Đình Chèm - Ngôi đình cổ xưa, di sản quý báu của Thủ đô Đình Chèm - Ngôi đình cổ xưa, di sản quý báu của Thủ đô Nằm ẩn mình bên dòng sông Hồng đỏ nặng phù sa, trải qua thăng trầm suốt hơn 2.000 năm, đình Chèm (làng Chèm, phường Thụy Phương, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) phủ lên mình một lớp rêu phong của lịch sử. Cùng với nét kiến trúc nghệ thuật cổ kính, đình Chèm còn mang trong mình sự tích về một vị tướng tài đức trọng, có công dẹp giặc ngoại xâm cứu nước. Đình Chèm (phường Thuỵ Phương, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) thờ Đức Thánh Lý Ông Trọng. Ảnh: VGP/Diệu Anh Từ ngàn năm nay, Đình Chèm vẫn là nơi thờ cúng tín ngưỡng của người dân ba làng: Làng Hoàng, làng Mạc và làng Chèm. Đình Chèm là nơi thờ Đức Thánh Chèm (hay còn gọi là đức Hy Khang Thiên Vương Lý Ông Trọng). Tương truyền Đức Thánh Chèm là nhà ngoại giao đầu tiên của nước Việt, là người đỗ Hiếu Liêm đầu tiên (tiến sĩ), đồng thời cũng là Lưỡng quốc tướng quân đầu tiên của nước ta. Lý Ông Trọng sinh thời Hùng Vương thứ 18, làm quan thời Hùng Vương và thời Thục Phán An Dương Vương. Không chỉ có công đánh giặc, giữ nước cả hai triều đại, Lý Ông Trọng còn giúp vua Tần dẹp giặc Hung Nô và được gả công chúa Bạch Tinh Cung. Chính vì vậy ông được phong Lưỡng quốc tướng quân. Thụy Phương, quận Bắc Từ Liêm chính là quê gốc của ngài. Hiện, trong đình còn treo vế đối "Văn giỏi - Võ tài - Phò tá ba Vua". Theo các cụ cao tuổi trong vùng, đình Chèm có lịch sử hơn 2.000 năm, trải qua nhiều lần trùng tu, tôn tạo, mới có diện mạo đẹp và hoàn thiện như ngày nay. Khác với phần lớn ngôi đình ở Việt Nam, đây là ngôi đình hiếm hoi quay mặt hướng Bắc. Khu khuôn viên đình Chèm. Ảnh: VGP/DA Không chỉ mang những giá trị văn hóa lịch sử, tín ngưỡng tâm linh, đình Chèm còn được biết đến với thiết kế độc đáo, được xây dựng theo lối kiến trúc nội công ngoại quốc, chắc chắn và công phu. Nghi môn ngoại là kiểu nghi môn trụ với 4 cột xây cao to, gần đỉnh trụ đắp hình lồng đèn, đỉnh trụ và thân trụ được trang trí tứ linh, tứ quý và đắp các câu đối chữ Hán ca ngợi Đức Thánh Lý Ông Trọng. Nghi môn nội (hay còn gọi là Tàu tượng) là một nếp nhà 4 mái, 3 gian, 2 chái, mái lợp ngói mũi hài, các góc uốn cong tạo thành những đầu đao đắp nổi hình đầu rồng. Nghi môn nội mở 3 cửa lớn có cánh gỗ. Đây là nơi đặt tượng ông quản tượng, voi chiến và ngựa chiến của Đức Thánh. Khu nhà bia, sân đình, tả hữu mạc, phương đình 8 mái và tòa đại bái, hậu cung tạo thành hình chữ công. Trưởng ban Quản lý di tích đình Chèm Nguyễn Mạnh Thìn cho hay, nét đặc sắc trong kiến trúc đình Chèm là nghệ thuật chạm trổ hoa văn như chạm nổi, chạm bong, chạm thủy với chủ đề xuyên suốt trong nghệ thuật chạm khắc chính là tứ linh, đan xen có rồng cuốn thủy, cá vượt vũ môn. Ðặc biệt, gian giữa nhà đại bái các nét chạm trổ không theo đăng đối. Phía trên nhà đại bái còn chạm chim phượng ngậm bài Tứ linh thi, mà theo như Trưởng ban Quản lý di tích đình Chèm giới thiệu, bài thơ được chạm từ năm 864 đến năm 866 mới hoàn thành… Với những giá trị tiêu biểu, năm 1990, đình Chèm được công nhận là Di tích lịch sử văn hoá cấp Quốc gia. Ngày 25/6/2018, đình Chèm được nhận bằng công nhận Di tích quốc gia đặc biệt của Chính phủ với những giá trị về kiến trúc, văn hoá. Trước đó, hội đình Chèm cũng được đưa vào Danh mục di sản văn hoá phi vật thể quốc gia. Ảnh: VGP/Diệu Anh Lễ hội đình Chèm được đánh giá cao khi được đưa vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2016 đó là: Hội đình Chèm. Hằng năm, hội làng Chèm diễn ra trong 3 ngày 14, 15, 16 tháng 5 âm lịch để tưởng nhớ Ông Trọng. Đây là hội của ba làng: làng Chèm (Thụy Phương), làng Hoàng (Hoàng Xá) và làng Mạc (Mạc Xá). Ca dao Hà Nội có câu: "Thứ nhất là hội Cổ Loa Thứ nhì hội Gióng, thứ ba hội Chèm" Lễ rước mở đầu là một nghi thức trang trọng. Dân ba làng cử ra đoàn thuyền rước nước, mỗi thuyền có một chóe nước để tắm cho Đức Ông (Ông Trọng) và Đức Bà (vợ Ông Trọng) và ông Sứ (Nguyễn Văn Chất). Ba chiếc thuyền đi rước nước hành hương xuôi theo dòng sông Hồng. Đến khu vực "Thác Bạc" ngang làng Bạc (Thượng Thụy, Phú Thượng, nay thuộc quận Tây Hồ) thì cho thuyền xoay ba vòng, rồi một ông lão lấy gáo đồng múc nước giữa dòng cho vào các chóe bằng sứ cổ trong tiếng hò reo, tiếng hô "ù, óe" vang động mặt sông. Thuyền quay trở về đến bến Ngự - nhà Mã, đưa nước lên kiệu Đức Ông, Đức Bà cùng với đoàn rước hộ tống về đình làm lễ mộc dục (tắm tượng). Lễ rước nước trong Hội đình Chèm Khi đưa về đình, nước được rước vào hậu cung để ngày 15 dùng làm lễ Mộc Dục. Sau 3 ngày khi mọi nghi thức tế lễ đã hoàn thành, lễ thả chim câu được thực hiện vào chính giờ Ngọ (12 giờ) để cầu siêu cho các linh hồn tử sĩ và cầu bình an cho dân chúng. Lễ hội được tổ chức ngoài phần lễ còn có phần hội, với những hội thi và các trò chơi truyền thống được diễn ra trong cả 3 ngày như: Thi làm chè kho. Chè kho là sản phẩm đặc biệt của lễ hội Đình Chèm bởi nó gắn với lễ hội chay chỉ có chè kho, xôi trắng, hương hoa, quả được người dân trong làng cung kính dâng lên lễ thánh. Điều này thể hiện được sự tinh khiết thanh tao và khát vọng hòa bình của người dân xã Thụy Phương nói riêng và người dân Việt Nam nói chung. Ngoài ra, lễ hội còn có thi bơi, thi vật, thi bắt vịt nước, chơi cờ người, tổ tôm điếm, đấu vật, giao lưu văn nghệ hát quan họ giữa các làng, để lại nhiều ấn tượng với du khách thập phương. Lễ hội đình Chèm là sự kết hợp chặt chẽ giữa tín ngưỡng thờ thành hoàng làng với tín ngưỡng cổ xưa của cư dân nông nghiệp thông qua lễ rước nước, cầu mong mưa thuận gió hòa, cuộc sống bình an, vừa thỏa mãn nhu cầu tín ngưỡng, kết nối tinh thần đoàn kết các làng xã với nhau và cũng là cách thức giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa một cách sinh động, thiết thực. Đình Chèm ngày càng được nhiều du khách trong và ngoài nước đến thăm quan, tìm hiểu lịch sử. Ảnh: VGP/Diệu Anh Trải qua thời gian và những biến động của lịch sử, nơi đây vẫn lưu giữ được những nét văn hóa cũ, nếp sinh hoạt xưa của một làng Việt cổ và ngôi đình cổ kính bên bờ sông Hồng. Vẻ đẹp, sự độc đáo của ngôi đình cho thấy vị trí của di sản này trong lòng Hà Nội, trong lòng người Việt Nam rất vững chãi. Trong công cuộc xây dựng công nghiệp văn hóa của Thủ đô ngày nay rất cần "đánh thức" những di sản này, để từng công trình, từng giá trị được hòa vào dòng chảy hiện đại. Điều đó vừa giúp các di sản phát huy, đóng góp cho du lịch, đóng góp cho nền kinh tế của Thủ đô đồng thời cũng để di sản không đứng ngoài cuộc, trở thành niềm tự hào hơn nữa của người Hà Nội ngày nay. Diệu Anh Nguồn: Cổng thông tin điện tử Chính phủ Nằm ẩn mình bên dòng sông Hồng đỏ nặng phù sa, trải qua thăng trầm suốt hơn 2.000 năm, đình Chèm (làng Chèm, phường Thụy Phương, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) phủ lên mình một lớp rêu phong của lịch sử. Cùng với nét kiến trúc nghệ thuật cổ kính, đình Chèm còn mang trong mình sự tích về một vị tướng tài đức trọng, có công dẹp giặc ngoại xâm cứu nước. Đình Chèm (phường Thuỵ Phương, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) thờ Đức Thánh Lý Ông Trọng. Ảnh: VGP/Diệu AnhTừ ngàn năm nay, Đình Chèm vẫn là nơi thờ cúng tín ngưỡng của người dân ba làng: Làng Hoàng, làng Mạc và làng Chèm. Đình Chèm là nơi thờ Đức Thánh Chèm (hay còn gọi là đức Hy Khang Thiên Vương Lý Ông Trọng). Tương truyền Đức Thánh Chèm là nhà ngoại giao đầu tiên của nước Việt, là người đỗ Hiếu Liêm đầu tiên (tiến sĩ), đồng thời cũng là Lưỡng quốc tướng quân đầu tiên của nước ta.Lý Ông Trọng sinh thời Hùng Vương thứ 18, làm quan thời Hùng Vương và thời Thục Phán An Dương Vương. Không chỉ có công đánh giặc, giữ nước cả hai triều đại, Lý Ông Trọng còn giúp vua Tần dẹp giặc Hung Nô và được gả công chúa Bạch Tinh Cung. Chính vì vậy ông được phong Lưỡng quốc tướng quân. Thụy Phương, quận Bắc Từ Liêm chính là quê gốc của ngài. Hiện, trong đình còn treo vế đối "Văn giỏi - Võ tài - Phò tá ba Vua".Theo các cụ cao tuổi trong vùng, đình Chèm có lịch sử hơn 2.000 năm, trải qua nhiều lần trùng tu, tôn tạo, mới có diện mạo đẹp và hoàn thiện như ngày nay. Khác với phần lớn ngôi đình ở Việt Nam, đây là ngôi đình hiếm hoi quay mặt hướng Bắc. Khu khuôn viên đình Chèm. Ảnh: VGP/DAKhông chỉ mang những giá trị văn hóa lịch sử, tín ngưỡng tâm linh, đình Chèm còn được biết đến với thiết kế độc đáo, được xây dựng theo lối kiến trúc nội công ngoại quốc, chắc chắn và công phu. Nghi môn ngoại là kiểu nghi môn trụ với 4 cột xây cao to, gần đỉnh trụ đắp hình lồng đèn, đỉnh trụ và thân trụ được trang trí tứ linh, tứ quý và đắp các câu đối chữ Hán ca ngợi Đức Thánh Lý Ông Trọng. Nghi môn nội (hay còn gọi là Tàu tượng) là một nếp nhà 4 mái, 3 gian, 2 chái, mái lợp ngói mũi hài, các góc uốn cong tạo thành những đầu đao đắp nổi hình đầu rồng. Nghi môn nội mở 3 cửa lớn có cánh gỗ. Đây là nơi đặt tượng ông quản tượng, voi chiến và ngựa chiến của Đức Thánh. Khu nhà bia, sân đình, tả hữu mạc, phương đình 8 mái và tòa đại bái, hậu cung tạo thành hình chữ công.Trưởng ban Quản lý di tích đình Chèm Nguyễn Mạnh Thìn cho hay, nét đặc sắc trong kiến trúc đình Chèm là nghệ thuật chạm trổ hoa văn như chạm nổi, chạm bong, chạm thủy với chủ đề xuyên suốt trong nghệ thuật chạm khắc chính là tứ linh, đan xen có rồng cuốn thủy, cá vượt vũ môn. Ðặc biệt, gian giữa nhà đại bái các nét chạm trổ không theo đăng đối.Phía trên nhà đại bái còn chạm chim phượng ngậm bài Tứ linh thi, mà theo như Trưởng ban Quản lý di tích đình Chèm giới thiệu, bài thơ được chạm từ năm 864 đến năm 866 mới hoàn thành…Với những giá trị tiêu biểu, năm 1990, đình Chèm được công nhận là Di tích lịch sử văn hoá cấp Quốc gia. Ngày 25/6/2018, đình Chèm được nhận bằng công nhận Di tích quốc gia đặc biệt của Chính phủ với những giá trị về kiến trúc, văn hoá. Trước đó, hội đình Chèm cũng được đưa vào Danh mục di sản văn hoá phi vật thể quốc gia. Ảnh: VGP/Diệu AnhLễ hội đình Chèm được đánh giá cao khi được đưa vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2016 đó là: Hội đình Chèm. Hằng năm, hội làng Chèm diễn ra trong 3 ngày 14, 15, 16 tháng 5 âm lịch để tưởng nhớ Ông Trọng. Đây là hội của ba làng: làng Chèm (Thụy Phương), làng Hoàng (Hoàng Xá) và làng Mạc (Mạc Xá). Ca dao Hà Nội có câu:"Thứ nhất là hội Cổ Loa Thứ nhì hội Gióng, thứ ba hội Chèm"Lễ rước mở đầu là một nghi thức trang trọng. Dân ba làng cử ra đoàn thuyền rước nước, mỗi thuyền có một chóe nước để tắm cho Đức Ông (Ông Trọng) và Đức Bà (vợ Ông Trọng) và ông Sứ (Nguyễn Văn Chất). Ba chiếc thuyền đi rước nước hành hương xuôi theo dòng sông Hồng. Đến khu vực "Thác Bạc" ngang làng Bạc (Thượng Thụy, Phú Thượng, nay thuộc quận Tây Hồ) thì cho thuyền xoay ba vòng, rồi một ông lão lấy gáo đồng múc nước giữa dòng cho vào các chóe bằng sứ cổ trong tiếng hò reo, tiếng hô "ù, óe" vang động mặt sông. Thuyền quay trở về đến bến Ngự - nhà Mã, đưa nước lên kiệu Đức Ông, Đức Bà cùng với đoàn rước hộ tống về đình làm lễ mộc dục (tắm tượng). Lễ rước nước trong Hội đình ChèmKhi đưa về đình, nước được rước vào hậu cung để ngày 15 dùng làm lễ Mộc Dục. Sau 3 ngày khi mọi nghi thức tế lễ đã hoàn thành, lễ thả chim câu được thực hiện vào chính giờ Ngọ (12 giờ) để cầu siêu cho các linh hồn tử sĩ và cầu bình an cho dân chúng.Lễ hội được tổ chức ngoài phần lễ còn có phần hội, với những hội thi và các trò chơi truyền thống được diễn ra trong cả 3 ngày như: Thi làm chè kho. Chè kho là sản phẩm đặc biệt của lễ hội Đình Chèm bởi nó gắn với lễ hội chay chỉ có chè kho, xôi trắng, hương hoa, quả được người dân trong làng cung kính dâng lên lễ thánh. Điều này thể hiện được sự tinh khiết thanh tao và khát vọng hòa bình của người dân xã Thụy Phương nói riêng và người dân Việt Nam nói chung.Ngoài ra, lễ hội còn có thi bơi, thi vật, thi bắt vịt nước, chơi cờ người, tổ tôm điếm, đấu vật, giao lưu văn nghệ hát quan họ giữa các làng, để lại nhiều ấn tượng với du khách thập phương.Lễ hội đình Chèm là sự kết hợp chặt chẽ giữa tín ngưỡng thờ thành hoàng làng với tín ngưỡng cổ xưa của cư dân nông nghiệp thông qua lễ rước nước, cầu mong mưa thuận gió hòa, cuộc sống bình an, vừa thỏa mãn nhu cầu tín ngưỡng, kết nối tinh thần đoàn kết các làng xã với nhau và cũng là cách thức giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa một cách sinh động, thiết thực. Đình Chèm ngày càng được nhiều du khách trong và ngoài nước đến thăm quan, tìm hiểu lịch sử. Ảnh: VGP/Diệu AnhTrải qua thời gian và những biến động của lịch sử, nơi đây vẫn lưu giữ được những nét văn hóa cũ, nếp sinh hoạt xưa của một làng Việt cổ và ngôi đình cổ kính bên bờ sông Hồng.Vẻ đẹp, sự độc đáo của ngôi đình cho thấy vị trí của di sản này trong lòng Hà Nội, trong lòng người Việt Nam rất vững chãi. Trong công cuộc xây dựng công nghiệp văn hóa của Thủ đô ngày nay rất cần "đánh thức" những di sản này, để từng công trình, từng giá trị được hòa vào dòng chảy hiện đại. Điều đó vừa giúp các di sản phát huy, đóng góp cho du lịch, đóng góp cho nền kinh tế của Thủ đô đồng thời cũng để di sản không đứng ngoài cuộc, trở thành niềm tự hào hơn nữa của người Hà Nội ngày nay.Diệu AnhNguồn: Cổng thông tin điện tử Chính phủ Trở về đầu trang Đình Chèm thờ phụng Lý Ông Trọng rước nước lễ hội Hà Nội 0 Tổng số: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10