Điện thờ Tam vị Hùng Vương tại đền Vân Luông Điện thờ Tam vị Hùng Vương tại đền Vân Luông Đền Vân Luông phụng thờ 3 vị Vua Hùng: Cao Sơn Đại Vương, Ất Sơn Đại Vương, Viễn Sơn Đại Vương và thờ 2 vị thành hoàng - bản thổ là: Phúc Long thần, Hảo Long thần. Phường Vân Phú, thành phố Việt Trì - nơi được truyền là vùng đất trung tâm của kinh đô thời các Vua Hùng dựng nước hiện còn giữ được nhiều di tích, phong tục mang đậm nét thời Hùng Vương; trong số ấy, di tích lịch sử cấp Quốc gia đình Vân Luông thể hiện rõ nét nhất tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương với lễ hội cướp bông ném chài. Đền Vân Luông ở khu 7, phường Vân Phú, thành phố Việt Trì thờ 3 vị Vua Hùng: Cao Sơn Đại Vương, Ất Sơn Đại Vương, Viễn Sơn Đại Vương và thờ 2 vị thành hoàng - bản thổ là: Phúc Long thần, Hảo Long thần. Trong đền hiện còn nhiều di vật quý về lịch sử và văn hoá nghệ thuật. Truyền thuyết kể lại rằng Vua Đột Ngột Cao Sơn Đại Vương, húy là Bảo quan Long dựng nên nước ta lấy tên là Văn Lang, đóng đô tại Bạch Hạc - ngã ba sông đã sinh ra các Vua Hùng hưởng 18 đời truyền nhân thánh kế. Đến đời vua thứ 18, vua Hùng Duệ Vương đã cử thứ phi thứ 6 đem theo một số thị tì đến đây chiêu dân, lập ấp, đặt tên làng là Vân Long, dạy dân trồng lúa, nuôi tằm, dệt vải. Làng Vân Long thời bấy giờ có ba khu, nơi trồng dâu gọi là Gò Dậu, nơi trồng chè gọi là Hương Trà và còn lại là khu Trồng Bông. Normal 0 false false false EN-US X-NONE X-NONE /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin-top:0in; mso-para-margin-right:0in; mso-para-margin-bottom:10.0pt; mso-para-margin-left:0in; line-height:115%; mso-pagination:widow-orphan; font-size:14.0pt; font-family:"Times New Roman","serif";} Ngọc phả có ghi lại, hai họ đầu tiên đến lập làng là họ Nguyễn và họ Lê, đã cho xây dựng một ngôi đình nhỏ bằng tre nứa ở khu đồi Trồng Bông để tưởng nhớ Vua Hùng thứ 18. Cùng với đó, liên quan đến đền Vân Luông, nhân dân trong làng còn giữ 1 quyển Hương ước soạn năm 1894 (Thành Thái thứ 6) và một số bài văn tế: Văn tế Vua Thần Nông trong lễ cầu mùa mùng 3 Tết hàng năm, văn tế thượng điền dùng vào lễ xuống đồng tháng 11 hàng năm, văn tế nghinh thần hoàn cung doanh (rước vua về cung), văn tế thổ thần vào dịp lễ đầu xuân để cầu bình an. Đến năm 1919, các cụ cao niên trong làng cho rằng tên làng Vân Long nghĩa là mây và rồng, khi tụ, khi tan, vận khí không tốt nên làm đơn xin đổi tên là Phúc Lâm. Năm 1921, khâm sai đại thần Hoàng Cao Khải đã về làng xem xét sử tích của làng và đền làng thấy có gắn với Vua Hùng thứ 18 nên không cho đổi tên, chỉ cho gọi thay chữ Long là chữ Lung, mãi về sau gọi chệch là Luông. Và cho đến ngày nay, dân làng quen gọi bằng tên đền Vân Luông. Đền Vân Luông, nơi thờ phụng Tam vị Hùng Vương Trong công cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp, sân Đền Vân Luông là nơi tiễn đưa thanh niên lên đường nhập ngũ và là nơi xuất phát của đoàn dân công đi phục vụ chiến dịch Điện Biên. Từ xưa đến nay sân đền là nơi tổ chức hàng trăm lễ hội đông vui, náo nhiệt. Gắn với đền Vân Luông là lễ hội cướp bông ném chài tổ chức vào ngày mùng 3 tháng giêng hàng năm, diễn tả lại sự tích Vua Hùng cùng dân làng tiễn Tản Viên về núi. Normal 0 false false false EN-US X-NONE X-NONE /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin-top:0in; mso-para-margin-right:0in; mso-para-margin-bottom:10.0pt; mso-para-margin-left:0in; line-height:115%; mso-pagination:widow-orphan; font-size:14.0pt; font-family:"Times New Roman","serif";} Trải qua bao năm tháng nắng mưa và chiến tranh, đền được trùng tu vào năm 1821, sửa chữa lớn vào năm 1939. Thế nhưng cho đến nay, đền đã bị xuống cấp, hư hỏng nhiều. Cột kèo bị mối mọt, tường ngấm nước bị bong tróc, mái ngói xập xệ. Năm 1992, đền được tỉnh công nhận là di tích văn hóa cấp tỉnh. Ngày 18-12-2009, đền được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch xếp hạng là di tích lịch sử: Kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia. Có thể nói đình Vân Luông là di tích mang đậm dấu ấn của tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, được thể hiện rõ nét từ truyền thuyết hình thành đến lối kiến trúc. Gây ấn tượng sâu sắc, đặc trưng nhất của đền Văn Luông là lễ hội cướp bông, ném chài được tổ chức vào ngày mùng 3 tháng Giêng hàng năm. Normal 0 false false false EN-US X-NONE X-NONE /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin-top:0in; mso-para-margin-right:0in; mso-para-margin-bottom:10.0pt; mso-para-margin-left:0in; line-height:115%; mso-pagination:widow-orphan; font-size:14.0pt; font-family:"Times New Roman","serif";} Đây là một diễn xướng văn hoá dân gian nhằm diễn lại cảnh vua tôi cùng quây quần ăn Tết, chúc Tết đầu xuân với dân làng và cảnh Vua Hùng cùng dân làng đưa tiễn Sơn Tinh về núi Tản với những nghi thức cúng tế được truyền lại bao đời. Truyền thuyết kể rằng, vào một ngày đầu tháng Giêng, Vua Hùng cùng con rể là Tản Viên và quần thần đi săn bắn đầu xuân. Đến đất làng Vân Luông, Vua Hùng cùng đoàn săn bỗng thấy một đàn lợn rừng xuất hiện, hùng hổ xông thẳng vào đoàn vua tôi. Vua Hùng giương cung định bắn, nhưng Tản Viên nhanh tay ngăn lại và xin phép vua cha cho được trổ tài. Vua vừa gật đầu, Tản Viên đã nhanh nhẹn tay không thoắt xông vào bắt sống con lợn đầu đàn. Số lợn còn lại sợ hãi, tan tác vào rừng. Thấy vậy, Vua Hùng rất bằng lòng và khen ngợi. Lập tức ban truyền lệnh giết lợn ăn mừng. Thịt lợn được chia ra sáu phần, dùng năm phần khao quân và dân chúng sở tại, còn một phần gửi Tản Viên mang về biếu mẹ. Cũng chính vì lý do ấy mà lễ vật dâng cúng hàng năm trong ngày hội đền bắt buộc phải có lợn đen. Lợn làm đồ tế được chọn lựa kỹ lưỡng bởi 1 đội gồm 9 bô lão trong làng và giao cho một gia đình (cũng được xét chọn cẩn thận) chăm nuôi chu đáo cho đến ngày lễ hội. Cũng từ ngày đó, mọi người phải gọi vật nuôi nơi đây là... “Ông Lợn”! Vào ngày mùng 3 tháng Giêng chính hội, việc mổ “ông lợn” được tiến hành cẩn trọng. Nguồn: Báo Phú Thọ Ths Nguyễn Thy Ngà Normal 0 false false false EN-US X-NONE X-NONE /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin-top:0in; mso-para-margin-right:0in; mso-para-margin-bottom:10.0pt; mso-para-margin-left:0in; line-height:115%; mso-pagination:widow-orphan; font-size:14.0pt; font-family:"Times New Roman","serif";} Đền Vân Luông phụng thờ 3 vị Vua Hùng: Cao Sơn Đại Vương, Ất Sơn Đại Vương, Viễn Sơn Đại Vương và thờ 2 vị thành hoàng - bản thổ là: Phúc Long thần, Hảo Long thần. Phường Vân Phú, thành phố Việt Trì - nơi được truyền là vùng đất trung tâm của kinh đô thời các Vua Hùng dựng nước hiện còn giữ được nhiều di tích, phong tục mang đậm nét thời Hùng Vương; trong số ấy, di tích lịch sử cấp Quốc gia đình Vân Luông thể hiện rõ nét nhất tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương với lễ hội cướp bông ném chài. Đền Vân Luông ở khu 7, phường Vân Phú, thành phố Việt Trì thờ 3 vị Vua Hùng: Cao Sơn Đại Vương, Ất Sơn Đại Vương, Viễn Sơn Đại Vương và thờ 2 vị thành hoàng - bản thổ là: Phúc Long thần, Hảo Long thần. Trong đền hiện còn nhiều di vật quý về lịch sử và văn hoá nghệ thuật. Truyền thuyết kể lại rằng Vua Đột Ngột Cao Sơn Đại Vương, húy là Bảo quan Long dựng nên nước ta lấy tên là Văn Lang, đóng đô tại Bạch Hạc - ngã ba sông đã sinh ra các Vua Hùng hưởng 18 đời truyền nhân thánh kế. Đến đời vua thứ 18, vua Hùng Duệ Vương đã cử thứ phi thứ 6 đem theo một số thị tì đến đây chiêu dân, lập ấp, đặt tên làng là Vân Long, dạy dân trồng lúa, nuôi tằm, dệt vải. Làng Vân Long thời bấy giờ có ba khu, nơi trồng dâu gọi là Gò Dậu, nơi trồng chè gọi là Hương Trà và còn lại là khu Trồng Bông. Ngọc phả có ghi lại, hai họ đầu tiên đến lập làng là họ Nguyễn và họ Lê, đã cho xây dựng một ngôi đình nhỏ bằng tre nứa ở khu đồi Trồng Bông để tưởng nhớ Vua Hùng thứ 18. Cùng với đó, liên quan đến đền Vân Luông, nhân dân trong làng còn giữ 1 quyển Hương ước soạn năm 1894 (Thành Thái thứ 6) và một số bài văn tế: Văn tế Vua Thần Nông trong lễ cầu mùa mùng 3 Tết hàng năm, văn tế thượng điền dùng vào lễ xuống đồng tháng 11 hàng năm, văn tế nghinh thần hoàn cung doanh (rước vua về cung), văn tế thổ thần vào dịp lễ đầu xuân để cầu bình an. Đến năm 1919, các cụ cao niên trong làng cho rằng tên làng Vân Long nghĩa là mây và rồng, khi tụ, khi tan, vận khí không tốt nên làm đơn xin đổi tên là Phúc Lâm. Năm 1921, khâm sai đại thần Hoàng Cao Khải đã về làng xem xét sử tích của làng và đền làng thấy có gắn với Vua Hùng thứ 18 nên không cho đổi tên, chỉ cho gọi thay chữ Long là chữ Lung, mãi về sau gọi chệch là Luông. Và cho đến ngày nay, dân làng quen gọi bằng tên đền Vân Luông. Đền Vân Luông, nơi thờ phụng Tam vị Hùng Vương Trong công cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp, sân Đền Vân Luông là nơi tiễn đưa thanh niên lên đường nhập ngũ và là nơi xuất phát của đoàn dân công đi phục vụ chiến dịch Điện Biên. Từ xưa đến nay sân đền là nơi tổ chức hàng trăm lễ hội đông vui, náo nhiệt. Gắn với đền Vân Luông là lễ hội cướp bông ném chài tổ chức vào ngày mùng 3 tháng giêng hàng năm, diễn tả lại sự tích Vua Hùng cùng dân làng tiễn Tản Viên về núi. Trải qua bao năm tháng nắng mưa và chiến tranh, đền được trùng tu vào năm 1821, sửa chữa lớn vào năm 1939. Thế nhưng cho đến nay, đền đã bị xuống cấp, hư hỏng nhiều. Cột kèo bị mối mọt, tường ngấm nước bị bong tróc, mái ngói xập xệ. Năm 1992, đền được tỉnh công nhận là di tích văn hóa cấp tỉnh. Ngày 18-12-2009, đền được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch xếp hạng là di tích lịch sử: Kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia. Có thể nói đình Vân Luông là di tích mang đậm dấu ấn của tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, được thể hiện rõ nét từ truyền thuyết hình thành đến lối kiến trúc. Gây ấn tượng sâu sắc, đặc trưng nhất của đền Văn Luông là lễ hội cướp bông, ném chài được tổ chức vào ngày mùng 3 tháng Giêng hàng năm. Đây là một diễn xướng văn hoá dân gian nhằm diễn lại cảnh vua tôi cùng quây quần ăn Tết, chúc Tết đầu xuân với dân làng và cảnh Vua Hùng cùng dân làng đưa tiễn Sơn Tinh về núi Tản với những nghi thức cúng tế được truyền lại bao đời. Truyền thuyết kể rằng, vào một ngày đầu tháng Giêng, Vua Hùng cùng con rể là Tản Viên và quần thần đi săn bắn đầu xuân. Đến đất làng Vân Luông, Vua Hùng cùng đoàn săn bỗng thấy một đàn lợn rừng xuất hiện, hùng hổ xông thẳng vào đoàn vua tôi. Vua Hùng giương cung định bắn, nhưng Tản Viên nhanh tay ngăn lại và xin phép vua cha cho được trổ tài. Vua vừa gật đầu, Tản Viên đã nhanh nhẹn tay không thoắt xông vào bắt sống con lợn đầu đàn. Số lợn còn lại sợ hãi, tan tác vào rừng. Thấy vậy, Vua Hùng rất bằng lòng và khen ngợi. Lập tức ban truyền lệnh giết lợn ăn mừng. Thịt lợn được chia ra sáu phần, dùng năm phần khao quân và dân chúng sở tại, còn một phần gửi Tản Viên mang về biếu mẹ. Cũng chính vì lý do ấy mà lễ vật dâng cúng hàng năm trong ngày hội đền bắt buộc phải có lợn đen. Lợn làm đồ tế được chọn lựa kỹ lưỡng bởi 1 đội gồm 9 bô lão trong làng và giao cho một gia đình (cũng được xét chọn cẩn thận) chăm nuôi chu đáo cho đến ngày lễ hội. Cũng từ ngày đó, mọi người phải gọi vật nuôi nơi đây là... “Ông Lợn”! Vào ngày mùng 3 tháng Giêng chính hội, việc mổ “ông lợn” được tiến hành cẩn trọng. Nguồn: Báo Phú Thọ Ths Nguyễn Thy Ngà Trở về đầu trang Thờ phụng Vua Hùng đền Vân Luông tam vị Vua Hùng Phú Thọ 1.5 Tổng số:4 lượt 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10