Đình Chung được xây dựng từ bao giờ chưa có tài liệu xác định
chính xác, hiện chỉ còn dấu tích của các loại vật liệu của lần tu sửa đình vào
đầu thế kỷ XX như gạc nung, ngói có hoa văn triện gấm, chữ vạn, cột trụ, đá
ong…Tại di tích còn lưu giữ được một số cổ vật gỗ có niên đại cuối thế kỷ XIX
như hòm sắc, bát hương gỗ, bảng chúc…theo truyền ngôn, Đình Chung được làm bằng
gỗ lợp lá cọ, là ngôi đình lớn nhất trong các ngôi đình của xã khi xưa.
Đình thờ Đức Thánh Tản Viên Sơn thời Hùng Vương, ngoài ra
còn thờ Quý Minh, Cao Sơn; thờ người có công chiêu dân, lập làng, được tôn là
thành hoàng, bản thổ. Lễ hội Đình Chung được tổ chức vào ngày 14 và 15 tháng
Hai năm Bính Thân.
Cùng với tín ngưỡng thờ Đức Thánh Tản viên, Đình Chung còn
thờ Thánh Mẫu - Người có công sinh ra Thánh Tản. Tín ngưỡng thờ Mẫu ở đây đã hào
cùng với tín ngưỡng thờ Mẫu chung của người Việt như Mẹ Âu Cơ, Đất Mẹ,..làm lên
bản sắc của văn hóa tâm linh Việt Nam.
Theo truyền thuyết, ngôi Đình có từ thế kỷ 19, trải qua những
biến cố thăng trầm của lịch sử, đình không giữ được kiến trúc cổ. Trước đây, đình
được làm bằng cột xà gỗ và lợp lá cọ. Để tưởng nhớ công lao của các bậc tiền
nhân, năm 2005 chính quyền và nhân dân địa phương đã dựng lại ngôi đình trên nền
đất cũ và phụng thờ hương khói; đồng thời phục dựng lại những phong tục truyền
thống.
Đình Chung hiện còn lưu giữ được một số hiện vật, cổ vật gỗ
có niên đại cuối thể kỷ XIX như: Hòm sắc, bát hương gỗ, bảng chúc …Đình Chung gắn
liền với lịch sử hình thành và phát triển của cộng đồng xã Giáp Lai. Di tích là
nơi sinh hoạt tâm linh, gắn kết cộng đồng làng xã. Đình được xếp hạng Di tích lịch
sử văn hóa cấp tỉnh năm 2012.
Lễ hội Đình Chung gắn với ngôi đình của người Mường xã Giáp
Lai. Lễ hội truyền thống Đình Chung được tổ chức vào ngày 15/2 âm lịch hàng
năm. Thông qua việc tổ chức lễ hội Đình Chung nhằm khôi phục, gìn giữ và phát
huy các giá trị văn hóa truyền thống của vùng đất Tổ, góp phần xây dựng nền văn
hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Góp phần thúc đẩy các ngành kinh tế xã hội phát triển. Đồng
thời làm tốt công tác giáo dục truyền thống tốt đẹp của quê hương trong xây dựng
và bảo vệ tổ quốc. Lễ hội Đình Chung thể hiện được những giá trị văn hóa mang sắc
thái riêng của văn hóa truyền thống dân tộc miền núi huyện Thanh Sơn. Ngay sau
phần tế lễ, các đại biểu đã tổ chức dâng hương tại Đình.
Ngay sau Lễ tế, xã Giáp Lai cũng đã tổ chức các hoạt động
văn hóa, thể thao đặc sắc như: văn nghệ quần chúng, múa mỡi; đâm đuống và trò
chơi dân gian đắc ắc của đồng bào dân tộc Mường như: Ném còn, đẩy gậy, bắn nỏ
không những thu hút được nhân dân trong vùng mà con em địa phương đang sinh sống,
học tập và công tác xa quê cũng nhớ ngày tìm về, dân chúng các vùng lân cận
cũng tìm sang vui hội đến với hội lãng đình Chung.
Việc tổ chức lễ hội hằng năm đã trở thành truyền
thống tốt đẹp, không chỉ nhân dân trong vùng mà con em địa phương đang sinh sống,
học tập và công tác xa quê cùng nhân dân các vùng lân cận cũng nhớ ngày, đang
nô nức tìm về ngày hội như một sự tri ân công đức các bậc tiền nhân. Về với Lễ
hội Đình Chung nhân dân và du khách sẽ có cơ hội để giao lưu, thưởng thức giá
trị văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc.