Đình An Trì thờ Đức Ngô Vương Quyền, vị vua làm nên chiến thắng Bạch Đằng năm 938 và thái tử Ngô Xương Ngập là con trai của Ngô Quyền theo cha đánh giặc và thành hoàng Nguyễn Trung Thành, tể tướng thời Lý.
Đình An Trì thuộc huyện An Hải cũ, nay thuộc phường Hùng
Vương, toạ lạc trên khu đất rộng, cao ráo ven bờ sông Rế. Đình quay hướng Tây
Nam, trên nền móng đình cũ còn ghi nhiều dấu ấn kiến trúc mang niên đại nghệ
thuật triều Nguyễn đầu thế kỷ 19.
Đình An Trì thuộc huyện An Hải cũ, nay thuộc phường Hùng
Vương, toạ lạc trên khu đất rộng, cao ráo ven bờ sông Rế. Đình quay hướng Tây
Nam, trên nền móng đình cũ còn ghi nhiều dấu ấn kiến trúc mang niên đại nghệ
thuật triều Nguyễn đầu thế kỷ 19, hiện còn cây đề cổ thụ, tường hồi trụ đấu xây
cất bằng đá xanh, còn 20 trụ đá kê cột đình, đường kính 40cm được xếp từ lối cổng
vào.
Theo bản kê khai thần phả, sắc phòng của đình (hiện lưu tại
Viện Thông tin khoa học xã hội và nhân văn quốc gia) và lời truyền ngôn của tổ
tiên 5 dòng họ đến khai khẩn đất đai tại làng An Trì, làng có 1 ngôi đình và 1
miếu thờ các vị Thành Hoàng có công đánh giặc và chiêu dân lập xóm làng.
Đình An Trì thờ Đức
Ngô Vương Quyền, vị vua làm nên chiến thắng Bạch Đằng năm 938 và thái tử Ngô
Xương Ngập là con trai của Ngô Quyền theo cha đánh giặc, được lập đền thờ tại
Đình. Đình còn thờ Tướng công Thọ Như Hầu (ông tên chính là Nguyễn Trí Hoà), là
người coi sóc mở mang đất đai, lập làng An Trì, ông là quan điền tỉnh, có đức độ,
chính trực.
Đình An Trì hiện nay được nhân dân tu dựng kết hợp công nghệ
mới và vật liệu cổ truyền: bê tông, gốm đá, gỗ tứ thiết kiểu chữ đinh, bái đường
3 gian, cung cấm 2 gian,hai cánh cửa tả hữu trạm nổi hình linh vật quen thuộc:
rùa, hạc cỡ lớn. Trước lối dẫn vào cung trong có ban thờ khám, tượng các vị
Thành Hoàng.
Số lượng đồ thờ tự phần lớn là những đồ tế, chất liệu gỗ sơn
son thiếp vàng như Nhang án, mang hình dáng chiến bàn 4 chân, thân chia làm nhiều
ô trang trí hình rồng, long mã, rùa đội lá sen, long chầu hổ phục ngậm chữ thọ
(thế kỷ 20). Kiệu long đình 1 bộ, 3 pho tượng thờ trong gian cung cấm là Ngô
Vương Quyền, NgôVương Thái tử và Nguyễn Trung Thành, cả 3 vị đều toát lên vẻ thần
thánh, uy nghi, lẫm liệt, được đặt trong khám lớn.
Các di vật khác gồm: 2 bức đại tự có ghi: Vạn cổ an ninh - Đức
song thiên địa. 5 câu đối được sơn son thiếp vàng, trong đó có ghi: Đại đức an
dân thiên cổ định Công lao hộ quốc vạn niên trường, Vạn niên cổ càn khôn hưng
tái tạo Cửu văn nhật nguyệt ánh trùng quang, v.v
Hàng năm đình An Trì thường tổ chức lễ hội vào ngày 11/12 âm
lịch và 1 số ngày kỵ của các nhân vật lịch sử. 5 dòng họ thường dâng lễ mặn và
khách thập phương tới dâng hương tưởng niệm.
- Lễ hội: 10/2 âm lịch hàng năm: ngày hội làng nông nghiệp,
cúng tế thần
- 13/1: Thánh hoá; 15/1 ngày giỗ Ngô Vương, Thái tử
- 18/4: Ngày giỗ Thành Hoàng Nguyễn Trung Thành
- 15/9: Ngày giỗ Đức Nam Hải Đại Vương
Trong ngày hội còn tổ chức vui chơi cờ tướng, chọi gà, văn
nghệ, v.v phù hợp với quy định của địa phương. Tháng 11 năm 2005, Uỷ ban nhân
dân thành phố ra Quyết định công nhận đình An Trì là di tích lịch sử văn hoá cấp
thành phố.
Đình An Trì quy không còn nguyên vẹn như xưa nhưng bước đầu
Đình đã được các dòng họ và nhân dân tu tạo lại với quy mô nhỏ, rất cần được sự
giúp đỡ của các cấp chính quyền quan tâm cùng các dòng họ và nhân dân khu dân
cư An Trì, phường Hùng Vương tiến hành tu tạo, phục hồi với quy mô lớn hơn để
giữ gìn và tôn thờ các vị anh hùng dân tộc có công đấu trang giữ nước và xây dựng
quê hương.