Đình An Hạ, xã An Thượng, huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội, thờ phụng thành hoàng làng là bà Đỗ Thị Bảo, con gái Thái công Đại vương Đỗ Thiện. Đánh thắng giặc ngoại xâm, bà được sắc phong tước “Huyền Vũ phong tư đệ lục vị công chúa”, có bài vị tại đình. Đình và quán làng An Hạ từ nhiều đời nay, đều tôn nghiêm thờ phụng bà.
Theo thần phả thì đình làng An Hạ xưa kia thờ gia đình Thái
công Đại vương Đỗ Thiện. Ông là một cựu thần thuộc triều vua Thục Phán An Dương
Vương. Năm Đinh Hợi, 214 trước Công nguyên, khi giặc Tần xâm lược nước ta, ông
Đỗ Thiện cùng hai người vợ và chín người con tham gia đánh giặc.
Sau khi giành chiến thắng tại vùng Lĩnh Nam, nhà vua đã mở lễ
mừng công và phong chức “vương” cho gia đình ông. Sau này, gia đình ông được
nhân dân suy tôn làm Thành hoàng đình Đụn.
Thành hoàng thôn An Hạ nay là bà Đỗ Thị Bảo, con gái Thái
công Đại vương Đỗ Thiện. theo thần phả tại đình: Vào thời Thục An Dương Vương
có bà họ Đỗ đêm nằm mơ thấy con rắn trắng cuốn mây hồng rồi nở ra ba bông sen.
Sau đó bà sinh ra ba người con gái đặt tên là Ả, Hai và Bảo.
Khi đất nước bị giặc Phương Bắc đe dọa, Vua Thục cho tìm người
hiền tài ra giúp nước. Người con thứ ba đã chiêu mộ được 300 người và xin vua
cho đi dẹp giặc ở vùng Lĩnh Nam giành thắng lợi và được vua phong chức tước.
Ngày 10 tháng 7 âm, bỗng có trận mưa to gió lớn, các loài thủy tộc bị cuốn theo
dòng nước. Bà cùng một số binh lính bị cuốn theo. Vua sắc chỉ cho trang An Hạ
thờ bà và phong cho bà là Lục Vị Công chúa.
Sau khi chiến thắng giặc ngoại xâm, bà được vua phong tước
“Huyền Vũ phong tư đệ lục vị công chúa”, nay còn có bài vị tại đình. Đình và
quán làng An Hạ từ nhiều đời nay, đều tôn nghiêm thờ phụng bà.
Những ngày đầu xuân hằng năm, người dân ba thôn: Đào Nguyên, Ngự Câu và An Hạ thuộc xã An Thượng, huyện Hoài Đức, Hà Nội lại tổ chức lễ hội truyền thống đình để tưởng nhớ đến công lao to lớn của các vị thành hoàng.
Tục lệ xưa, từ ngày 12 đến 14 tháng Giêng (âm lịch), làng An Hạ lại mở lễ hội truyền thống với ước mong mưa thuận, gió hòa và cũng là dịp để nhân dân địa phương làm sống dậy những sinh hoạt văn hóa từ ngàn xưa, để con cháu xa quê trở về với nguồn cội.
Phần lễ của lễ hội diễn ra trang nghiêm gồm lễ rước kiệu thánh và lễ dâng hương. Điều đặc biệt của lễ hội đình An Hạ là lễ rước từ đình làng ra quán và 5 năm tổ chức rước kiệu một lần.
Lễ rước gồm năm kiệu, mỗi kiệu do hơn 20 thanh niên trong làng được tuyển chọn khiêng. Năm chiếc kiệu gồm: kiệu thánh để bài vị, kiệu văn, kiệu hoa, kiệu oản và kiệu hương. Đến chiều, năm chiếc kiệu lại được rước về đặt tại sân đình. Trong khi lễ rước diễn ra, nhân dân hai bên đường đã lập các ban thờ để lễ thánh phía ngoài cửa nhà mình.
Phần hội còn có rất nhiều những trò chơi dân gian như mở tổ tôm điếm, đấu vật… thu hút đông đảo bà con tham gia.
Lễ hội Đình làng An Hạ mang đậm giá trị văn hóa làng xóm của người dân Việt Nam.
Đây là dịp để mọi người dân trong làng diện những bộ quần áo đẹp nhất đi dự lễ hội.
Lễ hội là dịp để bà con vui chơi trước khi bước vào vụ xuân thắng lợi.
Những cụ già hơn 80 trong bộ áo màu đỏ chủ trì lễ dâng hương. Trong làng hiện có 40 cụ hơn 80 tuổi.
Thay bằng 5 người chơi ngồi gọn trong chiếu của trò chơi tổ tôm thông
thường, tổ tôm điếm cần một khoảng không gian rộng như sân đình hoặc bãi
đất rộng. Mỗi điếm được bố trí 5 chiếc bàn cao cách một khoảng để không
nhìn thấy bài của nhau
Cô Võ Thị Quý, nghệ nhân đã có thâm niêm 10 năm hát tổ tôm điếm. Trong
120 quân bài, mỗ quân bài đều có một lời rao từ những làn điệu chèo, lẩy
Kiều thu hút lòng người, có khả năng ứng dụng linh hoạt những vần thơ
trong các tác phẩm văn học dân gian hoặc do chính họ tùy hứng sáng tác.
Trò chơi Bắt lợn thu hút đông đảo thanh niên tham gia
Trò chơi mang lại tiếng cười sảng khoái.
Đập niêu đất là trò chơi dân gian khá phổ biến ở nhiều làng quê miền Bắc.
Đấu vật là một trò chơi dân gian mang tính cổ truyền thể hiện sức mạnh và sự khéo léo của trai tráng trong làng.
Một pha quật ngã đối phương "lấm lưng trắng bụng".