Đình và chùa làng Đống Chanh là di tích sử cấp quốc gia, nằm trong quy hoạch các di tích lịch sử cần được trùng tu và tôn tạo của thành phố Hà Nội. Trung Thành phổ Tế đại vương – Thượng đẳng thần. Ngài là bộ tướng của vua Hùng Vương đời thứ XVIII, giỏi đánh giặc, giỏi trị thủy, công thần trong thời đại Hùng Vương buổi đầu dựng nước Văn Lang.
Đình và
Chùa Đống Chanh thuộc xã Minh Cường, huyện Thường Tín. Chùa Đống Chanh
còn có tên chữ là “Duyên Khánh Tự” Cụm di tích đình và chùa đều được Bộ
Văn hóa thông tin công nhận. Hai di tích liền kề nhau được xây dựng ở
phía Tây – Nam của làng.
Ngôi
đình là một công trình có kiến trúc quy mô lớn, ngoảnh hướng Tây. Trước
cửa đình là một giếng nước hình tròn. Bên phải đình là trục đường chính
của làng và xung quanh là khu dân cư quần tụ đông đúc.
Nhìn
tổng thể mặt bằng kiến trúc của đình Đống Chanh gồm tòa Đại bái, Trung
cung, Hậu cung. Trước cửa Đại bái là hai dãy Tả - Hữu mạc xây xung
quanh, tường hồi bít đốc, mái lợp ngói ta.
Tòa
Đại bái là công trình kiến trúc to lớn ở trong khu di tích gồm 5 gian 2
trái xây tường gạch, đầu hồi bít đốc. Bờ nóc chữ đinh, hai đầu là kìm
đấu giữa nóc có khối tượng “Lưỡng long chầu nguyệt”. Bộ khung nhà làm
hình thức bốn hàng cột gỗ, với hệ thống xà dọc, xà ngang liên kết có câu
đầu khớp đỉnh cột cái. Những bộ vì nóc làm kiểu giá chiêng. Phía dưới
câu đầu là bộ vì rường cốn được đục chạm công phu theo đề tài “Ngư long
hý thủy” và mặt sau chạm nổi tùng, bạc. Gian giữa có bức cửa võng chạm
kênh bong nổi bật tích “Đông bích đồ thư”. Năm 1930, triều vua Bảo đại
thứ 5, nhân dân trùng tu lại tòa Đại bái này.
Tiếp
là tòa Trung cung còn lớn hơn tòa Đại bái, được trùng tu sớm hơn hai
năm đó là năm 1982. Công trình này có lối kiến trúc giống như Đại bái.
Kết cấu khung nhà với bốn hàng cột chân và những bộ vì nóc làm kiểu giá
chiêng. Đặc biệt đầu dư được người xưa tạo hình trang trí “cá hóa rồng”,
mô tít điển hình của văn hóa cư dân nông nghiệp người Việt. Những bức
cốn ở tòa Trung cung cũng được đục chạm theo tích “Ngư long hý thủy”,
mặt sau là “Tùng lộc” và “Mai điểu”… Trên má thân bẩy, kẻ, chạm nổi văn
thực vật, rồng lá làm rõ nét nghệ thuật của thời Nguyễn muộn.
Tòa
Hậu cung đình ở phía sau là nơi tôn nghiêm nhất được nối vào hai gian
giữa Trung cung kéo dài phía sau ba gian tạo thành hình chuôi vồ. Cửa
gian giữa còn giữ được bốn bộ cánh cửa chạm nổi trang trí rồng, phượng
trên thân phủ đầy các họa tiết đao mác, tia lửa… phong cách của thời hậu
Lê.
Đình Đống Chanh còn một cuốn
thần phả và 15 đạo sắc của các triều đại xưa phong thần thành hàng là
Trung Thành phổ Tế đại vương – Thượng đẳng thần. Ngài là bộ tướng của
vua Hùng Vương đời thứ XVIII, giỏi đánh giặc, giỏi trị thủy. Vị Lạc
tướng là công thần trong thời đại Hùng Vương buổi đầu dựng nước Văn
Lang. Nhân dân Đống Chanh tôn vinh lập thần thành hoàng là tấm gương soi
sáng cho mãi các thế hệ noi theo.
Đình Đồng Chanh, nơi thờ phụng Trung Thành Phổ tế Đại Vương
Chùa
Đống Chanh được xây dựng trong khuôn viên vuông vức, ngay gần trục
đường chính với cảnh quan đẹp có cổng Tam quan, gác chuông, giếng nước,
cây cổ thụ tốt tươi. Nhìn tổng thể kiến trúc của chùa gồm cổng chùa, gác
chuông, chùa chính có Tiền đường và Thượng điện, nhà Tổ, nhà khách,
phía sau là vườn tháp.
Mở đầu là
cổng Tam quan cấu trúc theo hình thức hai tầng tám mái, đắp giả các đầu
dao. Trên sàn tầng hai là gác chuông, treo quả chuông đồng được đúc vào
năm Cảnh Thịnh thứ 2 (1974). Chuông Tây Sơn là cổ vật quý, di sản văn
hóa một thời hào hùng của dân tộc.
Qua
sân lát gạch là đến chùa chính cấu trúc mặt bằng chữ đinh, ngoài là
Tiền đường, phía sau chuôi vồ là Thượng điện. Nhà Tiền đường hình chữ
nhật, chiều dài 15m60 gồm 5 gian 2 dĩ nhỏ xây tường hồi bít đốc, phía
trước là những bộ cửa bảo vệ, phía sau để trống thông với Tam bảo –
Thượng điện. Kiến trúc của chùa theo bốn hàng cột gỗ với những hệ thống
xà ngang, xà dọc liên kết. Đặt trên lưng câu đầu là bộ vì kiểu chồng
rường. Hạng mục công trình này được trùng tu vào triều Khải Định năm Ất
Sửu (1925). Trên thân của kẻ, bẩy đều soi vỏ măng, ống tơ, những gờ chỉ
và có cả hoa văn thực vật, chữ triện. Trên nóc đắp bờ đinh, hai đầu hồi
làm kìm đấu vuông giữ bờ, mái chảy lợp ngói ta cổ kính. Trang trí nội
thất ở đây đáng chú ý hai bài châm (tả văn) chạm trên gỗ nền sơn thếp
phủ hoàng kim. Nội dung văn ca ngợi đạo pháp.
Tòa
Thượng điện là ngôi nhà dọc dài 7,9m gồm 3 gian chức năng chủ yếu làm
ban thờ tượng phật gọi là Tam bảo. Kiến trúc về mặt nề và mộc đều đơn
giản, tường xây đầu hồi bít đốc, bộ khung nhà bằng gỗ, cột tròn, bộ vì
thượng trên câu đầu làm kiểu chồng rường. Những khúc con rường chồng lên
nhau qua đấu dép mỏng không trang trí hoa văn, chủ yếu là bào trơn đón
bén.
Trên những kiến trúc đơn giản,
lại được trang trí những tác phẩm nghệ thuật điêu khắc như cửa võng,
hoành phi, bức trâm, câu đối… tôn vẻ trang nghiêm và đẹp trong di tích.
Từ giáp đầu hồi kéo đến hết mặt cắt nhà Thượng điện là bệ thờ bài trí
các lớp tượng Phật gọi là Tam bảo. Chùa Đống Chanh có tổng số 40 pho
tượng của các thời Lê – Nguyễn. Trên Tam bảo có những lớp tượng sau:
Lớp
trên cùng sát tường hồi là ba pho tượng Tam thế tọa trên tòa sen thế
tay “kết thiền, định ấn”, khuôn mặt nhẹ hình trái soan theo nhận xét
bước đầu, đây là những pho tượng ở thời hậu Lê.
Lớp
thứ hai là Di Đà tam tôn. Tượng Di Đà ngồi trên tòa sen thân cao tới
1,46m, hai chân khoanh tròn theo thế lưỡng nghi. Tượng có khuôn mặt hiền
hậu, phong cách tượng đầu thời Nguyễn thế kỷ XIX. Các lớp tượng Quan
Âm, Long Thần, Thánh Tăng và Cửu Long là những tác phẩm tượng tròn thế
kỷ XX.
Ngoài hệ thống tượng Phật ở
Thượng điện và Tiền đường các nhà Mẫu có ban thờ Tam tòa thánh Mẫu, nhà
Tổ có ban thờ các vị Tổ sư trụ trì ở chùa này đã viên tịch. Vườn tháp,
ngoài vườn chùa có những cây tháp xây nhiều tầng như búp sen.
Xã Minh Cường