Đền Xưa - Chùa Giám - Đền Bia, nơi thờ phụng Nam dược Thánh y Tuệ Tĩnh Đền Xưa - Chùa Giám - Đền Bia, nơi thờ phụng Nam dược Thánh y Tuệ Tĩnh Đền Xưa - Chùa Giám - Đền Bia, Cẩm Giàng, Hải Dương, nơi thờ phụng Đại danh y, Thánh tổ thuốc Nam, Thiền sư Tuệ Tĩnh. Cũng như các vị thánh khác, tài năng, công đức, tấm lòng với quê hương của ông được lưu truyền mãi trong dân và trở thành đức tin cốt lõi của người dân Việt Nam về những điều tốt đẹp. Tuệ Tĩnh (1330 – 1400) có tên thật là Nguyễn Bá Tĩnh, quê quán tại hương Xưa, tổng Văn Thai, huyện Cẩm Giàng, phủ Thượng Hồng (nay là thôn Nghĩa Phú, xã Cẩm Vũ, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương). Mồ côi cha mẹ từ lúc 6 tuổi, Nguyễn Bá Tĩnh được các nhà sư chùa Hải Triều và chùa Giao Thủy nuôi cho ăn học. Năm 22 tuổi, ông đậu Thái học sinh dưới triều vua Trần Dụ Tông (hoàng đế thứ 7 nhà Trần, trị vì năm 1341- 1369), nhưng không ra làm quan mà ở lại chùa đi tu, lấy pháp hiệu là Tuệ Tĩnh. Những ngày đi tu cũng là những ngày ông học làm thuốc chữa bệnh cứu người. Thánh y Tuệ Tĩnh trở thành nhà y thuật uyên bác. Năm 55 tuổi (1385), ông bị triều đình đưa đi tiến cống cho triều đình nhà Minh. Sang Trung Quốc, ông được vua nhà Minh phong là Đại y Thiền sư. Ông qua đời tại Giang Nam, Trung Quốc. Tuệ Tĩnh luôn khao khát quay trở lại quê hương. Dòng chữ "Ai về nước Nam cho tôi về với" khắc trên bia mộ của ông làm cho hậu thế luôn day dứt. Năm 1690 tiến sĩ Nguyễn Danh Nho đi sứ sang Trung Hoa, tình cờ thấy mộ Tuệ Tĩnh, nhận ra là người cùng làng. Cảm động với lời nhắn gửi thiết tha của Tuệ Tĩnh, vị tiến sĩ đã xin với vua nhà Thanh cho đưa hài cốt Tuệ Tĩnh về quê hương nhưng không được chấp thuận. Ông sao chép bia mộ và khi về nước tìm đến Hải Dương, thuê thợ tạo tác lại tấm bia mộ để thờ. Từ bao đời nay, giới y học Việt Nam và người dân đều thần phục công lao của Tuệ Tĩnh trong việc xây dựng một triết lý về y học bản địa: "Nam dược trị Nam nhân". Triết lý đó đã đưa ông lên ngôi vị cao nhất của nền y học cổ truyền Việt Nam. Trong sách y dược của mình, Thánh y Tuệ Tĩnh không rập khuôn theo sách của đời trước, đặc biệt là sách chữa bệnh của người Trung Quốc. Ông không đưa Ngũ hành lên đầu mà xếp cây thuốc Việt Nam lên trước. Ông cũng phê phán tư tưởng mê tín dị đoan của những người chỉ tin vào bùa chú mà không tin vào thuốc. Ông đã nêu ra nhiều phương pháp khác nhau để chữa bệnh như: châm, chích, chườm, bóp, xoa, ăn, uống, hơ, xông… Thánh y Tuệ Tĩnh không chỉ dừng lại vị thế của một thầy thuốc chữa bệnh, mà còn truyền bá phương pháp vệ sinh trong cộng đồng; không chỉ chăm chú nghề thuốc như trồng cây thuốc, sưu tầm kinh nghiệm chữa bệnh trong dân gian mà còn huấn luyện y học cho các tăng đồ; hướng dẫn người dân có thể tự chữa bệnh bằng các phương pháp dân tộc cổ truyền trông qua bài thuốc thực tiễn, đơn giản, rõ ràng, dễ hiểu. Theo truyền thuyết, trong 30 năm hành nghề, Tuệ Tĩnh đã xây dựng 24 ngôi chùa, biến các chùa này thành y xá chữa bệnh. Ông tập hợp nhiều y án với 184 chứng bệnh được chữa bằng 3.873 phương thuốc. Ông cũng luôn luôn nhắc nhở mọi người chú ý nguyên nhân gây bệnh và tìm biện pháp phòng bệnh tích cực. Thánh y Tuệ Tĩnh nhấn mạnh tác dụng của việc rèn luyện thân thể và sinh hoạt điều độ. Ông nêu phương pháp dưỡng sinh tóm tắt trong 14 chữ: “Bế tinh, dưỡng khí, tồn thần; Thanh tâm, quả dục, thủ chân, luyện hình”. Thánh y Tuệ Tĩnh còn tập hợp những bài thuốc chữa bệnh cho gia súc, góp phần đặt nền tảng cho ngành Thú y dân gian Việt Nam. Thánh y Tuệ Tĩnh đã tổng hợp y dược dân tộc cổ truyền vào trong 2 bộ sách: Nam dược thần hiệu (biên soạn bằng chữ nho khi ông ở Trung Quốc, gồm 11 quyển liệt kê các vị thuốc và 184 loại bệnh); Hồng Nghĩa giác tư y thư (2 quyển), trong đó có bài "Phú thuốc Nam" bằng chữ Nôm. Đây là những tác phẩm thơ văn bằng chữ Nôm còn rất mới và hiếm có vào thời Trần. Thần đạo Việt Nam được tạo bởi nhiều vị thánh được muôn người thần phục, trong đó có Thánh tổ thuốc Nam Tuệ Tĩnh. Người dân lập nhiều đền thờ Thánh tổ thuốc Nam Tuệ Tĩnh, trong đó có Cụm di tích đền Xưa, đền Bia và chùa Giám. Đền Xưa Đền Xưa nằm trong Cụm di tích đền Xưa, chùa Giám, đền Bia, là ngôi đền thờ Tuệ Tĩnh ở chính quê hương ông, tại thôn Nghĩa Phú, xã Cẩm Vũ, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương. Đền Xưa được xây dựng vào thế kỷ 17. Năm 1846 được trùng tu. Đền Xưa nay được xây lại và mở rộng năm 2005 mang phong cách nghệ thuật kiến trúc của thời Nguyễn. Đền quay về hướng Tây Bắc, gồm các công trình: Nghi môn, Điện thờ và công trình phụ trợ. Nghi môn chỉ gồm một cổng ra vào với bốn trụ biểu. Tiếp theo là sân đền. Bên phải là các hàng cây cổ thụ, bên trái là hai dãy nhà phụ (Giải vũ). Khu đền chính bao gồm: Tòa Tiền đường, Hậu đường, Tả mạc, Hữu mạc. Tòa Tiền đường 5 gian, 2 tầng mái, 8 mái, cửa bức bàn. Bên trong Tiền đường đặt bài vị và bức tượng thờ bằng gỗ. Hai bên Tiền đường là giếng Sen. Tòa Hậu đường song song với tòa Tiền tế, 3 gian, 2 tầng mái, 8 mái, song thấp và hẹp hơn. Gian chính giữa là khám thờ và bức tượng thờ bằng đồng đen. Trong đền có nhiều câu đối, hoành phi, bình phong, trụ biểu, cồng đền, sắc phong ca ngợi công đức của Tuệ Tĩnh. Đặc biệt tại đây có chuông đồng niên đại Tự Đức, năm 1855. Sơ đồ vị trí đền Xưa, Quần thể Đền Xưa - Chùa Giám - Đền Bia, Cẩm Giàng, Hải Dương Tòa Tiền đường, phía trước là Nghi môn, hồ hai bên sân, đền Xưa Tượng thờ Nam dược Thánh y Tuệ Tĩnh trong Hậu đường đền Xưa Chuông đồng niên đại Tự Đức, năm 1855. tại đền Xưa, Cẩm Giàng, Hải Dương Chùa Giám Chùa Giám (có tên chữ là Nghiêm Quang tự) nằm trong Cụm di tích đền Xưa, chùa Giám, đền Bia. Chùa thuộc địa phận xã Cẩm Sơn, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương, bên hữu ngạn sông Hồng. Tương truyền, chùa Giám được khởi dựng vào thế kỷ 17- 18. Ngoài thờ Phật, chùa Giám còn là nơi thờ Thiền sư Tuệ Tĩnh. Lễ hội chùa Giám ngày nay được diễn ra trong ba ngày (từ ngày 14 đến 16-2 âm lịch). Năm 1971, do lũ lụt, chùa (cùng xã Cẩm Sơn) được di chuyển toàn bộ đến vị trí mới cách địa điểm cũ 7km về phía Tây. Phối cảnh chùa Giám, Cẩm Giàng, Hải Dương Chùa Giám bao gồm: Nghi môn, Sân chùa, Chính điện, tòa Cửu phẩm, nhà Tổ, Tả mạc, Hữu mạc. Nghi môn là một tam quan. Cổng chính giữa có 2 tầng mái, 8 mái. 2 cổng bên nhỏ, với 1 tầng mái. Sân chùa có một hồ nước mặt bằng hình vuông. Giữa là một hòn núi cảnh. Chính điện gồm: Tiền đường, Thiêu Hương và Hậu đường tạo thành hình chữ “công” hay chữ H. Tiền đường 5 gian, 2 chái, 4 mái. Thiêu Hương là tòa dọc nối Tiền đường với Hậu đường. Hậu đường hay điện thờ 3 gian, 8 mái. Tòa Cửu phẩm nằm phía sau Chính điện có mặt bằng hình vuông (8 x 8 m), cao 3 tầng, 12 mái. Công trình có nhiều mảng kiến trúc còn giữ được dấu ấn của thế kỷ 17. Bên trong có tháp Cửu phẩm Liên hoa, là bảo vật quốc gia. Tên tháp Cửu Phẩm Liên Hoa nghĩa là 9 tầng hoa sen, tượng trưng cho 9 cấp tu hành chính quả của Phật giáo. Toà tháp hình lăng trụ lục giác, làm từ gỗ lim, cao khoảng 8m, mỗi cạnh 1,24m, nặng 4 tấn với nhiều chi tiết chạm trổ cầu kỳ. Ở giữa tháp là một trục quay giúp cả công trình có thể xoay tròn bằng sức đẩy của một người. Mỗi tầng tháp có 18 bức tượng. Mỗi mặt có 3 bức gồm tượng Phật ở giữa và tượng Bồ Tát ở hai bên. Giữa các tầng đều có cột đỡ chạm khắc mô phỏng thân cây trúc. Tại 9 tầng đều chạm trổ 5 lớp cánh sen, sơn màu hồng nhạt, khoảng cách giữa các tầng đều nhau. Tòa Cửu Phẩm Liên Hoa chùa Giám là 1 trong 3 tòa cửu phẩm liên hoa có thể quay được tại Việt Nam, 2 tòa còn lại ở chùa Bút Tháp (Bắc Ninh) và chùa Đồng Ngọ (Thanh Hà, Hải Dương). Hai bên Chính điện là hai tòa Tả vu, Hữu vu kết hợp với nhà Tổ phía sau tạo thành một hệ thống không gian dạng hành lang bao quanh chùa, tạo kiến trúc dạng “nội công ngoại quốc”. Chùa Giám hiện còn lưu giữ được một khối lượng di vật, cổ vật có giá trị như: hai chuông đồng lớn đúc vào các năm 1762, 1848; 16 Bia đá có niên đại từ thế kỷ 17- 19, ghi chép về việc xây dựng, trùng tu, tôn tạo, đúc và tạo tượng Phật chùa Giám. Không gian giữa tòa Hậu đường và tòa Cửu phẩm (bên phải) Ban thờ Phật bên trong Hậu đường Tượng thờ Thiền sư Tuệ Tĩnh, chùa Giám, Cẩm Giàng, Hải Dương Phối cảnh tòa Cửu Phẩm, chùa Giám Tháp Cửu Phẩm Liên Hoa trong tòa Cửu Phẩm, chùa Giám Vườn Tháp mộ, chùa Giám, Cẩm Giàng, Hải Dương Đền Bia Đền Bia nằm trong Cụm di tích đền Xưa, chùa Giám, đền Bia, nằm trên cánh đồng phía Tây của thôn Văn Thai, xã Cẩm Văn, giáp làng Nghĩa Phú, xã Cẩm Vũ, quê hương của Đại danh y Tuệ Tĩnh. Đền Bia cách đền Xưa khoảng 500m. Đền được xây dựng vào thế kỷ 17. Tương truyền, tiến sĩ Nguyễn Danh Nho khi đi sứ về, đã cho làm một tấm bia đá với dòng chữ trên bia tương tự như bia trên mộ Thiền sư Tuệ Tĩnh tại Trung Quốc. Khi vận chuyển bia về quê Tuệ Tĩnh, thuyền chở bia bị lật. Khi nước cạn, người dân tìm thấy bia và đã xây dựng tại đây một miếu nhỏ để thờ bia. Miếu nằm cách quê Tuệ Tĩnh khoảng 1km, rất linh thiêng và người dân kéo về đây hái lá thuốc, xin nước uống cầu mong khỏi bệnh. Năm 1846, vua Thiệu Trị (hoàng đế thứ 3 triều Nguyễn, trị vì năm 1841- 1847) cho rằng đây là việc mê tín dị đoan nên cho người đục hết chữ trên tấm bia, đưa ra khỏi ban thờ. Song có một người dân làng Văn Thai, bí mật mang bia về, cất giấu trong nhà Tổ chùa Văn Thai. Năm 1936, dân đã dựng một ngôi đền mới như ngày nay. Năm 1993, 2006 đền được trùng tu lại. Ngày nay vào ngày lễ hội, tấm bia tại chùa Văn Thai lại được đem ra đền Bia để mọi người cùng chiêm bái. Tấm bia khắc lời di nguyện của Tuệ Tĩnh bị vua Thiệu Trị ra lệnh đục xóa Tấm bia được đặt trang trọng phía sau tượng Tuệ Tĩnh trong Hậu đường đền Bia Đền Bia hướng về phía Bắc, gồm: Hồ nước, Nghi môn, sân đền và tòa Tả mạc, Hữu mạc, Chính điện và các công trình phụ trợ khác. Xung quanh đền có vườn thuốc Nam rộng lớn, phong phú các loại dược liệu. Nghi môn gồm 3 tòa cổng. Tòa cổng chính giữa 3 gian, 2 tầng mái, 8 mái. Hai tòa cổng hai bên, 1 gian, 2 tầng mái, 8 mái. Hồ nước trước đền rộng, có mặt bằng hình chữ nhật. Trên hồ, phía bên trái là một tòa Thủy đình, mặt bằng lục giác, 2 tầng mái, 12 mái. Từ Thủy đình vào bờ qua một cây cầu. Sau hồ nước là một sân trong rộng. Hai bên sân là hai tòa Tả vu và Hữu vu. Điện thờ có mặt bằng kiểu “tiền chữ nhất, hậu chữ đinh”, gồm tòa Tiền đường và Hậu đường. Tòa Tiền đường 5 gian, 2 tầng mái, 8 mái, theo phong cách kiến trúc thời Nguyễn. Tòa Hậu đường có mặt bằng hình chữ T (chữ đinh), gồm tòa Bái đường 5 gian và Hậu cung 3 gian. Bên trong gian Hậu cung đặt tượng thờ Đại danh y, Thiền sư Tuệ Tĩnh. Ban thờ Thánh tổ thuốc Nam Tuệ Tĩnh trong Hậu cung, đền Bia Vườn thuốc Nam quanh đền Bia, Cẩm Giàng Người dân đến cắt thuốc Nam tại đền Bia, Cẩm Giàng, Hải Dương Đền Xưa - Chùa Giám - Đền Bia, Cẩm Giàng, Hải Dương là một quần thể gắn với Đại danh y, Thánh tổ thuốc Nam, Thiền sư Tuệ Tĩnh. Cũng như các vị thánh khác, tài năng, công đức, tấm lòng với quê hương của ông được lưu truyền mãi trong dân và trở thành đức tin cốt lõi của người dân Việt Nam về những điều tốt đẹp. Quần thể Đền Xưa - Chùa Giám - Đền Bia có giá trị tiêu biểu trong giai đoạn phát triển kiến trúc nghệ thuật Việt Nam thế kỷ 17 – 19. Đặng Tú, Bộ môn KTCN, ĐHXD Nguồn: Bộ môn Kiến trúc Công nghệ Ths Nguyễn Thy Ngà Đền Xưa - Chùa Giám - Đền Bia, Cẩm Giàng, Hải Dương, nơi thờ phụng Đại danh y, Thánh tổ thuốc Nam, Thiền sư Tuệ Tĩnh. Cũng như các vị thánh khác, tài năng, công đức, tấm lòng với quê hương của ông được lưu truyền mãi trong dân và trở thành đức tin cốt lõi của người dân Việt Nam về những điều tốt đẹp. Tuệ Tĩnh (1330 – 1400) có tên thật là Nguyễn Bá Tĩnh, quê quán tại hương Xưa, tổng Văn Thai, huyện Cẩm Giàng, phủ Thượng Hồng (nay là thôn Nghĩa Phú, xã Cẩm Vũ, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương). Mồ côi cha mẹ từ lúc 6 tuổi, Nguyễn Bá Tĩnh được các nhà sư chùa Hải Triều và chùa Giao Thủy nuôi cho ăn học. Năm 22 tuổi, ông đậu Thái học sinh dưới triều vua Trần Dụ Tông (hoàng đế thứ 7 nhà Trần, trị vì năm 1341- 1369), nhưng không ra làm quan mà ở lại chùa đi tu, lấy pháp hiệu là Tuệ Tĩnh. Những ngày đi tu cũng là những ngày ông học làm thuốc chữa bệnh cứu người. Thánh y Tuệ Tĩnh trở thành nhà y thuật uyên bác. Năm 55 tuổi (1385), ông bị triều đình đưa đi tiến cống cho triều đình nhà Minh. Sang Trung Quốc, ông được vua nhà Minh phong là Đại y Thiền sư. Ông qua đời tại Giang Nam, Trung Quốc. Tuệ Tĩnh luôn khao khát quay trở lại quê hương. Dòng chữ "Ai về nước Nam cho tôi về với" khắc trên bia mộ của ông làm cho hậu thế luôn day dứt. Năm 1690 tiến sĩ Nguyễn Danh Nho đi sứ sang Trung Hoa, tình cờ thấy mộ Tuệ Tĩnh, nhận ra là người cùng làng. Cảm động với lời nhắn gửi thiết tha của Tuệ Tĩnh, vị tiến sĩ đã xin với vua nhà Thanh cho đưa hài cốt Tuệ Tĩnh về quê hương nhưng không được chấp thuận. Ông sao chép bia mộ và khi về nước tìm đến Hải Dương, thuê thợ tạo tác lại tấm bia mộ để thờ. Từ bao đời nay, giới y học Việt Nam và người dân đều thần phục công lao của Tuệ Tĩnh trong việc xây dựng một triết lý về y học bản địa: "Nam dược trị Nam nhân". Triết lý đó đã đưa ông lên ngôi vị cao nhất của nền y học cổ truyền Việt Nam. Trong sách y dược của mình, Thánh y Tuệ Tĩnh không rập khuôn theo sách của đời trước, đặc biệt là sách chữa bệnh của người Trung Quốc. Ông không đưa Ngũ hành lên đầu mà xếp cây thuốc Việt Nam lên trước. Ông cũng phê phán tư tưởng mê tín dị đoan của những người chỉ tin vào bùa chú mà không tin vào thuốc. Ông đã nêu ra nhiều phương pháp khác nhau để chữa bệnh như: châm, chích, chườm, bóp, xoa, ăn, uống, hơ, xông… Thánh y Tuệ Tĩnh không chỉ dừng lại vị thế của một thầy thuốc chữa bệnh, mà còn truyền bá phương pháp vệ sinh trong cộng đồng; không chỉ chăm chú nghề thuốc như trồng cây thuốc, sưu tầm kinh nghiệm chữa bệnh trong dân gian mà còn huấn luyện y học cho các tăng đồ; hướng dẫn người dân có thể tự chữa bệnh bằng các phương pháp dân tộc cổ truyền trông qua bài thuốc thực tiễn, đơn giản, rõ ràng, dễ hiểu. Theo truyền thuyết, trong 30 năm hành nghề, Tuệ Tĩnh đã xây dựng 24 ngôi chùa, biến các chùa này thành y xá chữa bệnh. Ông tập hợp nhiều y án với 184 chứng bệnh được chữa bằng 3.873 phương thuốc. Ông cũng luôn luôn nhắc nhở mọi người chú ý nguyên nhân gây bệnh và tìm biện pháp phòng bệnh tích cực. Thánh y Tuệ Tĩnh nhấn mạnh tác dụng của việc rèn luyện thân thể và sinh hoạt điều độ. Ông nêu phương pháp dưỡng sinh tóm tắt trong 14 chữ: “Bế tinh, dưỡng khí, tồn thần; Thanh tâm, quả dục, thủ chân, luyện hình”. Thánh y Tuệ Tĩnh còn tập hợp những bài thuốc chữa bệnh cho gia súc, góp phần đặt nền tảng cho ngành Thú y dân gian Việt Nam. Thánh y Tuệ Tĩnh đã tổng hợp y dược dân tộc cổ truyền vào trong 2 bộ sách: Nam dược thần hiệu (biên soạn bằng chữ nho khi ông ở Trung Quốc, gồm 11 quyển liệt kê các vị thuốc và 184 loại bệnh); Hồng Nghĩa giác tư y thư (2 quyển), trong đó có bài "Phú thuốc Nam" bằng chữ Nôm. Đây là những tác phẩm thơ văn bằng chữ Nôm còn rất mới và hiếm có vào thời Trần. Thần đạo Việt Nam được tạo bởi nhiều vị thánh được muôn người thần phục, trong đó có Thánh tổ thuốc Nam Tuệ Tĩnh. Người dân lập nhiều đền thờ Thánh tổ thuốc Nam Tuệ Tĩnh, trong đó có Cụm di tích đền Xưa, đền Bia và chùa Giám. Đền Xưa Đền Xưa nằm trong Cụm di tích đền Xưa, chùa Giám, đền Bia, là ngôi đền thờ Tuệ Tĩnh ở chính quê hương ông, tại thôn Nghĩa Phú, xã Cẩm Vũ, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương. Đền Xưa được xây dựng vào thế kỷ 17. Năm 1846 được trùng tu. Đền Xưa nay được xây lại và mở rộng năm 2005 mang phong cách nghệ thuật kiến trúc của thời Nguyễn. Đền quay về hướng Tây Bắc, gồm các công trình: Nghi môn, Điện thờ và công trình phụ trợ. Nghi môn chỉ gồm một cổng ra vào với bốn trụ biểu. Tiếp theo là sân đền. Bên phải là các hàng cây cổ thụ, bên trái là hai dãy nhà phụ (Giải vũ). Khu đền chính bao gồm: Tòa Tiền đường, Hậu đường, Tả mạc, Hữu mạc. Tòa Tiền đường 5 gian, 2 tầng mái, 8 mái, cửa bức bàn. Bên trong Tiền đường đặt bài vị và bức tượng thờ bằng gỗ. Hai bên Tiền đường là giếng Sen. Tòa Hậu đường song song với tòa Tiền tế, 3 gian, 2 tầng mái, 8 mái, song thấp và hẹp hơn. Gian chính giữa là khám thờ và bức tượng thờ bằng đồng đen. Trong đền có nhiều câu đối, hoành phi, bình phong, trụ biểu, cồng đền, sắc phong ca ngợi công đức của Tuệ Tĩnh. Đặc biệt tại đây có chuông đồng niên đại Tự Đức, năm 1855. Sơ đồ vị trí đền Xưa, Quần thể Đền Xưa - Chùa Giám - Đền Bia, Cẩm Giàng, Hải Dương Tòa Tiền đường, phía trước là Nghi môn, hồ hai bên sân, đền Xưa Tượng thờ Nam dược Thánh y Tuệ Tĩnh trong Hậu đường đền Xưa Chuông đồng niên đại Tự Đức, năm 1855. tại đền Xưa, Cẩm Giàng, Hải DươngChùa GiámChùa Giám (có tên chữ là Nghiêm Quang tự) nằm trong Cụm di tích đền Xưa, chùa Giám, đền Bia. Chùa thuộc địa phận xã Cẩm Sơn, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương, bên hữu ngạn sông Hồng.Tương truyền, chùa Giám được khởi dựng vào thế kỷ 17- 18. Ngoài thờ Phật, chùa Giám còn là nơi thờ Thiền sư Tuệ Tĩnh. Lễ hội chùa Giám ngày nay được diễn ra trong ba ngày (từ ngày 14 đến 16-2 âm lịch).Năm 1971, do lũ lụt, chùa (cùng xã Cẩm Sơn) được di chuyển toàn bộ đến vị trí mới cách địa điểm cũ 7km về phía Tây. Phối cảnh chùa Giám, Cẩm Giàng, Hải DươngChùa Giám bao gồm: Nghi môn, Sân chùa, Chính điện, tòa Cửu phẩm, nhà Tổ, Tả mạc, Hữu mạc.Nghi môn là một tam quan. Cổng chính giữa có 2 tầng mái, 8 mái. 2 cổng bên nhỏ, với 1 tầng mái.Sân chùa có một hồ nước mặt bằng hình vuông. Giữa là một hòn núi cảnh.Chính điện gồm: Tiền đường, Thiêu Hương và Hậu đường tạo thành hình chữ “công” hay chữ H.Tiền đường 5 gian, 2 chái, 4 mái.Thiêu Hương là tòa dọc nối Tiền đường với Hậu đường.Hậu đường hay điện thờ 3 gian, 8 mái.Tòa Cửu phẩm nằm phía sau Chính điện có mặt bằng hình vuông (8 x 8 m), cao 3 tầng, 12 mái. Công trình có nhiều mảng kiến trúc còn giữ được dấu ấn của thế kỷ 17.Bên trong có tháp Cửu phẩm Liên hoa, là bảo vật quốc gia. Tên tháp Cửu Phẩm Liên Hoa nghĩa là 9 tầng hoa sen, tượng trưng cho 9 cấp tu hành chính quả của Phật giáo. Toà tháp hình lăng trụ lục giác, làm từ gỗ lim, cao khoảng 8m, mỗi cạnh 1,24m, nặng 4 tấn với nhiều chi tiết chạm trổ cầu kỳ. Ở giữa tháp là một trục quay giúp cả công trình có thể xoay tròn bằng sức đẩy của một người. Mỗi tầng tháp có 18 bức tượng. Mỗi mặt có 3 bức gồm tượng Phật ở giữa và tượng Bồ Tát ở hai bên. Giữa các tầng đều có cột đỡ chạm khắc mô phỏng thân cây trúc. Tại 9 tầng đều chạm trổ 5 lớp cánh sen, sơn màu hồng nhạt, khoảng cách giữa các tầng đều nhau. Tòa Cửu Phẩm Liên Hoa chùa Giám là 1 trong 3 tòa cửu phẩm liên hoa có thể quay được tại Việt Nam, 2 tòa còn lại ở chùa Bút Tháp (Bắc Ninh) và chùa Đồng Ngọ (Thanh Hà, Hải Dương).Hai bên Chính điện là hai tòa Tả vu, Hữu vu kết hợp với nhà Tổ phía sau tạo thành một hệ thống không gian dạng hành lang bao quanh chùa, tạo kiến trúc dạng “nội công ngoại quốc”.Chùa Giám hiện còn lưu giữ được một khối lượng di vật, cổ vật có giá trị như: hai chuông đồng lớn đúc vào các năm 1762, 1848; 16 Bia đá có niên đại từ thế kỷ 17- 19, ghi chép về việc xây dựng, trùng tu, tôn tạo, đúc và tạo tượng Phật chùa Giám. Không gian giữa tòa Hậu đường và tòa Cửu phẩm (bên phải) Ban thờ Phật bên trong Hậu đường Tượng thờ Thiền sư Tuệ Tĩnh, chùa Giám, Cẩm Giàng, Hải Dương Phối cảnh tòa Cửu Phẩm, chùa Giám Tháp Cửu Phẩm Liên Hoa trong tòa Cửu Phẩm, chùa Giám Vườn Tháp mộ, chùa Giám, Cẩm Giàng, Hải DươngĐền BiaĐền Bia nằm trong Cụm di tích đền Xưa, chùa Giám, đền Bia, nằm trên cánh đồng phía Tây của thôn Văn Thai, xã Cẩm Văn, giáp làng Nghĩa Phú, xã Cẩm Vũ, quê hương của Đại danh y Tuệ Tĩnh. Đền Bia cách đền Xưa khoảng 500m.Đền được xây dựng vào thế kỷ 17. Tương truyền, tiến sĩ Nguyễn Danh Nho khi đi sứ về, đã cho làm một tấm bia đá với dòng chữ trên bia tương tự như bia trên mộ Thiền sư Tuệ Tĩnh tại Trung Quốc. Khi vận chuyển bia về quê Tuệ Tĩnh, thuyền chở bia bị lật. Khi nước cạn, người dân tìm thấy bia và đã xây dựng tại đây một miếu nhỏ để thờ bia. Miếu nằm cách quê Tuệ Tĩnh khoảng 1km, rất linh thiêng và người dân kéo về đây hái lá thuốc, xin nước uống cầu mong khỏi bệnh.Năm 1846, vua Thiệu Trị (hoàng đế thứ 3 triều Nguyễn, trị vì năm 1841- 1847) cho rằng đây là việc mê tín dị đoan nên cho người đục hết chữ trên tấm bia, đưa ra khỏi ban thờ. Song có một người dân làng Văn Thai, bí mật mang bia về, cất giấu trong nhà Tổ chùa Văn Thai.Năm 1936, dân đã dựng một ngôi đền mới như ngày nay. Năm 1993, 2006 đền được trùng tu lại.Ngày nay vào ngày lễ hội, tấm bia tại chùa Văn Thai lại được đem ra đền Bia để mọi người cùng chiêm bái. Tấm bia khắc lời di nguyện của Tuệ Tĩnh bị vua Thiệu Trị ra lệnh đục xóa Tấm bia được đặt trang trọng phía sau tượng Tuệ Tĩnh trong Hậu đường đền Bia Đền Bia hướng về phía Bắc, gồm: Hồ nước, Nghi môn, sân đền và tòa Tả mạc, Hữu mạc, Chính điện và các công trình phụ trợ khác. Xung quanh đền có vườn thuốc Nam rộng lớn, phong phú các loại dược liệu.Nghi môn gồm 3 tòa cổng. Tòa cổng chính giữa 3 gian, 2 tầng mái, 8 mái. Hai tòa cổng hai bên, 1 gian, 2 tầng mái, 8 mái.Hồ nước trước đền rộng, có mặt bằng hình chữ nhật. Trên hồ, phía bên trái là một tòa Thủy đình, mặt bằng lục giác, 2 tầng mái, 12 mái. Từ Thủy đình vào bờ qua một cây cầu. Sau hồ nước là một sân trong rộng. Hai bên sân là hai tòa Tả vu và Hữu vu.Điện thờ có mặt bằng kiểu “tiền chữ nhất, hậu chữ đinh”, gồm tòa Tiền đường và Hậu đường.Tòa Tiền đường 5 gian, 2 tầng mái, 8 mái, theo phong cách kiến trúc thời Nguyễn.Tòa Hậu đường có mặt bằng hình chữ T (chữ đinh), gồm tòa Bái đường 5 gian và Hậu cung 3 gian. Bên trong gian Hậu cung đặt tượng thờ Đại danh y, Thiền sư Tuệ Tĩnh. Ban thờ Thánh tổ thuốc Nam Tuệ Tĩnh trong Hậu cung, đền Bia Vườn thuốc Nam quanh đền Bia, Cẩm Giàng Người dân đến cắt thuốc Nam tại đền Bia, Cẩm Giàng, Hải DươngĐền Xưa - Chùa Giám - Đền Bia, Cẩm Giàng, Hải Dương là một quần thể gắn với Đại danh y, Thánh tổ thuốc Nam, Thiền sư Tuệ Tĩnh. Cũng như các vị thánh khác, tài năng, công đức, tấm lòng với quê hương của ông được lưu truyền mãi trong dân và trở thành đức tin cốt lõi của người dân Việt Nam về những điều tốt đẹp.Quần thể Đền Xưa - Chùa Giám - Đền Bia có giá trị tiêu biểu trong giai đoạn phát triển kiến trúc nghệ thuật Việt Nam thế kỷ 17 – 19. Đặng Tú, Bộ môn KTCN, ĐHXDNguồn: Bộ môn Kiến trúc Công nghệThs Nguyễn Thy Ngà Trở về đầu trang Thiến sư Tuệ Tĩnh Nam dược Thánh tổ Đền XưaChùa Giám Đền Bia Cẩm Giàng Hải Dương 8 Tổng số:1 lượt 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10