Đình Chi Long, xã Long Châu, huyện Yên Phong vốn được khởi dựng từ thời Lê, thế kỷ XVII, thờ phụng Đô úy đại thần Nguyễn Hồng, thời Vua Lý Nam Đế, có công đánh bại quân nhà Lương xâm lược. Ngoài ra, Đình còn phối thờ quận công Nguyễn Tiến Cơ.
Đình Chi Long, xã Long Châu, huyện Yên Phong vốn được khởi dựng từ thời Lê, thế kỷ XVII. Thời kỳ kháng chiến chống Pháp, đình bị phá dỡ. Sau hòa bình, nhân dân dựng lại một ngôi nhà nhỏ trên nền đình cũ để làm nơi thờ thánh. Đến năm 1993, nhân dân cùng nhau công đức xây dựng lại ngôi đình.
Cổng Đình Chi Long.
Đình Chi Long ở giữa làng, hướng Tây Nam, xung quanh là khu dân cư đông đúc. Đình Chi Long thờ Đô úy đại thần Nguyễn Hồng, thời Vua Lý Nam Đế, có công đánh bại quân nhà Lương xâm lược. Ngoài ra, Đình còn phối thờ quận công Nguyễn Tiến Cơ.
Toàn cảnh khuôn viên Đình.
Đình hiện nay có kết cấu kiến trúc kiểu “Tiền chữ Nhất, hậu chữ Đinh”. Trong đó, Tiền tế gồm 3 gian để thông thoáng với khuôn viên, không xây tường bao và cửa. Bờ nóc có gắn hàng gạch hoa chanh.
Tòa Tiền tế 03 gian, thông thoáng với khuôn viên.
Bộ lư hương bằng đá trước tòa Tiền tế.
Đôi rồng đá trước tòa Tiền tế.
Tiền tế kết cấu 4 hàng chân cột với
bộ khung gỗ xoan chắc chắn, mới được xây dựng năm 2009. Bộ vì nóc kiểu
chồng rường trụ cột trốn. Gian giữa tòa Tiền tế treo bức đại tự ghi “Vạn
đại Chi Long” khắc năm 1930.
Bức đại tự “Vạn đại Chi Long” được treo ở gian giữa tòa Tiền tế.
Từ
tòa Tiền tế qua một khoảng sân nhỏ là tòa Đại đình. Đại đình gồm 5 gian
tường hồi bít đốc, kết cấu 4 hàng chân cột với bộ khung gỗ xoan.
Bờ nóc Đại đình đắp nổi rồng chầu mặt nguyệt.
Các họa tiết trang trí trên nóc tòa Đại đình.
Vì nóc tòa Đại đình kiểu “thượng con chồng giá chiêng, hạ kẻ ngồi bảy hiên”. Các bộ phận kiến trúc ít chạm khắc trang trí.
Gian thờ chính trong đình.
Gian thờ Bác Hồ.
Hậu cung gồm 2 gian nhỏ, kiến trúc kiểu chồng rường, không chạm khắc trang trí.
Tấm sắc phong.
Hiện trong Đình còn lưu giữ một số hiện vật tiêu biểu thời Lê - Nguyễn có giá trị ý nghĩa lớn về tư liệu lịch sử, văn hóa tiêu biểu như: Bia đá; sắc phong, thần tích, ngai bài vị, long đình…
Bia đá khắc ghi công đức của Đình.
Ngày nay, trong ngày lễ hội làng thường tổ chức tế lễ ở đình. 5 năm làng tổ chức rước 1 lần từ đình ra nghè, rước tiếp ra nhà thờ họ Nguyễn rồi quay lại đình làng. Trong những ngày lễ hội, thường tổ chức các trò chơi dân gian như: đấu vật, bóng chuyền, hát quan họ...
Cây ruối cổ thụ có từ lâu đời bên hồi trái Đình.
Bằng công nhận di tích lịch sử cấp tỉnh đình Chi Long.
Đình Chi Long được công nhận di tích lịch sử cấp tỉnh.