Đình chùa Hiền Quan (Quang), xã Lạc Vân, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình thờ phụng Tản Viên Sơn Thánh với 20 sắc phong của các triều đại. Đình nằm trong vùng non thanh thủy tú của huyện Nho Quan. Trong khu vực Lạc Vân có động Nham Hao thuộc loại đẹp nhất miền Bắc, dài khoảng 3km.
Ninh Bình với nhiều hang động là di tích người xưa trong
hang động từ hàng chục ngàn năm đến bốn ngàn năm trước, như di chỉ Mán Bạc có
niên đại Phùng Nguyên ở Ninh Bình.
Đình và Chùa Hiền Quang tọa lạc tại thôn Hiền Quan, xã Lạc Vân,
huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình là công trình tôn giáo tín ngưỡng của làng. Thôn
Hiền Quan nằm kề bên sông Hoàng Long tức sông Thênh là khu vực đã có cư dân cư
sinh sống lập xóm, lập làng từ lâu đời.
Khuôn viên di tích
Di tích cách thị trấn Nho Quan 1km về phía Đông Nam, Đình là
nơi thờ Dương cảnh thành hoàng Cao Minh Linh Thánh (Sơn Thánh Tản Viên) và Thạch
Tinh Ngọc nương công chúa lập là Hoàng Hậu đây là những thần có công dựng nước
và phò trợ Nhân dân cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Chùa thờ Phật.
Theo thần tích ghi chép: Đình và Chùa Hiền Quan được xây dựng
cách đây 200 năm; Đình được xây dựng theo kiến trúc chữ Nhất gồm:3 gian, 2
chái, tường hồi bít đốc. Phía ngoài sân có 2 lầu đặt bát hương bằng sứ thời
Nguyễn, bên tả thờ quan văn, bên hữu thờ quan võ. Được trang trí theo kiểu truyền
thống trên nóc mái được đắp bờ guột; hai đầu kìm được xây theo kiểu giật cấp ;
trên mái hiên nhà thờ đắp nổi hình tượng đôi rồng chầu hình tượng “quả lôi”
đang bốc lửa.
Chùa được xây dựng theo kiến trúc chữ đinh, gồm 3 gian, tường
hồi bít đốc, chiều dài 6,5m; rộng 3,5m. Mái lợp ngói đỏ, hệ thống vì kèo bằng gỗ
lim; Thượng điện kiểu chuôi vò.
Thời kỳ kháng chiến, di tích là nơi tập kết của trung đội bảo
vệ Quân khu 3 lập tại Hang Bạc (xã Lạc Vân). Năm 1953 , đình và chùa là nơi che
chở cho Ban chỉ huy và trung đoàn chủ lực.
Thời kỳ chống Mỹ, di tích là nơi sơ tán lớp học; địa điểm tổ chức sửa sai về cải
cách ruộng đất…
Trải qua những thăng trầm của lịch sử, sự tàn phá của chiến
tranh, Đình và chùa Hiền Quan đã nhiều lần được trùng tu, tôn tạo cho đến ngày
nay. Hằng năm, Nhân dân trong vùng tổ chức các hoạt động sinh hoạt văn hóa tâm
lịch.Tại Đình thường tổ chức Lễ hội Kỳ Phước cứ 5 năm một lần vào ngày 9/11 âm
lịch. Chùa tổ chức Lễ Thượng nguyên vào ngày 15 tháng giêng.
Ngoài ra, vào các ngày lễ, tết, tư rằm mùng 1 Nhân dân và du
khách thập phương vẫn đến tham quan, chiêm bái. Tại Di tích vẫn còn lưu giữ được
nhiều hiện vật có giá trị lịch sử như.20 sắc phong, tượng thờ, bát hương,
chuông đồng.
Hệ thống tượng thờ tại Chùa
Với những giá trị về mặt lịch sử, Đình và Chùa Hiền Quan được
UBND tỉnh công nhận di tích lịch sử văn hóa vào 19/01/2012.