Đình Liên Bộ thờ 3 vị thành hoàng làng là: Cao Sơn thượng đẳng thần, Quý Minh thượng đẳng thần, Đô Thống Lâm Giang thượng đẳng thần, cũng là nơi phối thờ Thượng thư, tiến sĩ Nguyễn Vĩnh Trinh đời nhà Mạc là người làng.
Xã Liên Chung huyện Tân Yên nằm ven dòng sông Thương, trải
dài chừng 4 km đây là vùng đất cổ với nhiều di tích lịch sử văn hóa
có giá trị trong đó có ngôi đình Liên Bộ.
Làng Liên Bộ, tên Nôm là làng Mứa, xưa nơi đây có chợ Mứa với những hàng
cột đá đồ sộ một thời thịnh vượng do vậy dân gian vẫn truyền câu
nói: “Rách như sứa về đến Mứa lại lành”.
Hẳn cũng vì có điều kiện kinh tế nên vào thời Lê
Trung Hưng dân làng đã xây dựng ngôi đình làng, qui mô bề thế. Đình
Liên Bộ thờ 3 vị thành hoàng làng là: Cao Sơn thượng đẳng thần, Quý Minh thượng
đẳng thần, Đô Thống Lâm Giang thượng đẳng thần.
Đình Liên Bộ, Xã Liên Chung, huyện Tân Yên
Tương truyền 3 vị là các dũng tướng đầu triều của Vua Hùng,
có công giúp Vua Hùng dựng nước, uy linh đời đời được ngưỡng mộ và tôn kính. Đặc
biệt, đình làng là nơi phối thờ vị Thượng thư, tiến sĩ Nguyễn Vĩnh Trinh đời
nhà Mạc, vốn là người làng.
Đình làng xưa có 3 gian và 1 hậu cung, toà đại đình to lắm,
kế đó là chợ Mứa có những cây cột đá cỡ một người ôm. Thời gian và chiến
tranh làm mai một toàn bộ di tích, chỉ còn lại gian hậu cung và tấm bia
đá. Trong gian hậu cung còn lưu giữ những hiện vật quý giá gồm hai bức
hoành phi sơn son thiếp vàng: "Thánh cung vạn tuế - Dực bảo Trung
hưng".
Bộ bát biểu bằng gỗ sơn son dựng hai bên hương án cùng bài
vị, mâm bồng, cây đèn, ống cắm hương, cắm hoa cổ, riêng tấm bia đá dựng trên
lưng rùa chữ đã mờ vì thời gian.
Ngày nay ngôi đình được phục dựng bằng 5 gian nhà gỗ lim
đồ sộ là quà tặng của ông Hậu Nhất chừng trên 100 năm trước. Ngôi
nhà gỗ lim này vốn dỡ từ đình Liên Bộ…
Các cụ cao niên ở xã Xuân Hương, Mỹ Thái huyện Lạng
Giang vẫn nhớ và thường kể cho con cháu nghe về Ông Vua ăn mày Hậu
Nhất lấy chợ Tư Mại khi đó còn ở vành sông Thương làm bản doanh. Tuy
chỉ là ăn mày nhưng trong tay Hậu Nhất có cả một đội quân “cái bang”
đông đảo và thường lấy của nhà giàu chia cho dân nghèo.
Về sau khi thanh thế đã lớn, lại được một điền chủ
giàu có đỡ đầu, Vua ăn mày Hậu Nhất cát cứ cả vùng Xuân Hương, Mãn
Triều, Mỹ Thái chống lại triều đình và quân xâm lược Pháp.
Khi Hậu Nhất bị sát hại, hai người con trai của ông
theo về với nghĩa quân Yên Thế. Vốn có duyên với vùng quê Liên Bộ, khi
còn sống Ông đã tặng dân làng ngôi nhà gỗ 5 gian và nó được dựng trên
nền đình làng Liên Bộ thế cho ngôi đình đã mất.
Trong những năm kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, ngôi đình
đã trở thành nơi họp hành của đội tự vệ kháng chiến, nơi bà con dân làng triển
khai các công việc tham gia du kích, dân công hoả tuyến…
Ngày nay dân làng phục dựng lại ngôi đình khang trang
với tấm bia đá ngự trên lưng rùa với 255 chữ hán, bia đó nói về tiến
sỹ Nguyễn Vĩnh Trinh, xuất thân trong gia đình cha mẹ làm nông, lúc sinh
thời rất ham học và đỗ tiến sỹ thời Mạc năm Đinh Mùi 1547.
Làm quan thanh liêm, có nhiều công tích, từng phụng mệnh đi
sứ Trung Quốc. Sau này trí sỹ về quê giúp dân làng xây dựng đình chùa, ruộng vườn,
mở mang sự học hành.
Trên bia đá tại nghè làng Phú Khê xã Quế Nham thờ Nguyễn
Vĩnh Trinh cũng ghi lại công trạng rất rõ ràng. Tiến sỹ Nguyễn Vĩnh Trinh làm
quan tới chức Thượng thư, mất được phong Thái Bảo, tước Hầu.
Khi về trí sỹ tại xã Liên Bộ, Tiến sỹ Nguyễn Vĩnh
Trinh nhiệt tình giúp dân, xây dựng đình chùa, được nhân dân trên dưới hết lòng
kính phục. Khi mất lại được Mạc triều gia sắc chỉ tặng phong chức Thái Bảo tước
hầu.
Nguyễn Vĩnh Trinh sống có đức khiêm nhường, ngay thẳng, được
nhân dân hai xã Liên Bộ, Phú Khê kính trọng tôn sùng, cùng dựng bia ghi công
lao đức độ của ông, thờ cúng lâu dài tại đình làng. Để bảo tồn di sản văn
hoá trên địa bàn, năm 2010 UBND tỉnh Bắc Giang đã công nhận đình Liên Bộ là Di
tích lịch sử - văn hóa.
Châu
Giang