Đền La Tiến có tên gọi là “Đền tưởng niệm- Bốt- Cây đa La Tiến” ý nghĩa: Tên di tích được gọi gắn liền với tên địa danh La Tiến, nơi có bia căm thù và cây đa cổ thụ.
La Tiến là mảnh đất có lịch sử phát triển từ lâu đời. Xưa
kia, La Tiến là một xã thuộc tổng Võng Phan, huyện Phù Dung, phủ Khoái Châu, trấn
Sơn Nam Thượng. Trải qua những lần chia tách và sát nhập địa giới hành chính, đến
năm 1997, tỉnh Hưng Yên được tái lập và sau đó huyện Phù Tiên tách thành hai
huyện Phù Cừ và Tiên Lữ. Từ đó, thôn La Tiến thuộc xã Nguyên Hoà, huyện Phù Cừ,
tỉnh Hưng Yên.
Đền La Tiến có tên gọi là “Đền tưởng niệm- Bốt- Cây đa La Tiến”
ý nghĩa: Tên di tích được gọi gắn liền với tên địa danh La Tiến, nơi có bia căm
thù và cây đa cổ thụ.
Nơi đây xưa kia, thực dân Pháp đã cho xây một bốt khét tiếng
tàn ác, nằm án ngữ phía Nam tỉnh Hưng Yên. Tại đây đã diễn ra các cuộc tra tấn,
xét hỏi cực hình dã man đối với các chiến sĩ cách mạng và đồng bào yêu nước.
Đền La Tiến toạ lạc tại thôn La Tiến, xã Nguyên Hoà, huyện
Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên. Đền có mặt tiền hướng Đông Nam, phía trước là dòng sông
Luộc cuộn chảy và bến phà La Tiến nối giữa hai tỉnh Hưng Yên và Thái Bình.
La Tiến là mảnh đất có lịch sử phát triển từ lâu đời. Xưa
kia, La Tiến là một xã thuộc tổng Võng Phan, huyện Phù Dung, phủ Khoái Châu, trấn
Sơn Nam Thượng. Trải qua những lần chia tách và sát nhập địa giới hành chính, đến
năm 1997, tỉnh Hưng Yên được tái lập và sau đó huyện Phù Tiên tách thành hai
huyện Phù Cừ và Tiên Lữ. Từ đó, thôn La Tiến thuộc xã Nguyên Hoà, huyện Phù Cừ,
tỉnh Hưng Yên.
Đền La Tiến là nơi khắc ghi tội ác của bọn thực dân Pháp và
bè lũ tay sai bán nước. Nơi đây chúng đã dùng mọi cực hình tra tấn man rợ, đã
giết hại 1145 chiến sỹ cách mạng, đồng chí và đồng bào yêu nước. Tại đền La Tiến
còn thờ Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn.
Trong thời gian thực dân Pháp thực hiện kế hoạch bình định đồng
bằng Bắc Bộ, La Tiến là nơi có vị trí chiến lược trọng yếu về quân sự. Hệ thống
giao thông thuỷ, bộ rất thuận lợi cho việc chuyển quân, vận chuyển lương thực,
thực phẩm chi viện cho khu vực tả ngạn sông Luộc.
Mặt khác, đây là địa bàn trung tâm, có phong trào cách mạng
phát triển mạnh mẽ. Vì vậy, thực dân Pháp đã lấy La Tiến là vị trí chiếm đóng,
lập bốt, án ngữ phía Nam tỉnh Hưng Yên, phía Bắc tỉnh Thái Bình, phía Tây tỉnh Hải
Dương, nhằm ngăn chặn sự chi viện sức người, sức của, vũ khí, súng đạn, lương
thực, thực phẩm ... từ Hà Nội, Hải Phòng, Thái Bình, Hải Dương và đàn áp phong
trào cách mạng của quân, dân Phù Cừ và các vùng lân cận.
Đi đến đâu, địch cũng bắn giết, hãm hại dân lành, đốt phá
nhà cửa, hòng khuất phục ý chí và tinh thần của nhân dân ta. Thời gian này thực
dân Pháp đã chiếm đóng và lập 72 bốt trên địa bàn tỉnh Hưng Yên. Trong đó, bốt
La Tiến có vị trí chiến lược quân sự và giao thông quan trọng nhất. Đây là bốt
khét tiếng tàn ác.
Ngay từ buổi đầu chiếm đóng bốt, địch đã khủng bố vô cùng
tàn bạo, người dân La Tiến phải đối mặt trực tiếp với quân thù, chịu đựng bao
đau thương, tổn thất. Tại đây, các cuộc tra tấn, xét hỏi, cực hình dã man được
chúng sử dụng đối với tất cả các đồng chí đảng viên, các đồng chí hoạt động
cách mạng và đồng bào ... bị chúng bắt được không chỉ ở Hưng Yên mà còn ở các
huyện lân cận như Bốt Bến Trại (Hải Dương), Bốt Duyên Hà, Bốt Quỳnh Lang (Thái
Bình). Đêm nào trong bốt La Tiến cũng diễn ra cảnh máy chảy đầu rơi.
Bọn địch ở bốt La Tiến còn vào làng phá dỡ đình, chùa, miếu,
trường học. Chúng sục sạo bắt dân đi phu xây bốt, đắp đường giao thông, quân sự,
khuân vác dụng cụ, phương tiện phục vụ quân lính đi càn quét. Chúng thúc ép lập
tề, lập ra "ban hương chủ" để cai quản dân làm chỗ dựa cho chúng bắt
phu, vơ vét lúa gạo, của cải. Từ bốt La Tiến, bọn địch còn càn quét, bao vây
các thôn, xã lân cận, thẳng tay bắn giết, đốt phá và cướp bóc.
Chúng bắt hàng trăm người dân trong vùng, chúng cho là Việt
Minh, du kích đem về bốt La Tiến tra tấn dã man và giết người bằng những hình
thức thời trung cổ như: treo người lên cây đa cắt tiết, mổ bụng, moi gan, dùng
kìm nhổ móng tay, chặt tay, chặt chân làm đau đớn đến tột cùng rồi mới giết và
thả xác trôi sông. Nhiều chiến sỹ cách mạng, nữ du kích Hoàng ngân, bộ đội địa
phương, người dân bị chúng giết hại dã man.
Trong thời gian chiếm đóng tại đây, thực dân Pháp đã giết hại
1145 đồng chí chiến sĩ cách mạng, đồng bào ta. Trong số hơn một nghìn người bị
giết hại đó, đặc biệt có nữ anh hùng liệt sĩ Trần Thị Khang (tức Vũ Thị Kính)
quê ở xã Xuân Dục, huyện Mỹ Hào. Chị là em gái của đồng chí Trần Phương- nguyên
Phó chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Lúc bấy
giờ, chị là huyện uỷ viên, bí thư phụ nữ cứu quốc huyện Phù Cừ, chỉ huy đội nữ
du kích Hoàng Ngân.
Sau hoà bìnhh lập lại, năm 1956, thể theo nguyện vọng của cỏn
bộ, đảng viên và nhân dân trong huyện và được sự nhất trí của các cấp có thẩm
quyền, UBND xã Nguyên Hòa đã xây dựng "Bia căm thù" để khắc ghi tội
ác của thực dân Pháp và bè lũ tay sai; đồng thời ghi nhớ công lao to lớn của
các anh hùng liệt sỹ, đồng chí và đồng bào đã anh dũng hy sinh vì nền độc lập tự
do của Tổ Quốc, vỡ hạnh phúc của nhân dân.
Năm 1984, được sự quan tâm của UBND tỉnh, Sở Văn hóa và
thông tin tỉnh cùng với huyện Phù Cừ. UBND xã Nguyên Hòa đã đầu tư, tôn tạo, tu
bổ "Bia căm thù"".
Năm 2008, dự án tu bổ, tôn tạo di tích "Bia căm
thù" và cây đa La Tiến xã Nguyên Hòa đã được thực hiện với sự đầu tư, tài
trợ của nhiều cá nhân, tổ chức bằng tình cảm và tấm lòng vởi mở, chân thành hướng
về quê hương với đạo lý "Uống nước nhớ nguồn" của dân tộc
Năm 2010, khánh thành đền La Tiến trong niềm vui phấn khởi của
cỏn bộ, đảng viên, nhân dân, của thế hệ trẻ trong và ngoài huyện cùng quý khách
thập phương. Đền được toạ lạc trên khuôn viên rộng hơn 3000m2 gồm nhiều hạng mục
công trình như: đền La Tiến, bia căm thù, cây đa cổ thụ...
Đền có kết cấu kiểu chữ Đinh gồm 3 gian tiền tế và 1 gian hậu
cung. Tiền tế được xây kiểu tường hồi bít đốc, mái lợp ngói ta, giữa đường bờ
nóc đắp hình cuốn thư và ghi 3 chữ Hán "La Tiến từ" (Đền La Tiến).
Hai đầu bờ nóc là hai đầu kìm và hai đấu vuông thót đáy. Trên đấu vuông có đắp
hình nậm rượu. Đường bờ dải xây kiểu giật cấp. Cuối đường bờ dải là hai cột trụ
biểu. Đỉnh cột đắp đôi nghê chầu vào. Các ô lồng đèn trang trí hình tứ linh.
Thân cột trụ ghi đôi câu đối có nội dung:
Sống diệt gian trừ ác hết lòng cứu nước
Chết ban phúc tiêu tai gắng sức phù dân.
Hay câu:
Cửa anh hùng khách quý dâng hương.
Nhà liệt sỹ người hiền tôi viếng.
Từ sân qua ba bậc tam cấp là đến hiên đền. Tại gian giữa hiện
có treo bức đại tự sơn son thếp vàng, ghi ba chữ Hán "La Tiến từ".
Hai bên cột gian giữa ghi đôi câu đối:
Đạo làm người rực sáng ngàn thu.
Gương tuổi trẻ soi dài muôn dặm.
Ngăn cách giữa hiên và lòng nhà là 3 luồng cửa bức bàn được
làm kiểu thượng song hạ bản, mỗi luồng 4 cánh, bào trơn đóng bén chắc khoẻ,
không chạm trổ hoa văn. Phía trên cửa là hàng trấn song con tiện, để lấy thêm
ánh sáng tự nhiên cho toà nhà.
Toà tiền tế được làm bằng bê tông giả cổ. Các bộ vì tạo tác
kiểu chồng rường giá chiêng và trốn hàng cột cái phía trước. Cách thức kiến
trúc này nhằm mở rộng không gian cho lòng nhà. Tại gian giữa tiền tế là ban thờ
vong linh các anh hùng liệt sỹ, chiến sỹ cách mạng, đồng chí và đồng bào ta đã
bị địch giết hại tại Bốt và Cây đa La Tiến từ năm 1949 đến năm 1954. Phía trên
ban thờ là bức đại tự chữ Hán "Vị quốc quên thân" (Vì nước quên thân)
và cửa võng sơn son thếp vàng, chạm đề tài hổ phù ở chính giữa và hai bên là tứ
linh. Hai bên ban thờ là đôi câu đối có nội dung:
Trời Phù Cừ cao vút khí anh linh.
Nước sông Luộc sục sôi lòng huyết hận.
Gian bên phải tiền tế là ban thờ Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc
Tuấn. Phía trên ban thờ là bức cửa võng sơn son thếp vàng, chạm đề tài phù dung
chim trĩ, phía dưới là nhang án thờ được chia làm nhiều ô trang trí các đề tài
như: hổ phù, tứ linh, tứ quý, hoa dây, hoa thị, lá đề ... Trên nhang án là ngai
và bài vị của Đức Thánh Trần.
Gian bên trái tiền tế là ban thờ vọng Thành hoàng của làng.
Ngai và bài vị của thần được đặt trên nhang án sơn son thếp vàng, chạm khắc nhiều
đề tài như: hổ phù, hoa dây, hoa thị ...
Tiếp sau toà tiền tế là hậu cung. Tại đây có bài trí một
nhang án đá, ba mặt chạm khắc tỷ mỷ, chau chuốt đề tài hoa sen và lá đề, hoa thị,
vân soắn. Trên nhang án là tượng Hồ Chủ Tịch được tạc trong tư thế ngồi. Chủ tịch
Hồ Chí Minh là một vị lãnh đạo thiên tài của dân tộc Việt Nam. Người là danh
nhân văn hoá được cả nhân dân thế giới tôn thờ và kính trọng. Tượng Hồ Chủ Tịch
được làm từ chất liệu đồng do những người con của quê hương cung tiến. Hai bên
ban thờ là đôi câu đối có nội dung:
Lấy độc lập tự do làm quý.
Coi sơn hà xã tắc là thiêng.
Nhìn chung, đền La Tiến là công trình mới được xây dựng nên
mang đậm nét phong cách kiến trúc mới, nơi đây chứa đựng ý nghĩa lịch sử văn
hoá tâm linh sâu xa. Đây là nơi tưởng niệm, thể hiện tấm lòng tri ân, sự thành
kính của thế hệ hôm nay đối với vong linh các anh hùng liệt sỹ, chiến sỹ cách mạng,
đồng chí và đồng bào yêu nước đã bị kẻ thù giết hại tại nơi đây.
Trong khuôn viên của đền có cây đa cổ thụ là minh chứng sống
động, chân thực ghi dấu tội ác của thực dân Pháp và bè lũ tay sai. Tại gốc đa
này chúng đã giết hại 1145 cán bộ, chiến sỹ và đồng bào ta bằng nhiều hình thức
cực kỳ dã man như: "Cắt cổ, mổ bụng, bêu xác trên ngọn đa". Cây đa vẫn
đứng vững cùng thời gian, hàng ngày xoè rộng tán che bóng mát cho ngôi đền.
Cây đa La Tiến đã được Sở Văn hoá- Thông tin tỉnh Hưng Yên
(nay là Sở VH, TT& DL) xác nhận thuộc danh mục cây cổ thụ cần được chính
quyền, nhân dân địa phương chăm sóc, bảo vệ như đối với di sản văn hoá- lịch sử.
Bên cạnh gốc đa là "Bia căm thù", nơi khắc ghi tội
ác của bọn thực dân Pháp và bè lũ tay sai, đồng thời ghi nhớ công lao to lớn của
các anh hùng liệt sỹ và đồng chí, đồng bào đã anh dũng hy sinh vì nền độc lập tự
do của Tổ Quốc, vì hạnh phúc của nhân dân. Bia có bốn mặt được ốp đá xẻ tự
nhiên màu xám, nội dung bia được khắc chìm, chữ nhũ vàng bằng hai thứ tiếng: quốc
ngữ và anh ngữ.
Ngoài ra, phía trước đền còn đặt tượng Địa Tạng Vương Bồ Tát
được tạc trong tư thế đứng, nhìn ra dòng sông Luộc. Đầu tượng đội mũ tay cầm gậy
tích trượng.
Với những giỏ trị và ý nghĩa lịch sử to lớn, ngày
18/11/2015, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đó ký Quyết định số 4007/QĐ -
BVHTTDL xếp hạng cây đa và đền La Tiến là di tích lịch sử quốc gia.
Nguyễn Nhàn/Phòng VHTT huyện