Đình Bạch Trữ - nơi thờ phụng phu nhân Tản Viên Sơn Thánh và danh tướng Cống Sơn Nhị vua Hai Bà Trưng Đình Bạch Trữ - nơi thờ phụng phu nhân Tản Viên Sơn Thánh và danh tướng Cống Sơn Nhị vua Hai Bà Trưng Đình Bạch Trữ xây vào cuối thế kỷ 17, thờ phụng Mỵ Nương (phu nhân Sơn Thánh Tản Viên) và Hoàng Cống tức danh tướng Cống Sơn, quân sư của Nhị vua Hai Bà Trưng) làm thành hoàng làng; trước đó đã thờ tự tại ngôi nghè nhỏ nay gọi là đình Tây. Đình Bạch Trữ có từ cuối thế kỷ 17. Được xếp hạng di tích quốc gia từ năm 1993. Tại thôn Bạch Trữ, xã Tiến Thắng, huyện Mê Linh, TP Hà Nội. Sân đình Bạch Trữ. Photo NCCong ©2019 Không gian đình Bạch Trữ Kết cấu của đình gồm 3 tòa: Tiền tế, đại đình, hậu cung với 112 cột chịu lực, cả 3 tòa được nối với nhau bởi 2 ống muống để tạo nên hình thức mái theo kiểu chữ “Vương”, nền chữ “Tam”. Trước đình có hồ nước, kế đến là bình phong kiểu cuốn thư có hình cành trúc mai sum họp. Phía sau là một sập thờ làm kiểu chân quỳ dạ cá đắp nổi hình dơi tượng cho ngũ phúc lâm môn (Phú, Quý, Thọ, Khang, Ninh) và tiếp nữa là một nghi môn tứ trụ. Tòa Tiền tế có kiến trúc 5 gian, 2 chái với bộ mái 2 tầng hoành tráng. Ở đây còn lưu giữ khá nguyên vẹn những nét nghệ thuật điêu khắc của thế kỷ XVII. Nhiều bức cốn bến đục chạm hình rồng, lân, vân mây… Đặc biệt, ở giữa tòa này có các bức cốn mê thể hiện Tứ linh trong ước nguyện cầu phúc xưa: rồng cuốn thủy, phượng hàm thư, long mã và rùa. Tòa Đại đình 3 gian, 2 chái, 2 dĩ. Các bức đục chạm tập trung ở 2 cốn ngoài của gian giữa, các đầu dư chính và một số kẻ. Đề tài chạm khắc chủ yếu là rồng. Đề tài về con người tuy không nhiều, nhưng lại rất đáng quan tâm. Những hình tượng có tính mạnh bạo hay dân dã đã được thể hiện ở đây đều cho thấy sự gần gũi với cảnh sinh hoạt đời thường nơi thôn dã, nó mang ý nghĩa ước nguyện cầu phồn thực của con người mong cho cuộc sống sinh sôi nảy nở, cho mùa màng bội thu. Bên cạnh sự phong phú về nội dung, các bức chạm đã thể hiện trình độ cao về nghệ thuật chạm khắc với kỹ thuật chạm lộng, chạm bong hết sức tinh tế. Tòa hậu là một Hậu cung kép với Hậu cung chính nằm gọn trong không gian 4 cột cái gian giữa, được bao ván kín, có sàn thờ, được nâng cao và nằm lọt trong tòa Hậu cung 5 gian tường bít đốc. Một điểm đáng chú ý là trên bàn thờ chính, phù trợ 2 bên là 8 vị tướng hầu được vẽ dưới hình thức tả văn hữu võ; quan văn đội mũ cánh chồn chếch ngắn cầm những hòm sách, bút, quạt; quan võ đội mũ kim khôi vác đại đao. Đình Bạch Trữ còn lưu giữ nhiều di vật có giá trị lịch sử - văn hóa. Về hiện vật, tại đình có 2 ngai thờ, án gian đều được sơn son, thếp vàng, đồ bát bửu, cây quán tẩy được đục chạm hết sức tinh vi cũng được sơn son thếp vàng còn như mới; nhiều đồ sứ có giá trị. Đặc biệt còn có 2 cỗ kiệu bát cống có giá trị về nghệ thuật kiến trúc, chạm khắc, thể hiện rõ nét tài hoa cha ông ta để lại. Với nội dung thờ tự phong phú, kiến trúc, nghệ thuật chạm khắc khẳng định đây là một trong những ngôi đình có ý nghĩa quan trọng trong hệ thống di tích của TP Hà Nội. Năm 1993 Bộ Văn hoá - Thông tin xếp hạng đình là di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia. Kiến trúc Đình ban đầu chỉ có mặt bằng "hình chữ Nhất" với tòa đại đình ở giữa, về sau mới dựng tiếp tòa tiền tế và tiếp sau là hậu cung. Cả 3 tòa được nối với nhau bởi 2 ống muống để tạo nên hình thức mái theo kiểu chữ “Vương”, nền chữ “Tam”. Trước đình có hồ nước, kế đến là bình phong kiểu cuốn thư có hình cành trúc mai sum họp. Phía sau là một sập thờ làm kiểu chân quỳ dạ cá đắp nổi hình dơi tượng cho ngũ phúc lâm môn (Phú, Quý, Thọ, Khang, Ninh) và tiếp nữa là một nghi môn tứ trụ. Sau một khoảng sân hẹp là tòa tiền tế 5 gian 2 dĩ với bộ mái 2 tầng đồ sộ và những nét kiến trúc của thời Lê Trung hưng và thời Nguyễn. Tòa đại đình 3 gian 2 chái 2 dĩ, mang phong cách nghệ thuật thế kỷ 17 tập trung ở 2 cốn ngoài của gian giữa, các đầu dư chính và một số kẻ với đề tài chạm khắc cơ bản là rồng. Những đề tài về con người tuy không nhiều nhưng lại rất đáng quan tâm. Chính điện đình Bạch Trữ. Photo NCCong ©2019 Phần cung cấm nằm gọn trong không gian 4 cột cái gian giữa, được bao ván kín, có sàn thờ, được nâng cao và nằm lọt trong tòa hậu cung 5 gian tường hồi bít đốc. Trên ban thờ chính, hai bên là 8 vị tướng hầu được vẽ dưới hình thức tả văn hữu võ, quan văn đội mũ cánh chuồn, cầm những hòm sách, bút, quạt; quan võ đội mũ kim khôi và vác đại đao. Làng Bạch Trữ Làng Bạch Trữ xã Tiến Thắng ở ven bờ nam sông Nguyệt Đức tức Cà Lồ, thuộc vùng đất cổ huyện Mê Linh, xưa là Châu Phong, quê hương của Hai Bà Trưng. Vua Bà từng đóng đô ở Hạ Lôi, cách Bạch Trữ hơn 1km. Bạch Trữ nghĩa là cỏ Trữ Trắng, một thứ cỏ lai thời xưa mọc rất nhiều ở vùng này. Hiện nay làng có trên 16.000 dân mang 18 họ khác nhau, sống trong 5 xóm tương ứng ngũ hành (Rọ, Minh Hương, Minh Tảo, Ngọc Trì) và chia làm 8 giáp. Làng có một số tục lạ. Sau khi về nhà chồng, cô dâu chỉ ở đó ban ngày, chập tối về nhà mình ngủ. Cô phải trồng dâu, nuôi tằm, kéo kén, xe tơ, dệt lụa sao đủ may cho mỗi người nhà chồng một bộ quần áo lụa. Trước đây tục lệ này kéo dài từ 1 đến 3 năm, từ 1970 rút xuống còn 1 đến 3 tháng, đến nay đã dần xóa bỏ. Cô dâu sau khi sinh con đầy tháng thì đến giữa tháng sau sẽ về nhà mình “ăn chực” mẹ đẻ khoảng 45 ngày rồi mới trở lại nhà chồng. Mỗi năm ở Bạch Trữ có năm lễ hội chính (xem chi tiết ở dưới). Nhà có người chẳng may chết trùng dịp làng vào hội thì phải chờ hết hội mới được phát tang. Đám tang khi đi ngang qua đình không được thổi kèn gõ trống. Đình Bạch Trữ xây vào cuối thế kỷ 17; thờ Mỵ Nương (vợ thần núi Tản Viên) và Hoàng Cống (tức danh tướng Cống Sơn, quân sư của Nhị vua Hai Bà Trưng) làm thành hoàng làng; trước đó đã có một ngôi nghè nhỏ nay gọi là đình Tây. Năm 1993 Bộ Văn hoá - Thông tin xếp hạng đình là di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia. Từ 2015 đình đã được nhà nước phê duyệt dự án tu bổ tất cả các hạng mục gồm 3 tòa: tiền tế, đại đình, hậu cung và 2 ống muống. Lễ hội Mồng 10 Tháng Giêng: ngày sinh của Đức Thánh Cống Sơn, có hát chèo tàu và đánh vật đến hết rằm. Hằng ngày có lễ tế ở đình. Tháng Hai: lễ khánh hạ của Đức Bà Công chúa, từ mồng 1 đến mồng 10 làng mở hội, lễ vật cúng do các giáp lo liệu. Ba ngày đầu là cuộc rước Bà từ miếu thờ về đình làng để hội tế, do 16 chàng trai khoẻ mạnh, áo quần mới, chít khăn mỏ quạ làm đô tuỳ rước kiệu, các bô lão túc trực ở đình để tiếp khách. Sau đó làng tổ chức các hội vui như đánh cờ người, đánh đu, thả vịt xuống sông, bắt chạch trong chum. Tháng Tám: mở hội từ chiều mồng 9 đến hết rằm nhân ngày sinh Đức Bà Công chúa. Tổ chức rước kiệu từ miếu về đình để tế lễ vào ngày mồng 10. Ngày 15 tế tạ, rước kiệu từ đình về miếu; lúc chuẩn bị rước kiệu về miếu thì ở sân đình tổ chức tung bông. Sáng mồng 10 các giáp mang lễ vật ra đình làng và rước đức Bà về đình. Người ta kê một bục cao ở giữa sân, chủ tế đứng cạnh chuẩn bị tung bông. Bông được làm bằng một đốt tre non, tước một đầu thành những mảnh xơ trắng – tựa như chỉ bông, được buộc lại thành búi. Một hồi trống dứt, chủ tế tung bông lên cao, mọi người dõi theo đường rơi của bông mà xô đẩy chen lấn nhau, cướp cho bằng được dù là một mẩu của bông để đem về nhà, đặt lên bàn thờ, đốt ba nén hương và coi như gặp may mắn. Tháng Một: 8 giáp làm 8 cỗ bánh dầy mang ra đình cúng Đức Bà và thi tài. Các em trai đủ 3 tuổi trở lên được gia nhập giáp hay gọi là vào làng. Gia đình có cơi trầu trình cai giáp và cậu bé được chia phần bánh dày. Từ đó cho đến 10 năm sau, mỗi cậu bé phải nộp cho giáp một nồi nếp cái (làm được 1 thùng bánh dày loại nhỏ), cho đến 25 tuổi mới được ra ăn cỗ ở đình làng. 11 Tháng Chạp: mở cỗ giỗ trận tưởng nhớ ngày quân Mã Viện tràn được vào làng và sát hại toán quân của ngài Hoàng Cống sau khi họ anh dũng chống cự suốt trong 52 ngày đêm. Nguồn Hà Nội 360o, Hà Nội TV Ths Nguyễn Thy Ngà Đình Bạch Trữ xây vào cuối thế kỷ 17, thờ phụng Mỵ Nương (phu nhân Sơn Thánh Tản Viên) và Hoàng Cống tức danh tướng Cống Sơn, quân sư của Nhị vua Hai Bà Trưng) làm thành hoàng làng; trước đó đã thờ tự tại ngôi nghè nhỏ nay gọi là đình Tây. Đình Bạch Trữ có từ cuối thế kỷ 17. Được xếp hạng di tích quốc gia từ năm 1993. Tại thôn Bạch Trữ, xã Tiến Thắng, huyện Mê Linh, TP Hà Nội. Sân đình Bạch Trữ. Photo NCCong ©2019 Không gian đình Bạch Trữ Kết cấu của đình gồm 3 tòa: Tiền tế, đại đình, hậu cung với 112 cột chịu lực, cả 3 tòa được nối với nhau bởi 2 ống muống để tạo nên hình thức mái theo kiểu chữ “Vương”, nền chữ “Tam”. Trước đình có hồ nước, kế đến là bình phong kiểu cuốn thư có hình cành trúc mai sum họp. Phía sau là một sập thờ làm kiểu chân quỳ dạ cá đắp nổi hình dơi tượng cho ngũ phúc lâm môn (Phú, Quý, Thọ, Khang, Ninh) và tiếp nữa là một nghi môn tứ trụ. Tòa Tiền tế có kiến trúc 5 gian, 2 chái với bộ mái 2 tầng hoành tráng. Ở đây còn lưu giữ khá nguyên vẹn những nét nghệ thuật điêu khắc của thế kỷ XVII. Nhiều bức cốn bến đục chạm hình rồng, lân, vân mây… Đặc biệt, ở giữa tòa này có các bức cốn mê thể hiện Tứ linh trong ước nguyện cầu phúc xưa: rồng cuốn thủy, phượng hàm thư, long mã và rùa. Tòa Đại đình 3 gian, 2 chái, 2 dĩ. Các bức đục chạm tập trung ở 2 cốn ngoài của gian giữa, các đầu dư chính và một số kẻ. Đề tài chạm khắc chủ yếu là rồng. Đề tài về con người tuy không nhiều, nhưng lại rất đáng quan tâm. Những hình tượng có tính mạnh bạo hay dân dã đã được thể hiện ở đây đều cho thấy sự gần gũi với cảnh sinh hoạt đời thường nơi thôn dã, nó mang ý nghĩa ước nguyện cầu phồn thực của con người mong cho cuộc sống sinh sôi nảy nở, cho mùa màng bội thu. Bên cạnh sự phong phú về nội dung, các bức chạm đã thể hiện trình độ cao về nghệ thuật chạm khắc với kỹ thuật chạm lộng, chạm bong hết sức tinh tế. Tòa hậu là một Hậu cung kép với Hậu cung chính nằm gọn trong không gian 4 cột cái gian giữa, được bao ván kín, có sàn thờ, được nâng cao và nằm lọt trong tòa Hậu cung 5 gian tường bít đốc. Một điểm đáng chú ý là trên bàn thờ chính, phù trợ 2 bên là 8 vị tướng hầu được vẽ dưới hình thức tả văn hữu võ; quan văn đội mũ cánh chồn chếch ngắn cầm những hòm sách, bút, quạt; quan võ đội mũ kim khôi vác đại đao. Đình Bạch Trữ còn lưu giữ nhiều di vật có giá trị lịch sử - văn hóa. Về hiện vật, tại đình có 2 ngai thờ, án gian đều được sơn son, thếp vàng, đồ bát bửu, cây quán tẩy được đục chạm hết sức tinh vi cũng được sơn son thếp vàng còn như mới; nhiều đồ sứ có giá trị. Đặc biệt còn có 2 cỗ kiệu bát cống có giá trị về nghệ thuật kiến trúc, chạm khắc, thể hiện rõ nét tài hoa cha ông ta để lại. Với nội dung thờ tự phong phú, kiến trúc, nghệ thuật chạm khắc khẳng định đây là một trong những ngôi đình có ý nghĩa quan trọng trong hệ thống di tích của TP Hà Nội. Năm 1993 Bộ Văn hoá - Thông tin xếp hạng đình là di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia.Kiến trúc Đình ban đầu chỉ có mặt bằng "hình chữ Nhất" với tòa đại đình ở giữa, về sau mới dựng tiếp tòa tiền tế và tiếp sau là hậu cung. Cả 3 tòa được nối với nhau bởi 2 ống muống để tạo nên hình thức mái theo kiểu chữ “Vương”, nền chữ “Tam”. Trước đình có hồ nước, kế đến là bình phong kiểu cuốn thư có hình cành trúc mai sum họp. Phía sau là một sập thờ làm kiểu chân quỳ dạ cá đắp nổi hình dơi tượng cho ngũ phúc lâm môn (Phú, Quý, Thọ, Khang, Ninh) và tiếp nữa là một nghi môn tứ trụ. Sau một khoảng sân hẹp là tòa tiền tế 5 gian 2 dĩ với bộ mái 2 tầng đồ sộ và những nét kiến trúc của thời Lê Trung hưng và thời Nguyễn. Tòa đại đình 3 gian 2 chái 2 dĩ, mang phong cách nghệ thuật thế kỷ 17 tập trung ở 2 cốn ngoài của gian giữa, các đầu dư chính và một số kẻ với đề tài chạm khắc cơ bản là rồng. Những đề tài về con người tuy không nhiều nhưng lại rất đáng quan tâm. Chính điện đình Bạch Trữ. Photo NCCong ©2019 Phần cung cấm nằm gọn trong không gian 4 cột cái gian giữa, được bao ván kín, có sàn thờ, được nâng cao và nằm lọt trong tòa hậu cung 5 gian tường hồi bít đốc. Trên ban thờ chính, hai bên là 8 vị tướng hầu được vẽ dưới hình thức tả văn hữu võ, quan văn đội mũ cánh chuồn, cầm những hòm sách, bút, quạt; quan võ đội mũ kim khôi và vác đại đao.Làng Bạch Trữ Làng Bạch Trữ xã Tiến Thắng ở ven bờ nam sông Nguyệt Đức tức Cà Lồ, thuộc vùng đất cổ huyện Mê Linh, xưa là Châu Phong, quê hương của Hai Bà Trưng. Vua Bà từng đóng đô ở Hạ Lôi, cách Bạch Trữ hơn 1km. Bạch Trữ nghĩa là cỏ Trữ Trắng, một thứ cỏ lai thời xưa mọc rất nhiều ở vùng này. Hiện nay làng có trên 16.000 dân mang 18 họ khác nhau, sống trong 5 xóm tương ứng ngũ hành (Rọ, Minh Hương, Minh Tảo, Ngọc Trì) và chia làm 8 giáp. Làng có một số tục lạ. Sau khi về nhà chồng, cô dâu chỉ ở đó ban ngày, chập tối về nhà mình ngủ. Cô phải trồng dâu, nuôi tằm, kéo kén, xe tơ, dệt lụa sao đủ may cho mỗi người nhà chồng một bộ quần áo lụa. Trước đây tục lệ này kéo dài từ 1 đến 3 năm, từ 1970 rút xuống còn 1 đến 3 tháng, đến nay đã dần xóa bỏ. Cô dâu sau khi sinh con đầy tháng thì đến giữa tháng sau sẽ về nhà mình “ăn chực” mẹ đẻ khoảng 45 ngày rồi mới trở lại nhà chồng.Mỗi năm ở Bạch Trữ có năm lễ hội chính (xem chi tiết ở dưới). Nhà có người chẳng may chết trùng dịp làng vào hội thì phải chờ hết hội mới được phát tang. Đám tang khi đi ngang qua đình không được thổi kèn gõ trống. Đình Bạch Trữ xây vào cuối thế kỷ 17; thờ Mỵ Nương (vợ thần núi Tản Viên) và Hoàng Cống (tức danh tướng Cống Sơn, quân sư của Nhị vua Hai Bà Trưng) làm thành hoàng làng; trước đó đã có một ngôi nghè nhỏ nay gọi là đình Tây. Năm 1993 Bộ Văn hoá - Thông tin xếp hạng đình là di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia. Từ 2015 đình đã được nhà nước phê duyệt dự án tu bổ tất cả các hạng mục gồm 3 tòa: tiền tế, đại đình, hậu cung và 2 ống muống. Lễ hội Mồng 10 Tháng Giêng: ngày sinh của Đức Thánh Cống Sơn, có hát chèo tàu và đánh vật đến hết rằm. Hằng ngày có lễ tế ở đình. Tháng Hai: lễ khánh hạ của Đức Bà Công chúa, từ mồng 1 đến mồng 10 làng mở hội, lễ vật cúng do các giáp lo liệu. Ba ngày đầu là cuộc rước Bà từ miếu thờ về đình làng để hội tế, do 16 chàng trai khoẻ mạnh, áo quần mới, chít khăn mỏ quạ làm đô tuỳ rước kiệu, các bô lão túc trực ở đình để tiếp khách. Sau đó làng tổ chức các hội vui như đánh cờ người, đánh đu, thả vịt xuống sông, bắt chạch trong chum. Tháng Tám: mở hội từ chiều mồng 9 đến hết rằm nhân ngày sinh Đức Bà Công chúa. Tổ chức rước kiệu từ miếu về đình để tế lễ vào ngày mồng 10. Ngày 15 tế tạ, rước kiệu từ đình về miếu; lúc chuẩn bị rước kiệu về miếu thì ở sân đình tổ chức tung bông. Sáng mồng 10 các giáp mang lễ vật ra đình làng và rước đức Bà về đình. Người ta kê một bục cao ở giữa sân, chủ tế đứng cạnh chuẩn bị tung bông. Bông được làm bằng một đốt tre non, tước một đầu thành những mảnh xơ trắng – tựa như chỉ bông, được buộc lại thành búi. Một hồi trống dứt, chủ tế tung bông lên cao, mọi người dõi theo đường rơi của bông mà xô đẩy chen lấn nhau, cướp cho bằng được dù là một mẩu của bông để đem về nhà, đặt lên bàn thờ, đốt ba nén hương và coi như gặp may mắn. Tháng Một: 8 giáp làm 8 cỗ bánh dầy mang ra đình cúng Đức Bà và thi tài. Các em trai đủ 3 tuổi trở lên được gia nhập giáp hay gọi là vào làng. Gia đình có cơi trầu trình cai giáp và cậu bé được chia phần bánh dày. Từ đó cho đến 10 năm sau, mỗi cậu bé phải nộp cho giáp một nồi nếp cái (làm được 1 thùng bánh dày loại nhỏ), cho đến 25 tuổi mới được ra ăn cỗ ở đình làng. 11 Tháng Chạp: mở cỗ giỗ trận tưởng nhớ ngày quân Mã Viện tràn được vào làng và sát hại toán quân của ngài Hoàng Cống sau khi họ anh dũng chống cự suốt trong 52 ngày đêm.Nguồn Hà Nội 360o, Hà Nội TVThs Nguyễn Thy Ngà Trở về đầu trang Đình Bạch Trữ Mỵ Nương Sơn Thánh Tản Viên Danh tướng Cống Sơn Nhị vua Hai Bà Trưng Mê Linh 5 Tổng số:2 lượt 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10