Đình Áng Phao thờ phụng Thành hoàng Dương Cư Sĩ và hai vị đại vương âm phù Đình Áng Phao thờ phụng Thành hoàng Dương Cư Sĩ và hai vị đại vương âm phù Đình Áng Phao thờ tại thôn Áng Phao, xã Cao Dương, huyện Thanh Oai, Hà Nội, thờ phụng Tam vị đại vương gồm Châu trưởng Cư Sĩ và hai vị đại vương âm phù giúp ngài. Đình Áng Phao ít ra cũng có từ trước năm Cảnh Hưng thứ 44 (1784) đời vua Lê Hiển Tông. Theo bản thần phả được chép vào cuối thời Nguyễn, trong có ghi sự tích 3 vị thành hoàng làng, đình thờ Tam vị đại vương gồm Châu trưởng Cư Sĩ làm quan triều vua Hán Chiêu Đế 汉 昭 帝 (95TCN–74TCN) vào đầu thời Bắc thuộc và hai vị đại vương âm phù cho ngài. Đình Áng Phao có từ lâu đời, đến năm 1912 được nhân dân trùng tu lớn và cho đến nay đã qua vài lần tu sửa lớn nhỏ. Hiện tại, đình có kết cấu kiến trúc theo kiểu chữ “đinh” gồm Đại bái và Hậu cung, đây là hai công trình chính, ngoài ra còn các công trình phụ trợ khác như giếng, Tả hữu mạc... Đại bái là một công trình kiến trúc mang đậm phong cách nghệ thuật thời Nguyễn, tường hồi bít đốc, kìm đấu hình chữ nhật, giữa bờ nóc đắp nổi rồng chầu mặt nguyệt. Vào bên trong, các bộ vì được làm theo kiểu “chồng rường, giá chiêng, kẻ bẩy”. Nghệ thuật điêu khắc chủ yếu tập trung tại các đầu dư, chạm đầu rồng, mắt lồi, mặt rơi, tai thú, các đạo mác bay về phía sau. Hậu cung là một ngôi nhà 4 gian, chia làm hai phần Ngoại cung và Nội cung. Ngoại cung xây theo kiểu chồng diêm 2 tầng 8 mái, các đầu đao uốn cong mềm mại, mũi mái đắp nổi đầu rồng, nghê ôm mái. Phần Nội cung là nơi đặt long ngai bài vị Thành hoàng làng. Truyền tích còn ghi: Đình Áng Phao thờ đức Thành hoàng là ngài Cư Sỹ, ông vốn là người thông minh, tài giỏi. Thời bấy giờ, nước ta bị nhà Hán đô hộ, chúng thi hành nhiều chính sách để vơ vét của cải, làm cho đời sống nhân dân vô cùng khốn khổ, Thái thú Chu Chương lại tham tàn bạo ngược, bức hại dân lành. Ngài Cư Sỹ bèn tập hợp dân chúng chống lại ách đô hộ của nhà Hán, nêu cao tinh thần chống giặc ngoại xâm, yêu quê hương đất nước, giống nòi. Sau khi ông mất, nhân dân thôn áng Phao lập miếu thờ phụng. Đình Áng Phao hiện còn bảo tồn nhiều di vật có giá trị, ngoài các bức chạm tứ linh mang phong cách nghệ thuật điêu khắc thời Nguyễn, còn có 7 đạo sắc phong, trong đó đạo cổ nhất vào thời Lê, niên hiệu Cảnh Hưng thứ 5 (1744) và bát bửu, kiệu, bát hương... Đình Áng Phao đã được Bộ Văn hoá và Thông tin xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật năm 1991. Theo Hà Nội Danh thắng và Di tích tập 01 Nguồn: Người Hà Nội Đình Áng Phao thờ tại thôn Áng Phao, xã Cao Dương, huyện Thanh Oai, Hà Nội, thờ phụng Tam vị đại vương gồm Châu trưởng Cư Sĩ và hai vị đại vương âm phù giúp ngài. Đình Áng Phao ít ra cũng có từ trước năm Cảnh Hưng thứ 44 (1784) đời vua Lê Hiển Tông. Theo bản thần phả được chép vào cuối thời Nguyễn, trong có ghi sự tích 3 vị thành hoàng làng, đình thờ Tam vị đại vương gồm Châu trưởng Cư Sĩ làm quan triều vua Hán Chiêu Đế 汉 昭 帝 (95TCN–74TCN) vào đầu thời Bắc thuộc và hai vị đại vương âm phù cho ngài. Đình Áng Phao có từ lâu đời, đến năm 1912 được nhân dân trùng tu lớn và cho đến nay đã qua vài lần tu sửa lớn nhỏ. Hiện tại, đình có kết cấu kiến trúc theo kiểu chữ “đinh” gồm Đại bái và Hậu cung, đây là hai công trình chính, ngoài ra còn các công trình phụ trợ khác như giếng, Tả hữu mạc... Đại bái là một công trình kiến trúc mang đậm phong cách nghệ thuật thời Nguyễn, tường hồi bít đốc, kìm đấu hình chữ nhật, giữa bờ nóc đắp nổi rồng chầu mặt nguyệt. Vào bên trong, các bộ vì được làm theo kiểu “chồng rường, giá chiêng, kẻ bẩy”. Nghệ thuật điêu khắc chủ yếu tập trung tại các đầu dư, chạm đầu rồng, mắt lồi, mặt rơi, tai thú, các đạo mác bay về phía sau. Hậu cung là một ngôi nhà 4 gian, chia làm hai phần Ngoại cung và Nội cung. Ngoại cung xây theo kiểu chồng diêm 2 tầng 8 mái, các đầu đao uốn cong mềm mại, mũi mái đắp nổi đầu rồng, nghê ôm mái. Phần Nội cung là nơi đặt long ngai bài vị Thành hoàng làng. Truyền tích còn ghi: Đình Áng Phao thờ đức Thành hoàng là ngài Cư Sỹ, ông vốn là người thông minh, tài giỏi. Thời bấy giờ, nước ta bị nhà Hán đô hộ, chúng thi hành nhiều chính sách để vơ vét của cải, làm cho đời sống nhân dân vô cùng khốn khổ, Thái thú Chu Chương lại tham tàn bạo ngược, bức hại dân lành. Ngài Cư Sỹ bèn tập hợp dân chúng chống lại ách đô hộ của nhà Hán, nêu cao tinh thần chống giặc ngoại xâm, yêu quê hương đất nước, giống nòi. Sau khi ông mất, nhân dân thôn áng Phao lập miếu thờ phụng. Đình Áng Phao hiện còn bảo tồn nhiều di vật có giá trị, ngoài các bức chạm tứ linh mang phong cách nghệ thuật điêu khắc thời Nguyễn, còn có 7 đạo sắc phong, trong đó đạo cổ nhất vào thời Lê, niên hiệu Cảnh Hưng thứ 5 (1744) và bát bửu, kiệu, bát hương... Đình Áng Phao đã được Bộ Văn hoá và Thông tin xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật năm 1991. Theo Hà Nội Danh thắng và Di tích tập 01 Nguồn: Người Hà Nội Trở về đầu trang áng phao thanh oai cao dương 0 Tổng số: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10