoàng Cao Minh Đại vương.
Là một trong 3 di tích lịch sử văn hóa được UBND tỉnh xếp hạng,
Đền Vô Hốt không chỉ là nơi tổ chức các hoạt động văn hóa tâm linh của Nhân dân
trong vùng, mà còn là nơi thu hút đông đảo du khách thập phương đến chiêm bái,
tham quan
Đền Vô Hốt được xây dựng vào đời vua Tự Đức (1848), trên khu
đất rộng có diện tích 480m2, di tích tọa lạc tại Xóm 2, xã Lạc Vân, huyện Nho
Quan, tỉnh Ninh Bình. Đền còn có tên gọi khác là đền Đến, vì đền nằm cạnh sông
Lạng, nay là sông Hoàng Long.
Mặt tiền của di tích
Theo tuyền thuyết ghi chép tại đền, đây là những vị thần có
công với nước và phò trợ nhân dân thời xa xưa khai thiên tạo địa lập ra vùng đất
mà nhân dân làng Vô Hốt định cư, sinh sống cho đến ngày nay.
Trong thời kỳ kháng chiến, Đền là nơi tổ chức lớp học bình
dân học vụ; những năm 1955-1957, di tích được chọn là lớp học của Trường bổ túc
văn hóa, nơi bồi dưỡng văn hóa cho cán bộ huyện.
Trải qua thăng trầm của lịch sử, sự tàn phá của chiến tranh,
di tích đã nhiều lần được trùng tu, tôn tạo, song vẫn giữ được những nét truyền
thống. Hiện, Đền được xây dựng theo kiểu chữ Đinh, gồm 2 tòa Tiền đường và Hậu
cung với 5 gian, lợp ngói vẩy.
Hệ thống cột được làm theo kiểu bê tông giả nhằm tránh sự ảnh
hưởng của thiên nhiên. Di tích còn lưu giữ được nhiều đổ thờ quý như: long ngai
vàng, câu đối, sắc phong, kiệu cổ….
Gian Tiền đường
Để tưởng nhớ công lao to lớn của các vị thần, hằng năm Nhân
dân trong vùng tổ chức các hoạt động văn hóa tín ngưỡng và lễ hội: 15/11 âm lịch
lễ Kỳ phước; 10/3 âm lịch lễ Kỵ Mẫu; 20/8 âm lịch lễ Kỵ Đức thánh Trần. Đây là
dịp để nhân dân trong vùng và du khách thập phương tôn vinh lòng yêu nước - một
truyền thống quý báu của dân tộc. Đồng thời là nơi thể hiện tính cố kết cộng đồng
làng xã, những đặc trưng văn hóa riêng biệt của địa phương từ người được thờ, lễ
hội truyền thốn. Di tích được UBND tỉnh công nhận vào tháng 12 năm 2002.