Di chỉ khảo cổ hàng nghìn năm bị lãng quên Di chỉ khảo cổ hàng nghìn năm bị lãng quên Di chỉ khảo cổ thuộc văn hóa Phùng Nguyên được khai quật tại huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ có giá trị lịch sử rất lớn khi tại đây, với nhiều vật dụng, xương cốt, thành quách được xác định có niên đại cách ngày nay khoảng 3.500 năm, thuộc văn hóa Phùng Nguyên. Hàng chục đoàn khảo cổ đã về xóm Rền (khu 4, xã Gia Thanh, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ) để tiến hành khai quật trên một diện tích rộng. Tại đây, các đoàn khảo cổ đã tìm thấy rất nhiều vật dụng, xương cốt, thành quách được xác định có niên đại cách ngày nay khoảng trên dưới 3.500 năm, thuộc văn hoá Phùng Nguyên - giai đoạn chuẩn bị cho sự hình thành nhà nước của các vua Hùng trong lịch sử nước ta. Xóm Rền xã Gia Thanh, huyện Phù Ninh - nơi phát hiện những vật dụng, mộ cổ, di cốt có niên đại hàng nghìn năm. Ảnh Ngô Hùng Sau nhiều lần tiến hành khai quật, các nhà khảo cổ phát hiện trong tầng văn hoá của các hố đào đã phát hiện được một số di tích, di vật của người xưa như: Những dấu vết than tro, cục đất sét, vỏ nhuyễn thể, xương động vật, vùng đất cháy cứng và nhiều cụm đồ gốm. Các tiêu bản đồ đá đã được phát hiện như: Rìu bôn tứ giác, rìu có vai, cuốc, đục, mũi tên, mảnh vòng, khuyên tai, chày nghiền, bàn mài… Trong đó bàn mài chiếm số lượng nhiều nhất. Đồ gốm với hàng nghìn tiêu bản còn nguyên vẹn hoặc gần nguyên vẹn như: Nồi, bình, chạc gốm, dọi se sợi, bi gốm, cùng hàng vạn mảnh gốm. Đặc biệt, đoàn khảo cổ đã phát hiện được 8 ngôi mộ cổ, trong đó có 4 ngôi mộ còn di cốt người Việt cổ. Nha Chương to đẹp nhất Việt Nam được tìm thấy tại xóm Rền. Ảnh Đ.M.T Sau những cuộc khai quật rầm rộ với cả đoàn ở trong và ngoài nước, ngày 18/10/2007, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du Lịch đã có quyết định số 12/2007/QĐ-BVHTTDL về việc xếp hạng di tích quốc gia: Di tích khảo cổ xóm Rền xã Gia Thanh, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ. Ngày 15/11/2010, UBND tỉnh Phú Thọ có văn bản số 3997/UBND-VX2 về việc chấp thuận chủ trương lập dự án đầu tư xây dựng Khu di tích khảo cổ xóm Rền, xã Gia Thanh, huyện Phù Ninh nhằm bảo tồn và phát huy giá trị của di tích khảo cổ xóm Rền - di tích tiêu biểu của giai đoạn văn hóa Phùng Nguyên đã được xếp hạng cấp quốc gia. Tiếp đến, ngày 7/8/2012, UBND tỉnh Phú Thọ tiếp tục có Quyết định số 2124/QĐ-UBND về việc phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình: Bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích khảo cổ xóm Rền, xã Gia Thanh, huyện Phù Ninh với mục tiêu xây dựng khu di tích thành điểm đến của du lịch về cội nguồn, gắn kết với Khu di tích lịch sử Đền Hùng và các di tích quan trọng khác trong TP.Việt Trì. Theo quyết định này, dự án sẽ có tổng diện tích là 42,5ha với Khu bảo tàng tại chỗ, Khu du lịch sinh thái, các công trình công cộng, sửa chữa cải tạo các khu dân cư, các công trình hạ tầng kỹ thuật trong khu di tích... với tổng mức đầu tư dự án là hơn 610 tỷ đồng, thời gian hoàn thành dự án chậm nhất không quá ngày 31/12/2020. Nơi phát hiện mộ cổ và di cốt được cho có niên đại hàng nghìn năm. Ảnh: Ngô Hùng Ngày 22/8/2012, UBND tỉnh Phú Thọ có Quyết định số 2229/QĐ-UBND về việc phê duyệt quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích khảo cổ xóm Rền, xã Gia Thanh, huyện Phù Ninh. Theo quyết định này, dự án sẽ được chia ra thành 3 giai đoạn. Cụ thể, giai đoạn 1 (từ 2012 - 2014) sẽ đầu tư xây dựng khu bảo tàng tại chỗ, khu tiếp đoàn và trưng bày cổ vật; giai đoạn 2 (từ 2013 - 2015) là đầu tư xây dựng công trình liên quan đến di tích gồm khôi phục chùa Lọc, xây dựng bãi đỗ xe, chợ quê và khu dịch vụ, xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật toàn khu; giai đoạn 3 (từ 2015 - 2020) sẽ đầu tư xây dựng công trình phát triển du lịch gồm hồ nước, tạo cảnh quan xung quanh hồ và các công trình phục vụ du lịch. Tuy nhiên, đầu tháng 7/2019, ghi nhận thực tế của Dân Việt, hiện tại dự án vẫn chưa được triển khai bất kỳ hạng mục nào. Không những thế, cuộc sống của nhiều hộ dân ở đây vẫn rơi vào cảnh "treo" cùng dự án.Di cốt sau khi được khai quật, nghiên cứu chỉ được lấp khoảng 20cm cát vàng sau đó phủ bạt sơ sài. Ảnh: Ngô Hùng Theo ông Hán Văn Luận, người được giao trong nom khu di chỉ xóm Rền cho biết, năm 1968, khi ông Hán Văn Cẩn, một nhà khảo cổ về đây chơi thì thấy phát lộ nhiều rìu đá, búa đá, bùa trời... giống với vật dụng của người Việt cổ. Từ đó, hàng năm, nhiều đoàn khảo cổ, sinh viên khoa sử về đây tiến hành đào thăm và phát hiện hàng nghìn, hàng vạn dụng cụ lao động, đồ thờ bằng đá, bằng gốm. "Đặc biệt, năm 2004, có đến gần 20 đoàn khảo cổ, chuyên gia cả trong nước và ngoài nước như Nga, Mỹ, Pháp, Trung Quốc... về đây tiến hành nghiên cứu, khai quật. Trong những lần này, các đoàn khảo cổ đã phát hiện cả Nha Chương (kiếm giá bằng đá ngọc) hay những ngôi mộ cổ và di cốt của người Việt cổ", ông Luận cho biết. Cũng theo ông Luận, sau khi phát hiện di chỉ mang nhiều giá trị lịch sử của văn hóa Phùng Nguyên, khu vực xóm Rền này đã được công nhận là di tích quốc gia và có quy hoạch xây dựng. Di tích khảo cổ bị lãng quên Nguồn video: VNew Việc nằm trong quy hoạch, người dân cũng gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống vì không được thay đổi mặt bằng tại khu 1, việc tách khẩu, tách "bìa đỏ" khó khăn. Không những thế, nếu dự án "treo", không thực hiện được thì những nơi đã khai quật, đặc biệt là phát hiện mộ cổ, các di cốt sau khi nghiên cứu xong thì nên lấp lại để tránh bị ảnh hưởng, xuống cấp. Đằng này có ngôi mộ sau khi khai quật, nghiên cứu xong thì chỉ đổ 1 lớp cát vàng khoảng 20cm, sau đó phủ bạt lên. Thấy vậy, tôi bỏ tiền ra để xây tạm cái mái che, nhưng mỗi khi nhìn thấy tôi đều cảm thấy rất chạnh lòng, xót xa ", ông Luận bày tỏ. Ngoài ra, ông Luận cũng đề xuất, trong khi chưa thực hiện được tổng thể của dự án, các cơ quan chức năng cũng nên quan tâm, xây dựng trước các lăng tẩm hay khu vực kiên cố cho những nơi đã phát hiện mộ cổ và di cốt. Trao đổi với Dân Việt, ông Hà Xuân Huấn, Trưởng phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện Phù Ninh cho biết, dự án này do UBND huyện Phù Ninh làm chủ đầu tư. Tuy nhiên do chưa có kinh phí nên dự án chưa được triển khai thực hiện. UBND huyện Phù Ninh cũng đã có những văn bản báo cáo lên lãnh đạo cấp trên để báo cáo những khó khăn trong việc thực hiện triển khai dự án này. Nguồn: Báo Tiền PhongTh.S. Nguyễn Thy Ngà Tổng hợp Di chỉ khảo cổ thuộc văn hóa Phùng Nguyên được khai quật tại huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ có giá trị lịch sử rất lớn khi tại đây, với nhiều vật dụng, xương cốt, thành quách được xác định có niên đại cách ngày nay khoảng 3.500 năm, thuộc văn hóa Phùng Nguyên. Hàng chục đoàn khảo cổ đã về xóm Rền (khu 4, xã Gia Thanh, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ) để tiến hành khai quật trên một diện tích rộng. Tại đây, các đoàn khảo cổ đã tìm thấy rất nhiều vật dụng, xương cốt, thành quách được xác định có niên đại cách ngày nay khoảng trên dưới 3.500 năm, thuộc văn hoá Phùng Nguyên - giai đoạn chuẩn bị cho sự hình thành nhà nước của các vua Hùng trong lịch sử nước ta. Xóm Rền xã Gia Thanh, huyện Phù Ninh - nơi phát hiện những vật dụng, mộ cổ, di cốt có niên đại hàng nghìn năm. Ảnh Ngô HùngSau nhiều lần tiến hành khai quật, các nhà khảo cổ phát hiện trong tầng văn hoá của các hố đào đã phát hiện được một số di tích, di vật của người xưa như: Những dấu vết than tro, cục đất sét, vỏ nhuyễn thể, xương động vật, vùng đất cháy cứng và nhiều cụm đồ gốm.Các tiêu bản đồ đá đã được phát hiện như: Rìu bôn tứ giác, rìu có vai, cuốc, đục, mũi tên, mảnh vòng, khuyên tai, chày nghiền, bàn mài… Trong đó bàn mài chiếm số lượng nhiều nhất. Đồ gốm với hàng nghìn tiêu bản còn nguyên vẹn hoặc gần nguyên vẹn như: Nồi, bình, chạc gốm, dọi se sợi, bi gốm, cùng hàng vạn mảnh gốm.Đặc biệt, đoàn khảo cổ đã phát hiện được 8 ngôi mộ cổ, trong đó có 4 ngôi mộ còn di cốt người Việt cổ. Nha Chương to đẹp nhất Việt Nam được tìm thấy tại xóm Rền. Ảnh Đ.M.T Sau những cuộc khai quật rầm rộ với cả đoàn ở trong và ngoài nước, ngày 18/10/2007, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du Lịch đã có quyết định số 12/2007/QĐ-BVHTTDL về việc xếp hạng di tích quốc gia: Di tích khảo cổ xóm Rền xã Gia Thanh, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ.Ngày 15/11/2010, UBND tỉnh Phú Thọ có văn bản số 3997/UBND-VX2 về việc chấp thuận chủ trương lập dự án đầu tư xây dựng Khu di tích khảo cổ xóm Rền, xã Gia Thanh, huyện Phù Ninh nhằm bảo tồn và phát huy giá trị của di tích khảo cổ xóm Rền - di tích tiêu biểu của giai đoạn văn hóa Phùng Nguyên đã được xếp hạng cấp quốc gia.Tiếp đến, ngày 7/8/2012, UBND tỉnh Phú Thọ tiếp tục có Quyết định số 2124/QĐ-UBND về việc phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình: Bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích khảo cổ xóm Rền, xã Gia Thanh, huyện Phù Ninh với mục tiêu xây dựng khu di tích thành điểm đến của du lịch về cội nguồn, gắn kết với Khu di tích lịch sử Đền Hùng và các di tích quan trọng khác trong TP.Việt Trì.Theo quyết định này, dự án sẽ có tổng diện tích là 42,5ha với Khu bảo tàng tại chỗ, Khu du lịch sinh thái, các công trình công cộng, sửa chữa cải tạo các khu dân cư, các công trình hạ tầng kỹ thuật trong khu di tích... với tổng mức đầu tư dự án là hơn 610 tỷ đồng, thời gian hoàn thành dự án chậm nhất không quá ngày 31/12/2020. Nơi phát hiện mộ cổ và di cốt được cho có niên đại hàng nghìn năm. Ảnh: Ngô Hùng Ngày 22/8/2012, UBND tỉnh Phú Thọ có Quyết định số 2229/QĐ-UBND về việc phê duyệt quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích khảo cổ xóm Rền, xã Gia Thanh, huyện Phù Ninh. Theo quyết định này, dự án sẽ được chia ra thành 3 giai đoạn. Cụ thể, giai đoạn 1 (từ 2012 - 2014) sẽ đầu tư xây dựng khu bảo tàng tại chỗ, khu tiếp đoàn và trưng bày cổ vật; giai đoạn 2 (từ 2013 - 2015) là đầu tư xây dựng công trình liên quan đến di tích gồm khôi phục chùa Lọc, xây dựng bãi đỗ xe, chợ quê và khu dịch vụ, xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật toàn khu; giai đoạn 3 (từ 2015 - 2020) sẽ đầu tư xây dựng công trình phát triển du lịch gồm hồ nước, tạo cảnh quan xung quanh hồ và các công trình phục vụ du lịch.Tuy nhiên, đầu tháng 7/2019, ghi nhận thực tế của Dân Việt, hiện tại dự án vẫn chưa được triển khai bất kỳ hạng mục nào. Không những thế, cuộc sống của nhiều hộ dân ở đây vẫn rơi vào cảnh "treo" cùng dự án.Di cốt sau khi được khai quật, nghiên cứu chỉ được lấp khoảng 20cm cát vàng sau đó phủ bạt sơ sài. Ảnh: Ngô Hùng Theo ông Hán Văn Luận, người được giao trong nom khu di chỉ xóm Rền cho biết, năm 1968, khi ông Hán Văn Cẩn, một nhà khảo cổ về đây chơi thì thấy phát lộ nhiều rìu đá, búa đá, bùa trời... giống với vật dụng của người Việt cổ. Từ đó, hàng năm, nhiều đoàn khảo cổ, sinh viên khoa sử về đây tiến hành đào thăm và phát hiện hàng nghìn, hàng vạn dụng cụ lao động, đồ thờ bằng đá, bằng gốm."Đặc biệt, năm 2004, có đến gần 20 đoàn khảo cổ, chuyên gia cả trong nước và ngoài nước như Nga, Mỹ, Pháp, Trung Quốc... về đây tiến hành nghiên cứu, khai quật. Trong những lần này, các đoàn khảo cổ đã phát hiện cả Nha Chương (kiếm giá bằng đá ngọc) hay những ngôi mộ cổ và di cốt của người Việt cổ", ông Luận cho biết.Cũng theo ông Luận, sau khi phát hiện di chỉ mang nhiều giá trị lịch sử của văn hóa Phùng Nguyên, khu vực xóm Rền này đã được công nhận là di tích quốc gia và có quy hoạch xây dựng.Di tích khảo cổ bị lãng quên Nguồn video: VNew Việc nằm trong quy hoạch, người dân cũng gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống vì không được thay đổi mặt bằng tại khu 1, việc tách khẩu, tách "bìa đỏ" khó khăn. Không những thế, nếu dự án "treo", không thực hiện được thì những nơi đã khai quật, đặc biệt là phát hiện mộ cổ, các di cốt sau khi nghiên cứu xong thì nên lấp lại để tránh bị ảnh hưởng, xuống cấp. Đằng này có ngôi mộ sau khi khai quật, nghiên cứu xong thì chỉ đổ 1 lớp cát vàng khoảng 20cm, sau đó phủ bạt lên. Thấy vậy, tôi bỏ tiền ra để xây tạm cái mái che, nhưng mỗi khi nhìn thấy tôi đều cảm thấy rất chạnh lòng, xót xa ", ông Luận bày tỏ.Ngoài ra, ông Luận cũng đề xuất, trong khi chưa thực hiện được tổng thể của dự án, các cơ quan chức năng cũng nên quan tâm, xây dựng trước các lăng tẩm hay khu vực kiên cố cho những nơi đã phát hiện mộ cổ và di cốt.Trao đổi với Dân Việt, ông Hà Xuân Huấn, Trưởng phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện Phù Ninh cho biết, dự án này do UBND huyện Phù Ninh làm chủ đầu tư. Tuy nhiên do chưa có kinh phí nên dự án chưa được triển khai thực hiện. UBND huyện Phù Ninh cũng đã có những văn bản báo cáo lên lãnh đạo cấp trên để báo cáo những khó khăn trong việc thực hiện triển khai dự án này. Nguồn: Báo Tiền PhongTh.S. Nguyễn Thy Ngà Tổng hợp Trở về đầu trang Di chỉ di chỉ nghìn năm di chỉ ở Phú Thọ Vua Hùng 0 Tổng số: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10