Làng Miêu Nha (tên Nôm là làng Ngà) nằm ven đường quốc lộ
70, đoạn giữa Ngã tư Canh và đại lộ Thăng Long, cách trung tâm Thủ đô khoảng
10km về hướng Tây, nay là phường Tây Mỗ, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Trong bối cảnh đất nước ta từng bước phát triển, hoàn thiện
nền kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế mạnh mẽ, vấn đề giữ
gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trên nền tảng kế thừa di sản văn hóa của
cha ông, kết hợp học hỏi những tinh hoa văn hóa nhân loại đang được đặc biệt
quan tâm.
Đối với người dân ở làng Miêu Nha, Thành phố Hà Nội, lễ hội
truyền thống có vai trò và vị trí hết sức quan trọng trong đời sống tinh thần.
Đình làng Miêu Nha.
Xa xưa, làng có tên là Do Nha, đến đầu triều vua Gia Long
(1812 - 1819) mới đổi thành Miêu Nha.
Làng Miêu Nha có truyền thống yêu nước, bề dày lịch sử và
truyền thống văn hoá lâu đời là nền tảng để người anh hùng dân tộc có công với
nước được tôn làm Thành hoàng làng và cũng chính Thành hoàng làng cũng bồi đắp,
duy trì thuần phong mỹ tục cho làng.
Các tư liệu thành văn, truyền thuyết dân gian đều cho biết vị
Thành hoàng làng được thờ ở đình và miếu là vị anh hùng dân tộc Lý Nam Đế.
Đình làng tương truyền được xây từ thế kỷ 6, bên trong thờ
Lý Nam Đế (tức Lý Bí, 503–548) và 4 vị thần: Thủy Hải Long Vương, Nhật Long
Vương, Nguyệt Long Vương, Thiên Chúa Bình Vương. Theo lưu truyền trong vùng thì
khi trận tuyến chống quân nhà Lương ở cửa sông Tô Lịch bị vỡ, Lý Nam Đế phải
lui về làng Do Nha.
Ba năm sau vua mất, dân làng tôn làm thành hoàng và tuân
theo tục lệ kiêng tên húy của Ngài, như gọi “quả bí” là “quả bầu” và “lược bí”
thành “lược mau”. Hội làng hàng năm diễn ra vào ngày 12 tháng Giêng âm lịch.
Đình Miêu Nha là công trình kiến trúc được tạo dựng từ lâu đời,
với quy mô kiến trúc bề thế, khang trang.
Đình Miêu Nha là công trình kiến trúc được tạo dựng từ lâu đời,
với quy mô kiến trúc bề thế, khang trang, các đầu đao công vút, đã tạo nên cảm
giác bay bổng cho các nếp nhà. Sự kết hợp hài hoà giữa kiến trúc và cảnh quan
là một giá trị độc đáo, rất truyền thống của kiến trúc cổ Việt Nam.
Ngôi đình này đã trải qua nhiều lần trùng tu, tôn tạo; đến
nay bên trong vẫn còn một số mảng chạm khắc mang dấu ấn phong cách nghệ thuật của
thế kỷ 17-18. Đình quay hướng tây-bắc nhìn ra một ao sen hình vuông. Mặt bằng
xây dựng hình “chữ Công”, sau cổng tam quan là hai nhà giải vũ và tòa tiền tế 3
gian 2 chái rồi đại đình 5 gian 2 chái. Miếu xây hồi đầu thế kỷ 20, tiền tế và
hậu cung đều có 3 gian. Ngày 21-01-1989 đình và miếu đã được Bộ Văn hóa công nhận
là Di tích lịch sử và văn hóa.
Ngày 21-01-1989, đình Miêu Nha đã được Bộ Văn hóa và Thông
tin công nhận là Di tích lịch sử và văn
hóa.
Làng Miêu Nha từng in đậm dấu tích lịch sử đất nước đầu thế
kỷ XVI. Năm 1518, khi Trần Chân làm phản, Mạc Đăng Dung rước Vua Lê Chiêu Tông
chạy ra Bảo Châu (vùng phường Tứ Liên, quận Tây Hồ hiện nay) nhằm chuẩn bị cho
bước thoán quyền vua Lê. Nhiều vị quan Ngự sử can ngăn bị Mạc Đăng Dung giết hại.
Trịnh Tuy và một số quan lại khác trung thành với nhà Lê đã lập một người tông
thất khác là Lê Do lên làm vua, lấy niên hiệu là “Thiên Hiến” (văn hiến nghìn
năm), dựng hành điện ở Do Nha, chia đặt quan thuộc để chống lại Mạc Đăng Dung.
Sự kiện này được ghi rõ trong Đại Việt sử ký toàn thư.
Theo lưu truyền dân gian thì những ngày đầu khi mới đăng
quang, vua Lê Thiên Hiến đã đóng ở chùa Bà làng Do Nha. Vết tích của hành điện
này nay còn xác định được qua các địa danh: cánh đồng Voi, giếng tắm Ngựa… Một
thời gian sau (mùa thu năm Kỷ Mão - 1519), Mạc Đăng Dung rước vua trở về kinh
đô, rồi đốc suất quân thủy, bộ vây Lê Do ở Do Nha. Nhân mưa to, Đăng Dung cho
khơi nước vào trại của Lê Do và bắt được, đem giết đi, kết thúc một triều đình
Thiên Hiến ngắn ngủi. Lưu truyền dân gian còn kể rằng, do làng Ngà ở thế thấp,
nên khi Đăng Dung tháo nước vào, nước nhanh chóng tràn ngập nên triều đình vua
Lê Thiên Hiến không kịp trở tay.
Người dân có điều kiện để đóng góp tu bổ tôn tạo di tích:
làm mới, sơn sửa, bổ sung những đồ thờ tự mới, hiện đại cho đền.
Sự chuyển đổi nghề nghiệp, cơ cấu lao động cũng ít nhiều làm
thay đổi bộ mặt của làng xã nơi đây. Sự đa dạng ngành nghề là nhân tố thúc đẩy
đời sống kinh tế phát triển, người dân có điều kiện để đóng góp tu bổ tôn tạo
di tích: làm mới, sơn sửa, bổ sung những đồ thờ tự mới, hiện đại.
Dân làng Ngà có truyền thống lao động sản xuất. Nghề chính vẫn
là làm ruộng trên các cánh đồng trũng. Đầu thời Gia Long (1802 - 1919), làng có
đến 618 mẫu ruộng, trong khi số dân chỉ chừng trên 1000 người, nên bình quân ruộng
đất của làng trước đây khá cao. Nằm trong vùng Canh - Mỗ, làng có nghề dệt với
sản phẩm là lụa Ngà rất nổi tiếng. Trước đây, làng có chợ để trao đổi sản phẩm,
nhưng chợ này đã mất khoảng trên 90 năm nay.
Các di tích thờ cúng không chỉ là điểm đến của dân làng mà
còn thu hút người dân các làng lân cận và du khách thập phương.
Ngoài ước mong về cuộc sống no đủ, mưa thuận gió hòa…, người
ta còn cầu tài lộc, công danh. Trước đây, đình, đền chỉ mở cửa vào dịp lễ hội,
lễ tết, ngày sóc, vọng, thì nay người dân có thể đến lễ bất cứ ngày nào. Các di
tích thờ cúng không chỉ là điểm đến của dân làng mà còn thu hút dân các làng
lân cận, du khách thập phương.
Khu di tích Miêu Nha đã dành được vị trí cao trong kho tàng
di sản văn hoá nước nhà, được xây dựng bởi sự gắn kết giữa nội dung lịch sử, kiến
trúc nghệ thuật cùng những di vật hiện còn. Di tích đã và mãi mãi là những chứng
tích hùng hồn khẳng định truyền thống chống giặc vẻ vang và tài năng lao động
sáng tạo của dân tộc ta trước đây.
Diệu Huyền – Hoà Bình