Đình Cự Chính hay đình Con Cóc có từ thời Lê, Đình được xây muộn nhất vào thế kỷ XVII; thờ Đức Thành hoàng Lã Đại Liệu và con là Lã Tá Đường. Con ngài là một trong 12 sứ quân, chiếm cứ miền Tế Giang (nay thuộc huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên).
Đình Cự Chính còn gọi là đình Con Cóc có từ thời Lê. Xếp hạng Di
tích quốc gia năm 1990 tại số 186 phố Quan Nhân, P. Nhân Chính, Q. Thanh Xuân,
Thành phố Hà Nội.
Lược sử
Theo “Quốc sử tạp lục”, khi Lý Thái Tổ dời đô ra Thăng Long
thì vùng đất phía nam sông Tô Lịch vẫn còn nhiều rừng, nên gọi là Kẻ Mọc, tên
chữ Mộc Cự, sau đổi là Nhân Mục. Rồi dân số tăng lên đông đúc, phải chia đôi
thành xã Nhân Mục Cựu (gồm 2 thôn Thượng Đình, Hạ Đình) và xã Nhân Mục (gồm 4
thôn Quan Nhân, Cự Lộc, Chính Kinh, Giáp Nhất). Đến nay, dù đã đô thị hóa nhưng
những thôn này vẫn thường được gọi trong dân gian với tiếng Mọc kèm vào đầu.
Cổng đình Cự Chính. Ảnh NCCong ©2018
Đình Cự Chính là ngôi đình của hai làng Cự Lộc, Chính Kinh,
còn gọi Mọc Cự Chính, thế đất phát văn: theo truyền thuyết đĩa mực là cái hồ ở
phía trước, nghiên mực là cái gò giữa hồ, con đường chạy qua là cây bút gác lên
đĩa mực, thửa đất bên trái là trang sách mở ra.
Đình được xây muộn nhất vào thế kỷ XVII; thờ Đức Thành hoàng
Lã Đại Liệu và con ngài là Lã Tả Đường. Ngài dòng dõi hào kiệt, quê ở trang Liễu
Chử (sau đổi là Liễu Lâm), huyện Siêu Loại, nay là xã Song Liễu, huyện Thuận
Thành, tỉnh Bắc Ninh; làm tướng của Ngô Quyền. Khi nhà Ngô tan rã, Con ngài Lã
Tả Đường là một trong 12 sứ quân, chiếm cứ miền Tế Giang (nay thuộc huyện Văn
Giang, tỉnh Hưng Yên).
Tương truyền tên gọi là đình Con Cóc vì có chạm hình đôi
cóc trên cột trụ, ngụ ý cầu trời mưa thuận gió hòa cho nhà nông được mùa. Khi
cuộc kháng chiến chống Pháp nổ ra cuối năm 1946, ngôi đình bị phá hủy nặng nề,
đến những năm 1990 đã được phục dựng và đến đầu thế kỷ XXI lại có trùng tu lớn.
Đường làng từ lâu cũng đã trở thành con phố Quan Nhân khá khang trang.
Trong đình Cự Chính. Ảnh NCCong ©2014
Kiến trúc
Đình tọa lạc ngay ven đường phố Quan Nhân, mặt quay hướng
đông nhìn ra hồ nước bên kia đường, xa hơn là khu cao ốc Royal City. Trên hồ là
một thủy đình lục lăng, có cầu bắc vào sân chơi công cộng của cả làng. Phía
trái trước đình có một giếng nhỏ, nét chạm khắc trên đá ở mặt giếng cho thấy nó
ít nhất đã được làm vào thế kỷ XVII. Đình xây trong một khuôn viên đẹp nhưng
ngày nay diện tích đã bị thu hẹp.
Tam quan đình thuộc loại đồ sộ với 4 trụ biểu, tầng trên có
lầu nghênh phong hai tầng tám mái, dọc hai cột chính là đôi câu đối đắp nổi “Giếng
đá cổ, hoa văn còn sắc nét / Nhà lục lăng, đáy nước vẫn in hình”. Cạnh cổng phụ
bên tả có dựng một bia nhỏ đề chữ "ĐÌNH CON CÓC", bên hữu là nhà Văn
hóa của phường Nhân Chính. Qua tam quan du khách bước vào một sân gạch dẫn thẳng
lên thềm đại đình 5 gian 2 chái. Mặt bằng tòa đại bái và hậu cung làm thành
hình “chữ Đinh”.
Bên tả đại bái là một ngôi miếu nhỏ xây kiểu vòm cuốn, một
kiến trúc đặc trưng của thế kỷ XX, do Khâm sai Lê Hoan bỏ tiền cho xây dựng lại
ở mé trái trước đình, có tên Miếu Hai cô.
Trong miếu còn hai ban thờ, ban chính giữa thờ tượng Mẫu Thượng
Thiên và Mẫu Thượng Ngàn, ban bên phải có tượng Trần Hưng Đạo, Phạm Ngũ Lão, Trần
thuộc xã Nhân Mục, sau đổi tên xã Nhân Chính, thuộc huyện Từ Liêm; từ 1-1-1997
trở thành phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội. Ngày 12 tháng Hai hàng
năm, 5 thôn Mọc vẫn giữ lệ rước kiệu về đình làng nào đăng cai chủ trò đại lễ hội.
Đình có Quang Khải và hai con gái của Trần Hưng Đạo.
Hồ đình Cự Chính. Panorama NCCong ©2015
Di sản
Hiện nay trong đình Cự Chính còn giữ được nhiều di vật như
ngai thờ, kiệu thờ, 21 bia đá và nhiều đồ tự khí khác. Đình cùng chùa Bồ Đề và
gò Đống Thây là một cụm di tích lịch sử vẻ vang gắn với việc một cánh của nghĩa
quân Lam Sơn đã đóng bản doanh tại đây rồi bao vây thành Đông Quan, làm chủ tướng
giặc Minh là Vương Thông phải đầu hàng và chấm dứt cuộc Bắc thuộc lần thứ hai
vào năm 1427.
Ngày 28-9-1990 cụm di tích này đã được Bộ Văn hóa - Thông
tin xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa quốc gia. Lễ hội chính hằng năm vào ngày
12 tháng giêng và 18 tháng 10 âm lịch, theo truyền thuyết là ngày sinh và ngày
mất của vị thành hoàng. Ngày 03-10-2008 Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã ra
quyết định gắn biển Di tích cách mạng - kháng chiến cho di tích đình Cự Chính.