Di tích lịch sử - nghệ thuật đình Thịnh Hào: Những giá trị vĩnh hằng Di tích lịch sử - nghệ thuật đình Thịnh Hào: Những giá trị vĩnh hằng Đình Thịnh Hào phụng thờ thần Cao Sơn Đại Vương và đức Bố Cái Đại Vương - vua Phùng Hưng làm Thành Hoàng làng, những vị thiên thần và nhân thần có công với nước, với dân, bảo hộ, phù trì giúp nhân dân chống lại thiên tai, cường địch, giữ gìn sự bình yên trong cuộc sống. Đình Thịnh Hào được gọi bằng tên Nôm theo địa danh nơi đình tọa lạc, đó là phường Thịnh Hào thuộc tổng Hạ, huyện Vĩnh Thuận, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Nội; hiện nay là phường Hàng Bột, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội. Từ xa xưa, đây đã là khu vực nội đô của kinh thành Thăng Long, tập trung đông đúc dân cư, có bề dày lịch sử rất lâu đời. Cùng với sự hình thành và phát triển của xóm làng, để phục vụ nhu cầu sinh hoạt tinh thần, với trí sáng tạo tuyệt vời, bằng sự tài hoa khéo léo và trên hết, đó là niềm thành kính vô hạn đối với các bậc tiền nhân, người dân nơi đây đã kiến tạo lên vô số các công trình văn hoá, tín ngưỡng trong đó có di tích đình Thịnh Hào. Theo các tài liệu lịch sử, thần tích, thần phả và đặc biệt là căn cứ theo nội dung các đạo sắc phong hiện còn lưu giữ tại di tích, chúng ta được biết: Đình Thịnh Hào phụng thờ thần Cao Sơn Đại Vương và đức Bố Cái Đại Vương - Phùng Hưng làm Thành Hoàng làng. Đây chính là các vị thiên thần và nhân thần có công với nước, với dân, đã bảo hộ, phù trì giúp nhân dân chống lại thiên tai, cường địch, giữ gìn sự bình yên trong cuộc sống. Thần Cao Sơn Đại Vương được thờ ở rất nhiều nơi và giữ một vị trí hết sức quan trọng trong hệ thống thần thoại về sự nghiệp dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Theo truyền thuyết, thần chính là con của Quốc tổ Lạc Long Quân và Quốc mẫu Âu Cơ, đã nhiều lần hiển linh phù trợ, góp phần giữ gìn sự ổn định đất nước trước sự tấn công, phá hoại của thù trong, giặc ngoài. Thần Cao Sơn Đại Vương được nhiều triều đại phong kiến Việt Nam kính cẩn gia phong là Thượng đẳng Phúc thần - đồng thời sắc ban cho các địa phương trong đó có nhân dân Thịnh Hào được phụng thờ; được liệt vào Thăng Long tứ trấn - một trong 4 vị thần bảo hộ cho kinh thành Thăng Long của chúng ta. Đức Phùng Hưng xuất thân từ dòng dõi cự tộc đất Đường Lâm - Ba Vì, ông được sử sách và nhân dân truyền tụng là người nổi tiếng có sức khoẻ phi thường và tài mưu lược hơn người. Căm phẫn trước cảnh đất nước bị bọn đô hộ nhà Đường dày xéo, ông đã cùng hai em là Phùng Hải và Phùng Dĩnh lãnh đạo nhân dân, dấy cờ khởi nghĩa, quét sạch quân giặc ra khỏi bờ cõi. Nhớ ơn công đức đánh đuổi giặc ngoại xâm, giành độc lập của Phùng Hưng, sau khi ông mất, nhân dân suy tôn ông là vua bố mẹ “Bố Cái Đại Vương”. Vào các giai đoạn sau này, ông còn nhiều lần hiển ứng, phù trợ nhân dân đánh giặc giữ nước. Do vậy, kể từ các bậc vua chúa cho tới nhân gian, đều kính cẩn lập miếu và đền thờ ông ở rất nhiều nơi. Trên địa bàn quận Đống Đa, đức Phùng Hưng được thờ tại đình Thịnh Hào (phường Hàng Bột), đình Hoàng Cầu (phường Ô Chợ Dừa), đặc biệt còn có lăng mộ của ngài tại phường Cát Linh. Có thể nói, việc thờ tự các vị thần trong đó có thần Cao Sơn Đại Vương và đức Bố Cái Đại Vương - Phùng Hưng là truyền thống quý báu của dân tộc ta, nhằm tôn vinh, biểu dương những tấm gương sáng để mọi thế hệ người dân noi theo, qua đó hun đúc lòng tự hào, củng cố tình đoàn kết, góp phần tạo nên sức mạnh bền vững của cộng đồng trong xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước. Qua khảo cứu văn thư, đặc biệt là nghiên cứu, tìm hiểu nội dung các đạo sắc phong và các di vật hiện còn trong di tích, có thể đoán định niên đại khởi dựng đình Thịnh Hào vào khoảng đầu thế kỷ 19. Do ảnh hưởng của chiến tranh và quá trình đô thị hoá, khuôn viên cũng như các công trình kiến trúc di tích không còn được như lúc khởi dựng. Hiện nay, ngoài công trình kiến trúc mang phong cách truyền thống, tại di tích còn lưu giữ các đồ thờ, di vật, các đạo sắc phong mang nhiều giá trị lịch sử, văn hoá. Đây là nguồn sử liệu quan trọng giúp chúng ta nghiên cứu, tìm hiểu về những giá trị văn hóa truyền thống, về lịch sử mỹ thuật Việt Nam trong giai đoạn từ thế kỷ 19 đến nay. Nhằm tôn vinh, bảo tồn và phát huy giá trị của di tích, ngày 15/12/2016, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Ngô Văn Quý đã ký ban hành Quyết định số 6931/QĐ-UBND về xếp hạng di tích Lịch sử - Nghệ thuật đình Thịnh Hào, phường Hàng Bột, quận Đống Đa, Hà Nội. Trải qua bao biến cố thăng trầm của lịch sử, những di tích như đình Thịnh Hào vẫn vững bền tồn tại, để lưu giữ cho chúng ta và các thế hệ mai sau những tài sản văn hóa vô giá. Với ý nghĩa đó, sau khi di tích được UBND thành phố xếp hạng, mong rằng chính quyền và nhân dân phường Hàng Bột sẽ tiếp tục quan tâm bảo vệ, tôn tạo và phát huy các giá trị của di tích, để góp phần gìn giữ và làm giàu thêm khối di sản văn hóa quý giá của dân tộc. Vy Linh – Hà Minh Nguồn: Báo Gia đình và Pháp Luật Ths Nguyễn Thy Ngà Đình Thịnh Hào phụng thờ thần Cao Sơn Đại Vương và đức Bố Cái Đại Vương - vua Phùng Hưng làm Thành Hoàng làng, những vị thiên thần và nhân thần có công với nước, với dân, bảo hộ, phù trì giúp nhân dân chống lại thiên tai, cường địch, giữ gìn sự bình yên trong cuộc sống. Đình Thịnh Hào được gọi bằng tên Nôm theo địa danh nơi đình tọa lạc, đó là phường Thịnh Hào thuộc tổng Hạ, huyện Vĩnh Thuận, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Nội; hiện nay là phường Hàng Bột, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội. Từ xa xưa, đây đã là khu vực nội đô của kinh thành Thăng Long, tập trung đông đúc dân cư, có bề dày lịch sử rất lâu đời. Cùng với sự hình thành và phát triển của xóm làng, để phục vụ nhu cầu sinh hoạt tinh thần, với trí sáng tạo tuyệt vời, bằng sự tài hoa khéo léo và trên hết, đó là niềm thành kính vô hạn đối với các bậc tiền nhân, người dân nơi đây đã kiến tạo lên vô số các công trình văn hoá, tín ngưỡng trong đó có di tích đình Thịnh Hào. Theo các tài liệu lịch sử, thần tích, thần phả và đặc biệt là căn cứ theo nội dung các đạo sắc phong hiện còn lưu giữ tại di tích, chúng ta được biết: Đình Thịnh Hào phụng thờ thần Cao Sơn Đại Vương và đức Bố Cái Đại Vương - Phùng Hưng làm Thành Hoàng làng. Đây chính là các vị thiên thần và nhân thần có công với nước, với dân, đã bảo hộ, phù trì giúp nhân dân chống lại thiên tai, cường địch, giữ gìn sự bình yên trong cuộc sống. Thần Cao Sơn Đại Vương được thờ ở rất nhiều nơi và giữ một vị trí hết sức quan trọng trong hệ thống thần thoại về sự nghiệp dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Theo truyền thuyết, thần chính là con của Quốc tổ Lạc Long Quân và Quốc mẫu Âu Cơ, đã nhiều lần hiển linh phù trợ, góp phần giữ gìn sự ổn định đất nước trước sự tấn công, phá hoại của thù trong, giặc ngoài. Thần Cao Sơn Đại Vương được nhiều triều đại phong kiến Việt Nam kính cẩn gia phong là Thượng đẳng Phúc thần - đồng thời sắc ban cho các địa phương trong đó có nhân dân Thịnh Hào được phụng thờ; được liệt vào Thăng Long tứ trấn - một trong 4 vị thần bảo hộ cho kinh thành Thăng Long của chúng ta. Đức Phùng Hưng xuất thân từ dòng dõi cự tộc đất Đường Lâm - Ba Vì, ông được sử sách và nhân dân truyền tụng là người nổi tiếng có sức khoẻ phi thường và tài mưu lược hơn người. Căm phẫn trước cảnh đất nước bị bọn đô hộ nhà Đường dày xéo, ông đã cùng hai em là Phùng Hải và Phùng Dĩnh lãnh đạo nhân dân, dấy cờ khởi nghĩa, quét sạch quân giặc ra khỏi bờ cõi. Nhớ ơn công đức đánh đuổi giặc ngoại xâm, giành độc lập của Phùng Hưng, sau khi ông mất, nhân dân suy tôn ông là vua bố mẹ “Bố Cái Đại Vương”. Vào các giai đoạn sau này, ông còn nhiều lần hiển ứng, phù trợ nhân dân đánh giặc giữ nước. Do vậy, kể từ các bậc vua chúa cho tới nhân gian, đều kính cẩn lập miếu và đền thờ ông ở rất nhiều nơi. Trên địa bàn quận Đống Đa, đức Phùng Hưng được thờ tại đình Thịnh Hào (phường Hàng Bột), đình Hoàng Cầu (phường Ô Chợ Dừa), đặc biệt còn có lăng mộ của ngài tại phường Cát Linh. Có thể nói, việc thờ tự các vị thần trong đó có thần Cao Sơn Đại Vương và đức Bố Cái Đại Vương - Phùng Hưng là truyền thống quý báu của dân tộc ta, nhằm tôn vinh, biểu dương những tấm gương sáng để mọi thế hệ người dân noi theo, qua đó hun đúc lòng tự hào, củng cố tình đoàn kết, góp phần tạo nên sức mạnh bền vững của cộng đồng trong xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước. Qua khảo cứu văn thư, đặc biệt là nghiên cứu, tìm hiểu nội dung các đạo sắc phong và các di vật hiện còn trong di tích, có thể đoán định niên đại khởi dựng đình Thịnh Hào vào khoảng đầu thế kỷ 19. Do ảnh hưởng của chiến tranh và quá trình đô thị hoá, khuôn viên cũng như các công trình kiến trúc di tích không còn được như lúc khởi dựng. Hiện nay, ngoài công trình kiến trúc mang phong cách truyền thống, tại di tích còn lưu giữ các đồ thờ, di vật, các đạo sắc phong mang nhiều giá trị lịch sử, văn hoá. Đây là nguồn sử liệu quan trọng giúp chúng ta nghiên cứu, tìm hiểu về những giá trị văn hóa truyền thống, về lịch sử mỹ thuật Việt Nam trong giai đoạn từ thế kỷ 19 đến nay. Nhằm tôn vinh, bảo tồn và phát huy giá trị của di tích, ngày 15/12/2016, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Ngô Văn Quý đã ký ban hành Quyết định số 6931/QĐ-UBND về xếp hạng di tích Lịch sử - Nghệ thuật đình Thịnh Hào, phường Hàng Bột, quận Đống Đa, Hà Nội. Trải qua bao biến cố thăng trầm của lịch sử, những di tích như đình Thịnh Hào vẫn vững bền tồn tại, để lưu giữ cho chúng ta và các thế hệ mai sau những tài sản văn hóa vô giá. Với ý nghĩa đó, sau khi di tích được UBND thành phố xếp hạng, mong rằng chính quyền và nhân dân phường Hàng Bột sẽ tiếp tục quan tâm bảo vệ, tôn tạo và phát huy các giá trị của di tích, để góp phần gìn giữ và làm giàu thêm khối di sản văn hóa quý giá của dân tộc. Vy Linh – Hà MinhNguồn: Báo Gia đình và Pháp LuậtThs Nguyễn Thy Ngà Trở về đầu trang Bố Cái Đại Vương vua Phùng Hưng đình Thịnh Hào Hà Nội 0 Tổng số: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10