Đi tìm diện mạo một vị võ tướng thời Hùng Vương Đi tìm diện mạo một vị võ tướng thời Hùng Vương Biên phòng - Thời Hùng Vương đã đi sâu vào tâm thức của dân tộc. Tín ngưỡng thờ các Vua Hùng được vinh danh là di sản văn hóa của nhân loại. Đã đành là hàng ngàn năm qua, người Việt cứ hướng đến vùng đất Tổ thiêng liêng, nơi có 3 con sông hợp lưu là sông Hồng, sông Đà, sông Lô để thắp nén hương thơm nhớ về nguồn cội. Nơi ngày nay là núi Nghĩa Lĩnh, là Việt Trì đã từng có một kinh đô Văn Lang truyền thuyết, một lăng mộ Vua Hùng. Thế nhưng, đấy mới chỉ là niềm tin, là câu chuyện ngàn đời truyền lại quanh bếp lửa hồng. Còn sự thật lịch sử ra sao, lại là công việc của các nhà khoa học, nhất là các nhà khảo cổ học. Thuyết phục được các nhà khoa học nước ngoài về một thời kỳ hào hùng dựng nước và giữ nước của dân tộc cần những bằng chứng khoa học. Một góc mộ táng 03GDH1M1 đang trưng bày tại Bảo tàng Hùng Vương. Cái thành công nhất trong khoảng nửa thế kỷ qua là các nhà khoa học đã tìm được một nền văn hóa vật chất có tên là văn hóa Đông Sơn, có trống đồng và khá văn minh đã là nền tảng cho thời các Vua Hùng. Ngoài việc nghiên cứu truyền thuyết dân gian, lễ hội, di tích đền miếu thờ cúng, các nhà khoa học đã thống kê được quanh Đền Hùng có nhiều di tích và di vật nổi tiếng của văn hóa Đông Sơn. Có trống đồng Hy Cương được khai quật ngay dưới chân núi Nghĩa Lĩnh, có khu mộ Làng Cả, khu mộ Gò De quanh Việt Trì có nhiều hiện vật, mà thời gian tồn tại của những chứng tích khảo cổ này lại trùng với niên đại của thời Hùng Vương do thư tịch chép lại. Phân tích niên đại bằng phương pháp các-bon phóng xạ một mẫu than ở Làng Cả, cho kết quả là 285 ± 40 năm trước Công nguyên, tức thế kỷ 3 trước Công nguyên. Thời điểm này hoàn toàn trùng khớp với thời Hùng Vương và trước thời An Dương Vương. Kết quả phân tích khoa học tự nhiên đã hoàn toàn khẳng định được một thời các Vua Hùng là có thật. Có một nền văn minh rực rỡ, một Nhà nước sơ khai mà theo thuật ngữ khoa học gọi là Nhà nước thủ lĩnh (chiefdom). Nhà nước sơ khai của các Vua Hùng có những Lạc hầu, Lạc tướng đi đâu cũng mang theo "ấn đồng dải xanh" mà thư tịch còn chép lại. Nhưng diện mạo của các vị quý tộc này ra sao thì vẫn còn trong quá trình tìm hiểu và dựng lại. Ngay sau Tết Giáp Ngọ, có một đoàn các nhà khoa học và điêu khắc lặn lội lên Đền Hùng để trực tiếp tham quan các di vật thời Hùng Vương mà chúng ta khai quật được, để hy vọng bước đầu dựng được hình ảnh một vị võ tướng thời này, trong chương trình đúc tượng các danh nhân. May mắn thay, Bảo tàng Hùng Vương còn lưu dấu được một ngôi mộ thủ lĩnh. Ngay sau khi phát hiện, mộ được cắt nguyên khối và chở bằng xe tải về trưng bày. Nhờ thế mà nay, chúng ta hình dung một phần nào hình ảnh một vị võ tướng qua một ngôi mộ niên đại hơn 2.000 năm. Đó là ngôi mộ được khai quật năm 2003 ở khu Gò De (xã Thanh Đình, huyện Lâm Thao, cách Đền Hùng vài cây số). Ngôi mộ táng có ký hiệu là 03GDH1M1. Hoa văn trên lưỡi rìu đồng Gò De có cảnh chó săn hươu. Vị thủ lĩnh nằm trong ngôi mộ Gò De được người thân ưu ái chôn theo toàn những đồ quý. Căn cứ vào cách chôn 16 đồ tùy táng, ta có thể đoán định rằng người chết được chôn nằm ngửa, duỗi tay chân, đầu hướng về phía Bắc. Ở khu vực đầu có đặt một chiếc thạp đồng trang trí hoa văn tinh xảo như hình hồi văn gấp khúc, vòng tròn chấm giữa, chấm dải... điển hình của văn hóa Đông Sơn. Ở khu vực chân được đặt 3 đồ gốm, trong đó có một chiếc bình gốm trang trí hoa văn thừng có chân đế cao. Dọc theo thân người chết là một loạt đồ đồng quý như 1 chiếc qua, 1 chiếc rìu chiến gót vuông, 3 chiếc giáo, 1 rìu xéo gót tròn, 1 rìu xòe cân, 3 chiếc thuổng, 1 chiếc đục và 1 hiện vật chưa rõ chức năng. Chiếc qua đồng rất đẹp, dài 29cm, thuộc loại rất hiếm gặp trong các địa điểm khảo cổ nước ta, nhất là lại được tìm thấy ngay trong mộ táng. Đây là vũ khí thời cổ, chiếc qua này có lưỡi gần giống hình tam giác, chắn tay xoè ngang, đốc hình chữ nhật có lỗ thủng hình vuông để buộc dây, lưỡi có sống nổi, có lỗ thủng hình bầu dục nhằm sát thương hiệu quả hơn. Loại vũ khí đặc biệt này không những tìm thấy ở ta, mà còn ở Trung Quốc trong thời cổ đại. Một loạt phim dã sử đã minh họa cách sử dụng: Đốc qua được buộc vào một cán dài, người cầm như cầm câu liêm, vừa bổ (có mũi nhọn), vừa chém (có lưỡi sắc), vừa sát thương người, vừa kéo chân ngựa... Chiếc qua này còn là một tác phẩm kỹ thuật - nghệ thuật tinh xảo. Đường nét hoa văn mảnh mai, sắc sảo, chứng tỏ nghệ thuật đúc cao. Đốc qua có hoa văn xoắn ốc điển hình của văn hóa Đông Sơn, dưới đó là hình 5 người đang đứng, tay giơ cao và xòa 5 ngón, đầu hình củ hành, 2 mắt là 2 vòng tròn chấm giữa, miệng là đường gạch ngắn. Thân qua cũng được trang trí nhiều hoa văn hình học đẹp mắt khác. Chiếc rìu chiến gót vuông cũng là hiện vật hiếm thấy bởi kích thước khá to: Chiều dài 17,5cm, chiều cao 14,5cm. Loại rìu chiến này được khắc họa trên trống đồng trong hình tượng người chiến binh cầm rìu chiến nhảy múa. Đáng lưu ý, chiếc rìu chiến gót vuông này được trang trí trên một mặt lưỡi hình hoa văn một con chó đang đón đầu 2 con hươu, phía trên là một con chim đang bay lượn. Đây là một mô típ cảnh săn hươu quen thuộc tìm thấy trong loại rìu này của văn hóa Đông Sơn. Tuy nhiên, chiếc rìu đồng Gò De này có kích thước lớn nhất trong số đó, lại có hoa văn sắc nét, tinh xảo, phải là sở hữu của một thủ lĩnh lớn trong vùng. Qua những gì mà hiện vật trong ngôi mộ Gò De, có thể hình dung được hình ảnh của vị võ tướng, chủ nhân của ngôi mộ này. Đó là thủ lĩnh khá lớn và giàu có, khi ra trận một tay cầm qua, một tay cầm rìu chiến. Có lúc trong tay lại là cây giáo đồng sắc nhọn (trong mộ có những ba mũi giáo đồng như vậy). Qua những di vật khai quật được ở khu vực Gò De hay Làng Cả quanh đó, lại cho phép các nhà khảo cổ hình dung ra vị thủ lĩnh này đeo thắt lưng khá đẹp có tượng 8 con rùa nổi. Trên cổ thủ lĩnh còn được đeo các vuốt bằng đồng có đến vài chục cái. Đây là loại hình đồ đồng bắt chước răng hổ, răng lợn rừng để đeo cổ trừ tà (amulet). Theo các tư liệu dân tộc học, các thủ lĩnh quân sự thường đeo cổ loại trang sức này. Hoa văn trang trí hình đầu người trên cán chiếc qua Gò De, đào được trong lòng đất. Hình ảnh trang phục của vị thủ lĩnh Gò De còn được phản ánh trên trống đồng Đông Sơn của thời này: Đội mũ lông chim và khoác áo lông chim trong ngày hội. Đôi khi ta còn thấy khắc họa các võ tướng đang cầm giáo, rìu, khiên mộc nhảy múa quanh ngôi sao trên mặt trống đồng hay đang đứng trên thuyền. Những lúc võ tướng không ra trận thì tổ chức đi săn. Hình ảnh một con chó đang đón đầu hai con hươu trên rìu Gò De đã chứng minh các cuộc săn hươu thời đó đã có sự góp sức đắc lực của loài vật nuôi thân thiết với người Việt. Dần dà, với nhiều phát hiện và nghiên cứu về thời Hùng Vương, chúng ta đã dựng được hình ảnh của một võ tướng dựa vào những ngôi mộ như Gò De, dựa vào những hình khắc họa trên trống đồng và cả một loạt những tượng đồng mô tả người trên cán kiếm ngắn, dao găm, tượng người trên cán muôi đồng, tượng người cõng nhau. Nhờ có khoa học, hình ảnh của một vị võ tướng thời này đã rõ nét hơn, giúp cho các nhà điêu khắc có cơ sở để đắp tượng một danh tướng ở một thời dựng nước. PGS.TS Trịnh Sinh Biên phòng - Thời Hùng Vương đã đi sâu vào tâm thức của dân tộc. Tín ngưỡng thờ các Vua Hùng được vinh danh là di sản văn hóa của nhân loại. Đã đành là hàng ngàn năm qua, người Việt cứ hướng đến vùng đất Tổ thiêng liêng, nơi có 3 con sông hợp lưu là sông Hồng, sông Đà, sông Lô để thắp nén hương thơm nhớ về nguồn cội. Nơi ngày nay là núi Nghĩa Lĩnh, là Việt Trì đã từng có một kinh đô Văn Lang truyền thuyết, một lăng mộ Vua Hùng. Thế nhưng, đấy mới chỉ là niềm tin, là câu chuyện ngàn đời truyền lại quanh bếp lửa hồng. Còn sự thật lịch sử ra sao, lại là công việc của các nhà khoa học, nhất là các nhà khảo cổ học. Thuyết phục được các nhà khoa học nước ngoài về một thời kỳ hào hùng dựng nước và giữ nước của dân tộc cần những bằng chứng khoa học. Một góc mộ táng 03GDH1M1 đang trưng bày tại Bảo tàng Hùng Vương. Cái thành công nhất trong khoảng nửa thế kỷ qua là các nhà khoa học đã tìm được một nền văn hóa vật chất có tên là văn hóa Đông Sơn, có trống đồng và khá văn minh đã là nền tảng cho thời các Vua Hùng. Ngoài việc nghiên cứu truyền thuyết dân gian, lễ hội, di tích đền miếu thờ cúng, các nhà khoa học đã thống kê được quanh Đền Hùng có nhiều di tích và di vật nổi tiếng của văn hóa Đông Sơn. Có trống đồng Hy Cương được khai quật ngay dưới chân núi Nghĩa Lĩnh, có khu mộ Làng Cả, khu mộ Gò De quanh Việt Trì có nhiều hiện vật, mà thời gian tồn tại của những chứng tích khảo cổ này lại trùng với niên đại của thời Hùng Vương do thư tịch chép lại. Phân tích niên đại bằng phương pháp các-bon phóng xạ một mẫu than ở Làng Cả, cho kết quả là 285 ± 40 năm trước Công nguyên, tức thế kỷ 3 trước Công nguyên. Thời điểm này hoàn toàn trùng khớp với thời Hùng Vương và trước thời An Dương Vương. Kết quả phân tích khoa học tự nhiên đã hoàn toàn khẳng định được một thời các Vua Hùng là có thật. Có một nền văn minh rực rỡ, một Nhà nước sơ khai mà theo thuật ngữ khoa học gọi là Nhà nước thủ lĩnh (chiefdom). Nhà nước sơ khai của các Vua Hùng có những Lạc hầu, Lạc tướng đi đâu cũng mang theo "ấn đồng dải xanh" mà thư tịch còn chép lại. Nhưng diện mạo của các vị quý tộc này ra sao thì vẫn còn trong quá trình tìm hiểu và dựng lại.Ngay sau Tết Giáp Ngọ, có một đoàn các nhà khoa học và điêu khắc lặn lội lên Đền Hùng để trực tiếp tham quan các di vật thời Hùng Vương mà chúng ta khai quật được, để hy vọng bước đầu dựng được hình ảnh một vị võ tướng thời này, trong chương trình đúc tượng các danh nhân. May mắn thay, Bảo tàng Hùng Vương còn lưu dấu được một ngôi mộ thủ lĩnh. Ngay sau khi phát hiện, mộ được cắt nguyên khối và chở bằng xe tải về trưng bày. Nhờ thế mà nay, chúng ta hình dung một phần nào hình ảnh một vị võ tướng qua một ngôi mộ niên đại hơn 2.000 năm. Đó là ngôi mộ được khai quật năm 2003 ở khu Gò De (xã Thanh Đình, huyện Lâm Thao, cách Đền Hùng vài cây số). Ngôi mộ táng có ký hiệu là 03GDH1M1. Hoa văn trên lưỡi rìu đồng Gò De có cảnh chó săn hươu. Vị thủ lĩnh nằm trong ngôi mộ Gò De được người thân ưu ái chôn theo toàn những đồ quý. Căn cứ vào cách chôn 16 đồ tùy táng, ta có thể đoán định rằng người chết được chôn nằm ngửa, duỗi tay chân, đầu hướng về phía Bắc. Ở khu vực đầu có đặt một chiếc thạp đồng trang trí hoa văn tinh xảo như hình hồi văn gấp khúc, vòng tròn chấm giữa, chấm dải... điển hình của văn hóa Đông Sơn. Ở khu vực chân được đặt 3 đồ gốm, trong đó có một chiếc bình gốm trang trí hoa văn thừng có chân đế cao. Dọc theo thân người chết là một loạt đồ đồng quý như 1 chiếc qua, 1 chiếc rìu chiến gót vuông, 3 chiếc giáo, 1 rìu xéo gót tròn, 1 rìu xòe cân, 3 chiếc thuổng, 1 chiếc đục và 1 hiện vật chưa rõ chức năng. Chiếc qua đồng rất đẹp, dài 29cm, thuộc loại rất hiếm gặp trong các địa điểm khảo cổ nước ta, nhất là lại được tìm thấy ngay trong mộ táng. Đây là vũ khí thời cổ, chiếc qua này có lưỡi gần giống hình tam giác, chắn tay xoè ngang, đốc hình chữ nhật có lỗ thủng hình vuông để buộc dây, lưỡi có sống nổi, có lỗ thủng hình bầu dục nhằm sát thương hiệu quả hơn. Loại vũ khí đặc biệt này không những tìm thấy ở ta, mà còn ở Trung Quốc trong thời cổ đại. Một loạt phim dã sử đã minh họa cách sử dụng: Đốc qua được buộc vào một cán dài, người cầm như cầm câu liêm, vừa bổ (có mũi nhọn), vừa chém (có lưỡi sắc), vừa sát thương người, vừa kéo chân ngựa... Chiếc qua này còn là một tác phẩm kỹ thuật - nghệ thuật tinh xảo. Đường nét hoa văn mảnh mai, sắc sảo, chứng tỏ nghệ thuật đúc cao. Đốc qua có hoa văn xoắn ốc điển hình của văn hóa Đông Sơn, dưới đó là hình 5 người đang đứng, tay giơ cao và xòa 5 ngón, đầu hình củ hành, 2 mắt là 2 vòng tròn chấm giữa, miệng là đường gạch ngắn. Thân qua cũng được trang trí nhiều hoa văn hình học đẹp mắt khác.Chiếc rìu chiến gót vuông cũng là hiện vật hiếm thấy bởi kích thước khá to: Chiều dài 17,5cm, chiều cao 14,5cm. Loại rìu chiến này được khắc họa trên trống đồng trong hình tượng người chiến binh cầm rìu chiến nhảy múa. Đáng lưu ý, chiếc rìu chiến gót vuông này được trang trí trên một mặt lưỡi hình hoa văn một con chó đang đón đầu 2 con hươu, phía trên là một con chim đang bay lượn. Đây là một mô típ cảnh săn hươu quen thuộc tìm thấy trong loại rìu này của văn hóa Đông Sơn. Tuy nhiên, chiếc rìu đồng Gò De này có kích thước lớn nhất trong số đó, lại có hoa văn sắc nét, tinh xảo, phải là sở hữu của một thủ lĩnh lớn trong vùng.Qua những gì mà hiện vật trong ngôi mộ Gò De, có thể hình dung được hình ảnh của vị võ tướng, chủ nhân của ngôi mộ này. Đó là thủ lĩnh khá lớn và giàu có, khi ra trận một tay cầm qua, một tay cầm rìu chiến. Có lúc trong tay lại là cây giáo đồng sắc nhọn (trong mộ có những ba mũi giáo đồng như vậy). Qua những di vật khai quật được ở khu vực Gò De hay Làng Cả quanh đó, lại cho phép các nhà khảo cổ hình dung ra vị thủ lĩnh này đeo thắt lưng khá đẹp có tượng 8 con rùa nổi. Trên cổ thủ lĩnh còn được đeo các vuốt bằng đồng có đến vài chục cái. Đây là loại hình đồ đồng bắt chước răng hổ, răng lợn rừng để đeo cổ trừ tà (amulet). Theo các tư liệu dân tộc học, các thủ lĩnh quân sự thường đeo cổ loại trang sức này. Hoa văn trang trí hình đầu người trên cán chiếc qua Gò De, đào được trong lòng đất. Hình ảnh trang phục của vị thủ lĩnh Gò De còn được phản ánh trên trống đồng Đông Sơn của thời này: Đội mũ lông chim và khoác áo lông chim trong ngày hội. Đôi khi ta còn thấy khắc họa các võ tướng đang cầm giáo, rìu, khiên mộc nhảy múa quanh ngôi sao trên mặt trống đồng hay đang đứng trên thuyền.Những lúc võ tướng không ra trận thì tổ chức đi săn. Hình ảnh một con chó đang đón đầu hai con hươu trên rìu Gò De đã chứng minh các cuộc săn hươu thời đó đã có sự góp sức đắc lực của loài vật nuôi thân thiết với người Việt.Dần dà, với nhiều phát hiện và nghiên cứu về thời Hùng Vương, chúng ta đã dựng được hình ảnh của một võ tướng dựa vào những ngôi mộ như Gò De, dựa vào những hình khắc họa trên trống đồng và cả một loạt những tượng đồng mô tả người trên cán kiếm ngắn, dao găm, tượng người trên cán muôi đồng, tượng người cõng nhau. Nhờ có khoa học, hình ảnh của một vị võ tướng thời này đã rõ nét hơn, giúp cho các nhà điêu khắc có cơ sở để đắp tượng một danh tướng ở một thời dựng nước. PGS.TS Trịnh Sinh Trở về đầu trang Võ tướng Hùng Vương thủ lĩnh hình ảnh 0 Tổng số: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10