Đình Bến Thôn, huyện Thạch Thất thờ phụng danh tướng Lý Phục Man triều đại Lý Nam Đế Đình Bến Thôn, huyện Thạch Thất thờ phụng danh tướng Lý Phục Man triều đại Lý Nam Đế Đình Bến Thôn thờ Lý Phục Man và 3 vị thành hoàng làng họ Đỗ là Đỗ Viện, Đỗ Tuệ, Đỗ Hoàng Văn. Lý Phục Man là một danh tướng của Lý Nam Đế, có nhiều công lao với đất nước trong thế kỷ VI. Đình Bến Thôn thuộc xã Dị Nậu, huyện Thạch Thất, cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 30km về phía Tây. Tương truyền xưa kia Bến Thôn là một làng nằm trong khu vực bến sông sầm uất thuyền bè qua lại, vì thế, làng mang tên Bến Thôn hay Thôn Bến. Thời Lê còn có tên gọi Tân Thôn. Tòa Đại bái, đình Bến Thôn Đình Bến Thôn có kiến trúc kiểu chữ Đinh (T) gồm Đại bái và Hậu cung. Tòa Đại bái rộng 5 gian với 4 hàng cột (2 hàng cột cái và hai hàng cột quân phù hợp với ngôi đình có kích cỡ trung bình). Đại bái xây bít tường phía sau và nối liền với hậu cung. Mái của Hậu cung chạy dài gặp mái của Đại bái tạo thành “Xối” ăn khớp. Khâu kiến trúc này được cho là khó nhất khi xây dựng đình, vì theo kinh nghiệm của các cụ truyền rằng “nhất Xối nhì Xó tam Tàu đao” là thứ tự độ khó giảm dần của ba mảng kiến trúc trong một ngôi đình. Người thờ phải tính toán chi tiết, tỉ mỉ làm sao để đặt các thanh gỗ ăn khớp nhất, khi mái của Đại bái và Hậu cung gặp nhau không được lệch, vênh, nếu không sẽ tạo ra khe hở ở bờ Xối, và bị tràn nước khi gặp mưa cũng như giảm độ thẩm mĩ. Đại bái dáng vẻ bề thế kiểu “thượng thu hạ thách” mái lợp ngói mũi hài. Bờ nóc đắp nổi hai con kìm kiểu rồng cuốn thuỷ. Bốn góc mái uốn cong hình đầu đao. Nhà Đại bái không có cột hiên. Hệ thống cột cái và cột quân kích thước khá lớn. Bộ vì đỡ mái theo kiểu chồng rường giá chiêng nối liền với kẻ chuyền ăn khớp từng nút mộng. Bên tả, hữu của Đại bái có các cặp cột “trụ làng”, các trụ làng đỡ bởi xà ngang nâng cả một mảng mái đình. Không gian bên trong tòa Đại bái Hậu cung nối liền với Đại bái, xây tường bịt kín, bên trong làm hệ thống sàn thờ đặt long ngai bài vị của thành hoàng, Hậu cung có 3 gian luôn được khóa kín cửa chỉ mở vào dịp lễ tết, Rằm Mùng Một để chủ lễ làm nghi lễ hay cụ từ trông đình bao sai dọn dẹp bên trong. Bên ngoài đình xây tường bao có cổng nghi môn kiểu hai cột đồng trụ trên đỉnh đắp tượng chim phượng xòe cánh bốn hướng, đèn lồng hoa dành trang trí trên thân trụ bàn tay nghệ nhân đắp khéo những hình rồng, phượng trong lồng đèn. Bờ tường liền với trụ đình đến cổng phụ, trên bờ tường cổng phụ hai bên đắp tượng rồng khảm sành uốn lượn phi thiên dũng mãnh. Đứng giữa sân đình, hai dãy tao mạc chạy dài, mỗi dãy gồm 3 gian nhà lợp ngói mũi hài có cửa gỗ chắn song, nơi nghỉ ngơi uống nước của khách thập phương. Cổng và sân đình Bến Thôn Đình Bến Thôn thờ Lý Phục Man và 3 vị thành hoàng làng họ Đỗ là Đỗ Viện, Đỗ Tuệ, Đỗ Hoàng Văn. Lý Phục Man là một danh tướng của Lý Nam Đế, có nhiều công lao với đất nước trong thế kỷ VI. Ông có công thu phục được các bộ tộc thiểu số (người Man) vùng Đỗ Động - Đường Lâm (vùng tây bắc nước ta thời Lý Nam Đế) nên được suy tôn là "Phục Man Tướng Quân”. Ông cùng với Phạm Tu đánh tan quân Lâm Ấp xâm lược nên đã được vua cho mang họ "Lý"). Ba vị họ Đỗ 3 đời nối tiếp nhau sinh trưởng lập nghiệp, trở thành Thứ sử quận Giao Chỉ cuối thế kỷ III đầu thế kỷ IV. Ba vị đã có công khai phá dựng làng lập xóm, tổ chức đời sống sản xuất và bảo vệ làng xóm. Tượng rồng đắp nổi tại cổng Đình Hiện nay, Đình Bến Thôn còn lưu giữ nhiều đồ thờ. Di vật có giá trị của đình là 18 đạo sắc phong vị thần làng, 2 cuốn thần phả ghi chép sự tích Lý Phục Man và ba vị thần họ Đỗ, 2 tấm bia đá trong đó có 1 bia ghi chép tóm tắt cuộc đời và sự nghiệp của tướng Lý Phục Man. Bên cạnh đó, còn nhiều đồ thờ, linh vật quí giá như: Đôi hạc đứng trên lưng rùa đặt hai bên trước án thờ, bên trên là cửa võng sơn son thiếp vàng tạc rồng hình lưỡng long chầu mặt nguyệt cùng với nhiều hình linh vật, hoa dành tinh xảo lộng lẫy. Bộ trống cái trống quân còn khá nguyên vẹn, nhiều cặp câu đối treo trên cột được sơn son, cùng đôi lục bình gốm xanh càng tăng thêm vẻ uy nghiêm trang trong bên trong án thờ cũng như không gian Đại bái. Nền của gian Đại bái được xây thành từng khu có độ cao khác nhau biểu thị thứ bậc lão niên trong làng khi ra ngồi chiếu đình bàn việc làng hay tham dự các lễ tiết hàng năm. Chính giữa là nơi đặt chiếu của chủ lễ và các cụ cao niên có nhiệm vụ cúng tế, khi vào đình không ai được ngồi hay lại gần chiếu của chủ lễ ngồi vì đó là vị trí linh thiêng. Lễ hội của làng Bến Thôn hàng năm tổ chức vào ngày 15 tháng 7 âm lịch để tưởng niệm các vị thành hoàng có công với làng. Bình An Nguồn: Cổng giao tiếp điện tử Hà NộiThs Nguyễn Thy Ngà Đình Bến Thôn thờ Lý Phục Man và 3 vị thành hoàng làng họ Đỗ là Đỗ Viện, Đỗ Tuệ, Đỗ Hoàng Văn. Lý Phục Man là một danh tướng của Lý Nam Đế, có nhiều công lao với đất nước trong thế kỷ VI. Đình Bến Thôn thuộc xã Dị Nậu, huyện Thạch Thất, cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 30km về phía Tây. Tương truyền xưa kia Bến Thôn là một làng nằm trong khu vực bến sông sầm uất thuyền bè qua lại, vì thế, làng mang tên Bến Thôn hay Thôn Bến. Thời Lê còn có tên gọi Tân Thôn. Tòa Đại bái, đình Bến ThônĐình Bến Thôn có kiến trúc kiểu chữ Đinh (T) gồm Đại bái và Hậu cung. Tòa Đại bái rộng 5 gian với 4 hàng cột (2 hàng cột cái và hai hàng cột quân phù hợp với ngôi đình có kích cỡ trung bình). Đại bái xây bít tường phía sau và nối liền với hậu cung. Mái của Hậu cung chạy dài gặp mái của Đại bái tạo thành “Xối” ăn khớp. Khâu kiến trúc này được cho là khó nhất khi xây dựng đình, vì theo kinh nghiệm của các cụ truyền rằng “nhất Xối nhì Xó tam Tàu đao” là thứ tự độ khó giảm dần của ba mảng kiến trúc trong một ngôi đình. Người thờ phải tính toán chi tiết, tỉ mỉ làm sao để đặt các thanh gỗ ăn khớp nhất, khi mái của Đại bái và Hậu cung gặp nhau không được lệch, vênh, nếu không sẽ tạo ra khe hở ở bờ Xối, và bị tràn nước khi gặp mưa cũng như giảm độ thẩm mĩ.Đại bái dáng vẻ bề thế kiểu “thượng thu hạ thách” mái lợp ngói mũi hài. Bờ nóc đắp nổi hai con kìm kiểu rồng cuốn thuỷ. Bốn góc mái uốn cong hình đầu đao. Nhà Đại bái không có cột hiên. Hệ thống cột cái và cột quân kích thước khá lớn. Bộ vì đỡ mái theo kiểu chồng rường giá chiêng nối liền với kẻ chuyền ăn khớp từng nút mộng. Bên tả, hữu của Đại bái có các cặp cột “trụ làng”, các trụ làng đỡ bởi xà ngang nâng cả một mảng mái đình. Không gian bên trong tòa Đại báiHậu cung nối liền với Đại bái, xây tường bịt kín, bên trong làm hệ thống sàn thờ đặt long ngai bài vị của thành hoàng, Hậu cung có 3 gian luôn được khóa kín cửa chỉ mở vào dịp lễ tết, Rằm Mùng Một để chủ lễ làm nghi lễ hay cụ từ trông đình bao sai dọn dẹp bên trong.Bên ngoài đình xây tường bao có cổng nghi môn kiểu hai cột đồng trụ trên đỉnh đắp tượng chim phượng xòe cánh bốn hướng, đèn lồng hoa dành trang trí trên thân trụ bàn tay nghệ nhân đắp khéo những hình rồng, phượng trong lồng đèn. Bờ tường liền với trụ đình đến cổng phụ, trên bờ tường cổng phụ hai bên đắp tượng rồng khảm sành uốn lượn phi thiên dũng mãnh. Đứng giữa sân đình, hai dãy tao mạc chạy dài, mỗi dãy gồm 3 gian nhà lợp ngói mũi hài có cửa gỗ chắn song, nơi nghỉ ngơi uống nước của khách thập phương. Cổng và sân đình Bến ThônĐình Bến Thôn thờ Lý Phục Man và 3 vị thành hoàng làng họ Đỗ là Đỗ Viện, Đỗ Tuệ, Đỗ Hoàng Văn. Lý Phục Man là một danh tướng của Lý Nam Đế, có nhiều công lao với đất nước trong thế kỷ VI. Ông có công thu phục được các bộ tộc thiểu số (người Man) vùng Đỗ Động - Đường Lâm (vùng tây bắc nước ta thời Lý Nam Đế) nên được suy tôn là "Phục Man Tướng Quân”. Ông cùng với Phạm Tu đánh tan quân Lâm Ấp xâm lược nên đã được vua cho mang họ "Lý"). Ba vị họ Đỗ 3 đời nối tiếp nhau sinh trưởng lập nghiệp, trở thành Thứ sử quận Giao Chỉ cuối thế kỷ III đầu thế kỷ IV. Ba vị đã có công khai phá dựng làng lập xóm, tổ chức đời sống sản xuất và bảo vệ làng xóm. Tượng rồng đắp nổi tại cổng ĐìnhHiện nay, Đình Bến Thôn còn lưu giữ nhiều đồ thờ. Di vật có giá trị của đình là 18 đạo sắc phong vị thần làng, 2 cuốn thần phả ghi chép sự tích Lý Phục Man và ba vị thần họ Đỗ, 2 tấm bia đá trong đó có 1 bia ghi chép tóm tắt cuộc đời và sự nghiệp của tướng Lý Phục Man. Bên cạnh đó, còn nhiều đồ thờ, linh vật quí giá như: Đôi hạc đứng trên lưng rùa đặt hai bên trước án thờ, bên trên là cửa võng sơn son thiếp vàng tạc rồng hình lưỡng long chầu mặt nguyệt cùng với nhiều hình linh vật, hoa dành tinh xảo lộng lẫy. Bộ trống cái trống quân còn khá nguyên vẹn, nhiều cặp câu đối treo trên cột được sơn son, cùng đôi lục bình gốm xanh càng tăng thêm vẻ uy nghiêm trang trong bên trong án thờ cũng như không gian Đại bái. Nền của gian Đại bái được xây thành từng khu có độ cao khác nhau biểu thị thứ bậc lão niên trong làng khi ra ngồi chiếu đình bàn việc làng hay tham dự các lễ tiết hàng năm. Chính giữa là nơi đặt chiếu của chủ lễ và các cụ cao niên có nhiệm vụ cúng tế, khi vào đình không ai được ngồi hay lại gần chiếu của chủ lễ ngồi vì đó là vị trí linh thiêng.Lễ hội của làng Bến Thôn hàng năm tổ chức vào ngày 15 tháng 7 âm lịch để tưởng niệm các vị thành hoàng có công với làng.Bình An Nguồn: Cổng giao tiếp điện tử Hà NộiThs Nguyễn Thy Ngà Trở về đầu trang Đình Bến Thôn thần tướng Lý Phục Man thờ phụng xã Dị Nậu huyện Thạch Thất Hà Nội 2 Tổng số:1 lượt 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10