Đình Cung Chúc (tên cũ là đình Kính Chúc) là ngôi đình cổ, hàng trăm năm tuổi, được xây dựng từ thời Lê, thờ 4 vị Thành Hoàng làng là Thuần Chính, Thanh Tĩnh Long Cung, Quý Minh và Hải Khẩu Đài Bàng Chi Thần đã có công đánh giặc, bảo quốc an dân.
Đình Cung Chúc nằm ở thôn Cung Chúc xã Trung Lập, huyện
Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng. Tổng thể di tích đình Cung Chúc được tọa lạc
trên một vùng đất khá cao ráo, quay hướng về phía Tây Nam, cách sông Luộc khoảng
200 mét về phía Tây, giáp huyện Tứ Kỳ, thành phố Hải Dương. Từ quốc lộ 10 theo
đường chim bay khoảng 3km đình nằm ở hướng Tây Bắc của thị trấn Vĩnh Bảo.
Về nguồn gốc lịch sử, theo các tài liệu nghiên cứu thì Đình
Cung Chúc được xây dựng cách đây khoảng gần 300 năm, từ thời Hậu Lê khoảng trước
năm 1844. Tên cũ của đình là đình Kính Chúc, trước năm 1945 thuộc xã Cung Chúc
thuộc tổng Viễn Lang, phủ Vĩnh Bảo, tỉnh Hải Dương.
Trước năm 1883 là xã Kính Chúc, tổng Viễn Lang, phủ Hưng Hà,
trấn Hải Dương. Nay đình thuộc thôn Cung Chúc xã Trung Lập, huyện Vĩnh Bảo,
thành phố Hải Phòng.
Theo Phả tịch tự điển bách khoa Hải Phòng, Đình Cung Chúc là
nơi thờ bốn vị Thành Hoàng làng có công với dân với nước:
- Vị thứ nhất là Bà Hiển Thánh giúp Trưng Vương đánh Tô Định
và được phong Thuần Chính;
- Vị thứ hai là Thanh Tĩnh Long Cung chi thần có công
giúp Lý Phật Tử đánh Triệu Quang Phục rồi về Trang Kính Chúc (thôn Cung
Chúc ngày nay) cho dân năm nén vàng mua đất lập đền thờ các vị tiền bối;
- Vị thứ ba là Quý Minh;
- Vị thứ tư là Hải Khẩu Đài Bàng chi thần.
Theo đó, Thuần Chính (Sắc phong Trung Đẳng thần) là Cư sĩ
phu nhân Trinh Uyển Uông Nhuận, quê ở Mao Điền, Đạo Hồng Châu, tên là Phùng
Vĩnh Hoa. Bà cùng cha mẹ lập Trang Tiên Nha, nay là xóm trại bên bờ Đầm Vạc,
thành phố Vĩnh Yên (có tài liệu viết khi cha mẹ mất, bà mới rời quê đi lập nghiệp).
Ở đây, bà chiêu mộ binh sĩ luyện quân, sau đó phò tá Hai Bà Trưng và được phong
là “Nội thị Tướng quân Vĩnh Hoa Công chúa”.
Ba năm sau khi Trưng nữ Vương lên ngôi, đóng đô ở Mê Linh,
Mã Viện đem quân sang xâm lược nước ta, Phùng Vĩnh Hoa tướng quân chỉ huy quân
chiến đấu với giặc nhưng bị chúng cô lập ở Tiên Nha. Thế cùng lực tận trước
quân xâm lược bạo ngược, bà đã nhảy xuống sông Nguyệt Đức tử tiết ngày 14/9 năm
Quý Mão 43.
Để tưởng nhớ công lao của bà, các triều đại hậu thế đã phong
thần cho bà. Năm 982, Vua Lê Đại Hành phong bà là “Vĩnh Hoa Nương linh Hiển nữ
quốc Công chúa”. Năm 1891, Vua Đồng Khánh phong bà là “Dực Bảo Trung Hưng”. Đến
đời Vua Khải Định, bà được phong là “Trinh Uyển Dực bảo Trung Hưng Linh từ”.
Tại đình Cung Chúc, năm 1889 Vua Thành Thái khi lên ngôi tiếp
tục phong Mỹ tự cho bà là “Dực bảo Trung Hưng Linh từ”. Hiện ở miếu Đường Láng
vẫn còn câu đối nói về công đức của bà là “Thiên Đức Vương Trần Hữu Công
Pháp. Nghĩa dựng tâm linh Hồ di Nhân”.
Thanh Tĩnh Chàng rồng sắc thượng đẳng thần là Đức Thánh Tam
Giang (Thần Sông) có tên húy là Trương Hống. Ông có công phò tá Triệu Quang Phục,
đánh tan quân xâm lược Nhà Lương, giữ vững nền độc lập cho nước Vạn Xuân. Sau
khi Lý Phật Tử phản trắc đánh úp Triệu Việt Vương để giành ngôi vua đã dùng mưu
kế mua chuộc tướng Trương Hống, Trương Hát (hai anh em). Thế nhưng ý chí kiên
trung quyết không thờ hai vua, đường cùng nên hai ông đã tử tiết ở núi Phù
Long.
Sau khi mất, hai ông đã linh nghiệm âm phù các triều đại sau
đánh giặc giữ nước và được phong thần ở Sông Cầu.
Sau này, tên tuổi của hai ông gắn liền với chiến tích đánh
tan giặc Tống (năm 1076) qua bài thơ “Nam quốc Sơn Hà”. Tại miếu Đồng Gòi còn
lưu giữ câu thơ ca tụng công đức của tướng Trương Hống là “Vĩnh tụ giá bội
linh địa ứng. Tao vân giá vũ đầu anh linh”. Bức đại tự ngoài cửa miếu có
ghi ba chư Hán cổ “Bẩm Sơn Hà” nghĩa là “Ông có công lao lẫm liệt
giang sơn, đất nước”.
Thần Quý Minh hay Đức Thánh Qúy Minh Đại vương (Sắc phong
Thượng đẳng thần) theo truyền thuyết là một trong ba anh em, ba vị tướng được
phong thánh gồm Đức Thánh Tân Viên, Đức Thánh Cao Sơn và Đức Thánh Quý Minh.
Thần Quý Minh là người có công lao trấn ải Sơn Nam bảo vệ đất
nước thời Vua Hùng Duệ Vương (Vua Hùng thứ 18). Ngài là Thượng đẳng thần được
các triều đại ban chiếu sắc phong, được nhân dân thờ phụng, trở thành vị Thành
Hoàng làng ở nhiều nơi. Hiện nay, tại Danh thắng Tràng An (Ninh Bình) cũng thờ
Đức Thánh Quý Minh, ở làng Ngâm Mục (Gia Bình, Bắc Ninh) vẫn còn lưu giữ bản thần
tích của ngài.
Tại miếu Cửa Đìa thờ Đức Thánh Qúy Minh còn hai câu đối cổ
ca tụng công đức của ngài là “Đức đại yên dân thiên cổ thịnh. Công cao trạch
quốc vạn niên trường” nghĩa là “Đức lớn yên dân ngàn thủa thịnh. Công
lao giữ nước vạn năm dài”…
Hàng
năm, Lễ hội truyền thống đình Cung Chúc tổ chức cũng chính vào dịp ngày mất của
ngài mồng 10/11 Âm lịch.
Hải Khẩu Đài Bàng (Sắc phong Trung đẳng Đại vương) chính là
tướng Trần Lãm là người lãnh đạo một trong 12 sứ quân cát cứ ở nước ta. Sau khi
xuất tiền vàng mua ruộng đất bán phát cho dân, dần dần tướng Trần Lãm đã chiêu
mộ được binh sĩ, dựng thành đắp lũy, xây dựng lực lượng cát cứ. Ông là chỉ huy
sứ quân trấn giữ vùng cửa biển (Hải Khẩu) gồm trung tâm phía Nam sông Luộc, cửa
Thái Bình (tỉnh Thái Bình) và cửa Ba Lạt (tỉnh Nam Định).
Ông là người có công lớn giúp Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ
quân lập nên cơ nghiệp Nhà Đinh (968-980). Sau khi ông mất ngày 10 tháng 10 năm
967, Vua Đinh Tiên Hoàng đã sắc phong ông là “Quốc Đô Thành Hoàng”.
Tướng quân Trần Lãm (Hải Khẩu Đài Bàng) được nhiều địa
phương như Hải Dương, Thái Bình, Ninh Bình thờ phụng. Tại miếu Chiều Bàng thờ
ngài vẫn còn 2 câu đối cổ là “Thần công bảo ánh minh thiên cổ. Thánh trạch
linh từ hựu vạn dân” và “Tiền đường thủy điển sở hồng biên. Hậu đáo
yên bình lục hương long”.
Lịch sử xây dựng ngôi đình là một giai thoại đầy huyền bí và
hấp dẫn. Chuyện kể rằng trong làng có một ông cụ tên là Võ Quang Thắng, thường
được gọi là cụ Vách Đẳng “Vách” là một chức tước được Vua ban cho.
Lúc làm đình, làng đã mua gỗ về ngâm đầy một mẫu đầm. Có rất
nhiều tốp thợ đến xin làm đình, cụ Vách chỉ cho kéo một cây gỗ lên và bảo: “Các
ông làm đình đi”. Các tốp thợ đều lắc đầu không ai dám làm đình bằng một cây gỗ.
Cuối cùng có một tốp thợ đến xin làm đình bằng một cây gỗ. Họ xẻ nhỏ cây gỗ ra
để làm dùi đục, bào, ràng cưa... Cụ Vách mỉm cười hiểu ý và cho làm cơm rượu thết
đãi thợ và cho thợ kéo gỗ lên rồi khởi công làm đình.
Cụ Vách cùng tốp thợ ra vườn chặt một cây mía, chặt thành
nhiều khúc nhỏ, đem chẻ nhỏ ra và chồng xếp lên nhau làm mẫu. Phường thợ cứ
theo mẫu mà làm. Câu chuyện làm đình được tương truyền lại như vậy, như tôn
thêm vẻ đẹp của ngôi đình đồng thời ngợi ca sự tài trí thông minh của con người.
Song có một số ý kiến lại nói rằng Đình do một thợ mộc người
làng Cung Chúc hợp đồng với làng xây dựng ngôi đình. Ông nhận gỗ mới nhưng mua
đình cũ ở huyện Tiên Lữ về cất dựng.
Quy mô cấu trúc và kiến trúc độc đáo của đình Cung Chúc
Đình Cung Chúc nằm ngay đầu làng, có vị thế đẹp, cảnh
quan trên bến, dước thuyền, có cây cổ thụ soi bóng xuống hồ càng tăng thêm vẻ
thâm nghiêm, u tịch. Về quy mô, tổng thể di tích đình Cung Chúc tọa lạc trên
khu đất có diện tích 3.860m2, thoáng đẹp rộng rãi, gồm nhiều hạng mục công
trình kiến trúc tạo thành một tổng thể thống nhất. Mỗi hạng mục công trình có một
kiểu kiến trúc riêng, tất cả tạo nên sự liên hoàn, khép kín, bề thế và linh
thiêng cho di tích.
Đình Cung Chúc tuy không lớn nhưng được coi như một bông hoa
kiến trúc đặc sắc, độc đáo độc nhất vô nhị không chỉ của Hải Phòng và cả vùng
duyên hải Bắc Bộ. Theo một số nhà nghiên cứu đánh giá đây là một ngôi đình có
kiến trúc độc đáo có một không hai ở Việt Nam cũng như khu vực Đông Nam Á. Trải
qua mấy trăm năm dân gian vẫn lưu truyền câu ca:
“ Tiếng đình Cung Chúc quả không sai
Kiến trúc kì công đủ vẻ tài
Mười sáu lỗ đục qua cột cái
Lưu truyền để lại một không hai”
Tổng thể chiều dài 23 mét, rộng 15 mét, diện tích 345 m2, được
phân chia thành các khu vực gồm hai bên giả vũ, (3x6) khoảng 36m2, 5 gian tiền
đình (9x15) rộng khoảng 135 m2, 3 gian hậu cung (9x8) rộng khoảng 72m2. Bốn hướng
nhìn vào đều thấy 5 gian.
Đình xây dựng theo lối chữ “công” (I), kết ghép chữ “đinh”
(J), với kiến trúc tứ diện đồng tứ.Nghệ thuật kết cấu của Đình Cung Chúc đã có
tiếng vang từ rất lâu bởi đây là ngôi đình rất khác lạ về kiểu dáng lại độc đáo
về hệ thống kết cấu chịu lực bằng gỗ của ngôi đình.
Hệ thống cột được bố trí theo lưới vuông cách đều nhau 3m, cột
có đường kính 0,6m, không phân biệt chính phụ. Tiền đình có 5 gian lấy 3 nhịp
làm lòng nhà nên kích thước lòng dài 9 mét, hai bên giải vũ lấy 1 nhịp làm nền
là 3m, hậu đình lấy một nhịp rồi mỗi bên mở rộng 2m nên lòng nhà là 7m tạo phần “chuôi
vồ”.
Phương pháp kiến trúc tạo hình như vậy là hệ quả của việc đặt
ra hệ thống cột chính giữa với không gian thông thủy cao 5,8m, hình chữ “đinh”.
Đình làm hoàn toàn bằng gỗ lim, gồm các hàng cột đỡ các bộ vì liên kết, mộng chốt
theo kiểu chồng rường - giá chiêng, chạm khắc hoa văn cầu kì, tinh xảo.
Ở đại đình là bốn bộ vì trên tám cột cái và tám cột quân.
Các bộ vì liên kết với nhau qua hệ thống xà dọc. Tất cả chỉ sử dụng vẻn vẹn 16
lỗ đục thông qua cột cái. Các kết cấu còn lại liên kết bằng khớp chồng mộng
trên các đấu ở các đầu cột, tạo nên ngôi đình bề thế và vững chắc.
Bộ khung gỗ của đình rất chắc chắn. Với kĩ thuật khớp mộng
và giải pháp kĩ thuật liên kết dọc, ngang tạo cho ngôi đình có một vẻ đẹp ngoạn
mục. Đây cũng là nơi thực hiện các đề tài trang trí theo các hình thức chạm nổi,
chạm bong kênh hình tứ linh “long, ly, quy, phượng”; các hình hoa lá cách
điệu, có cảnh: bướm bay, nghê gẩy đàn... Các tác phẩm điêu khắc ở đây đếu đạt đến
độ hoàn chỉnh, sống động, có sức, có hồn.
Hệ thống cửa đình làm bằng gỗ lim theo kiểu thượng song hạ bản,
nền lát gạch Bát Tràng. Tường đình được xây cất bằng hàng vạn viên gạch cỡ lớn
hơn kích thước bình thường dài 40cm, dày 10cm rộng 20cm màu vàng hung có thể là
gạch Bát Tràng.
Mái đình được lợp bằng ngói mũi hài, có tám đao mái, trang
trí hoa văn họa tiết hình lá lật và mây cuốn tạo cho ngôi đình vẻ đẹp độc đáo
và cổ kính. Góc mái là các đầu đao cong vút, thanh thoát. Bờ nóc đắp những con
nghê gốm bằng đất nung rất đẹp, đạt đến trình độ nghệ thuật cao.
Bộ khung gỗ của đình rất chắc chắn. Với kĩ thuật khớp mộng
và giải pháp kĩ thuật liên kết dọc, ngang tạo cho ngôi đình có một vẻ đẹp ngoạn
mục. Đây cũng là nơi thực hiện các đề tài trang trí theo các hình thức chạm nổi,
chạm bong kênh hình tứ linh “long, ly, quy, phượng”; các hình hoa lá cách
điệu, có cảnh: bướm bay, nghê gẩy đàn... Các tác phẩm điêu khắc ở đây đếu đạt đến
độ hoàn chỉnh, sống động, có sức, có hồn.
Phía trước sân Đình ta nhìn thấy ngay một chiếc hồ lớn
tạo nên nét phong cảnh hữu tình, trên bến dưới thuyền. Thường vào mùa lễ
hội dưới mặt hồ còn xuất hiện những đèn hoa đăng tuy không nhiều nhưng nó cũng
đủ để làm cho không gian trở nên lung linh huyền ảo. Trở lại với khung cảnh nơi
đây, xung quanh Đình còn là những vườn cây xanh mướt tạo nên không khí
trong lành.
Thật tuyệt khi đến thăm Đình bạn cũng sẽ có cơ hội ngắm nhìn
từng đàn cò trắng cùng cánh đồng xanh trải dài tít tắp chân trời, được đắm mình
trong cuộc sống thanh bình ấy có lẽ sẽ là niềm mơ ước cho biết bao nhiêu người
dân thành phố.
Đối diện với cửa đình là bốn cột trụ biểu và cuốn thư tọa lạc
trên hai trụ biểu phía ngoài là hình hai con nghê đầu rồng chân hổ để yểm phong
thủy, hai trụ biểu giũa có hình ngọn lửa cháy lên để đốt đi tà khí. Phía sau trụ
biểu là bức chấn phong có hình cuốn thư để ngăn tà khí góp phần tạo nên vẻ uy
nghi cổ kính cho ngôi đình.
Về cảnh quan đình Cung Chúc cũng có những nét rất độc đáo. Từ
cổng đình đi vào phía tay phải bạn sẽ bắt gặp tượng thờ ông Ba mươi (Thạch Hổ).
Theo truyền ngôn ông Ba Mươi được thờ nơi cổng đình là tượng trưng cho sức mạnh
và cường quyền của một nhà nước tập quyền thế kỉ 16 -17 tại ngôi đình.
Một nét rất độc đáo nữa
trong cảnh quan của đinh Cung Chúc là hình ảnh khu vườn đá- nơi lưu giữ những
di tích của ngôi đình cổ cho hậu thế, được các cụ cao niên trong làng tạo nên từ
những viên đá của ngôi đình cũ.
Qua hơn ba thế kỷ vật đổi sao dời, chịu tác động của thiên
nhiên, con người, chiến tranh tàn phá và không được tu sửa kịp thời nên Đình Cung
Chúc xưa đã bị hư hỏng nặng chỉ còn lưu giữ phần Hậu cung Đình là nguyên gốc.
Năm 1997, Đại Bái ngôi đình được nhân dân địa phương xây dựng
bằng bê tông cốt thép để làm nơi thờ tự. Với truyền thống uống nước nhớ nguồn,
thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa, năm 2010 nhà nước đã đầu
tư trên 23 tỷ đồng phục dựng tòa đại bái, hậu cung và tả - hữu mạc, nhà khách,
làm lại cổng chính, bình phong, miếu thờ ông Ba mươi, tôn tạo sân đình, tường
bao, kè hồ nước trước sân đình tạo cho di tích thêm khang trang, sầm uất, nhằm
bảo tồn lâu dài di sản văn hóa quý giá của dân tộc.
Mặc dù đình làng đã được tu bổ nhiều lần nhưng vẫn giữ
nguyên những nét kiến trúc cũ, mang sắc thái kiến trúc tín ngưỡng làng xã, là
chứng tích của một làng văn hóa lâu đời. Để giúp thế hệ mai sau nắm bắt được kiểu
kiến trúc có một không hai của đình, các bậc tiền nhân xưa cho lắp mô hình đình
lưu truyền đến hậu thế. Hiện, mô hình này vẫn lưu giữ tại đình Cung Chúc.
Có thể nói, đình Cung Chúc là di tích có nghệ thuật kiến
trúc độc đáo về hệ kết cấu cũng như kiểu dáng so với các ngôi đình hiện tồn tại
ở Hải Phòng, nhưng vẫn tạo nên nét gần gũi của kiến trúc truyền thống dân tộc
và in đậm trong tâm trí nhân dân, được ghi trong sử sách. Kiến trúc ngôi đình
thể hiện sự tài hoa khéo léo, cùng lối tư duy độc đáo giàu bản sắc dân tộc Việt
Nam. Đình Cung Chúc là một trong những công trình văn hóa cổ có giá trị nghệ
thuật ở Hải Phòng hiện nay.
Những giá trị lịch sử vô giá của di tích lịch sử đình Cung
Chúc
Đình Cung Chúc không chỉ bề thế, đẹp về quy mô, độc đáo về
kiến trúc mà đình còn giữ được một số hiện vật có niên đại trải dài từ thế kỉ
XVIII đến thế kỉ XX. Đó là các bức đại tự, cửa võng, long ngai, kiệu, bát biểu,
bát hương... đặc biệt có hai bia đá” (Hậu thần bia ký) một bia tạo
năm Cảnh Trị thất niên (1969), một bia khắc năm Cảnh Hưng thứ 37 (1776). Cả hai
bia đều có khung diềm chạm các hình cúc mãn khai, cánh sen, hoa dây, đao lửa,
vân tản. Trán bia trạm nổi “lưỡng long chầu nguyệt”.
Có thể nói, hiếm có một ngôi đình nào còn lưu giữa được nhiều
sắc phong như đình Cung Chúc. Hiện nay, đình Cung Chúc còn giữ được 18 sắc
phong của đình Cung Chúc - một loại cổ vật rất giá trị do có tính độc bản và là
một nguồn tư liệu có giá trị về nhiều phương diện. Sắc xa nhất vào năm 1844. Sắc
gần nhất là Khải Định ( 1924).
Hai sắc phong thuộc thời Lê Chiêu Thống (1788), bẩy sắc
phong từ thời Nguyễn Thiệu Trị (1843); Tự Đức (năm 1850 và năm 1880); Đồng
Khánh (năm 1887); Thành Thái (năm 1889); Duy Tân (năm 1909) ; Khải Định (năm
1924). Những sắc phong này, hiện nay được Ban quản lí di tích gìn giữ một cách
hết sức cẩn trọng bời đó là những cổ vật vô giá cần gìn giữ cho đời sau.
Đối diện với cửa đình là bốn cột trụ biểu và cuốn thư tọa lạc
trên hai trụ biểu phía ngoài là hình hai con nghê đầu rồng chân hổ để yểm phong
thủy, hai trụ biểu giũa có hình ngọn lửa cháy lên để đốt đi tà khí. Phía sau trụ
biểu là bức chấn phong có hình cuốn thư để ngăn tà khí góp phần tạo nên vẻ uy
nghi cổ kính cho ngôi đình.
Về cảnh quan đình Cung Chúc cũng có những nét rất độc đáo. Từ
cổng đình đi vào phía tay phải bạn sẽ bắt gặp tượng thờ ông Ba mươi (Thạch Hổ).
Theo truyền ngôn ông Ba Mươi được thờ nơi cổng đình là tượng trưng cho sức mạnh
và cường quyền của một nhà nước tập quyền thế kỉ 16 -17 tại ngôi đình.
Một nét rất độc đáo nữa trong cảnh quan của đinh Cung
Chúc là hình ảnh khu vườn đá- nơi lưu giữ những di tích của ngôi đình cổ cho hậu
thế ,được các cụ cao niên trong làng tạo nên từ những viên đá của ngôi đình cũ.
Mười tám sắc phong trên là những cổ vật không chỉ có giá trị
về mặt niên đại, mỹ thuật mà còn là những văn bản học quý giá, giúp chúng ta có
thể khai thác các tài liệu về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hôị, lịch sử. Đây
là những nguồn tư liệu quý cần được bảo tồn làm phong phú thêm kho tàng di sản
văn hóa của dân tộc.
Không chỉ có giá trị về mặt kiến trúc điêu khắc Đình Cung
Chúc còn là nơi nhân dân thờ phụng tưởng nhớ công lao của bốn vị thần với dân với
nước. Dưới thời phong kiến ngôi đình chính là nơi diễn ra các hoạt động của
làng xã như Hội đình hương chính để bàn việc dân việc nước mà bây giờ là Hội đồng
nhân dân họp ở UBND xã.
Trong những năm tháng đau thương của cuộc kháng chiến chống
Pháp di tích còn là địa điểm hoạt động bí mật của cán bộ và dân quân du kích địa
phương, là nơi chứng kiến những trận càn quét tàn khốc của kẻ thù trên quê
hương, đây còn là nơi tổ chức các lớp bình dân học vụ cho nhân dân trong làng.
Ngôi đình còn ý nghĩa giáo dục cho thế hệ trẻ truyền thống uống
nước nhớ nguồn – một truyền thống quý báu của dân tộc.
Những giá trị văn hóa tâm linh của đình Cung Chúc.
Bên cạnh những giá trị nêu trên, đình Cung Chúc còn là ngôi
nhà chung của nhân dân, là nơi giao lưu gắn kết cộng đồng, là địa điểm sinh hoạt
văn hóa truyền thống của người dân địa phương, nơi tổ chức các Lễ, Hội truyền
thống dân gian, dựng lại hình ảnh sinh hoạt văn hóa, đấu tranh dựng nước và giữ
nước của dân tộc.
Hằng năm cứ đến tháng 11 âm lịch nhân dân địa phương lại nô
nức chuẩn bị cho lễ hội truyền thống của đình làng. Lễ hội thường diễn ra
trong ba ngày: mồng 10, ngày 11 và ngày 12 tháng 11 Âm lịch.
Trong lễ tế có văn bài cầu quốc thái dân an và nhân dân
trong làng hành thông, an lạc, quanh năm làm ăn lao động sản xuất được mùa no đủ.
Sau lễ tế người dân trong làng tập trung tại sân đình cùng nhau ăn bữa cơm với
tinh thần cộng đồng cao.
Tại đây, tổ chức các hoạt động vui chơi dân gian gắn liền với
nền nông nghiệp lúa nước như đùa hồ, bắt vịt, cầu thùm , bịt mắt bắt dê, chọi
gà, hát giao duyên quan họ trên hồ.
Bạn đã bao giờ thực sự được trải nghiệm một trong số trò
chơi đó chưa? Mỗi lần lễ hội Ban tổ chức sẽ sắp xếp các trò chơi theo từng khu
vực trong sân Đình hoặc có thể sắp xếp theo từng thời gian trong ngày. Và bất kỳ
ai tham gia lễ hội đều hòa mình vào cuộc vui chung với niềm vui hân hoan của sự
gắn kết cộng đồng.
Dưới thời phong kiến ngôi đình chính là nơi diễn ra các hoạt
động của làng xã như Hội đình hương chính để bàn việc dân việc nước mà bây giờ
là Hội đồng nhân dân họp ở UBND xã. Trong những năm tháng đau thương của cuộc
kháng chiến chống Pháp di tích còn là địa điểm hoạt động bí mật của cán bộ và
dân quân du kích địa phương, là nơi chứng kiến những trận càn quét tàn khốc của
kẻ thù trên quê hương, đây còn là nơi tổ chức các lớp bình dân học vụ cho nhân
dân trong làng.
Ngôi đình còn ý nghĩa giáo dục cho thế hệ trẻ truyền thống uống
nước nhớ nguồn – một truyền thống quý báu của dân tộc.
Bên cạnh những giá trị nêu trên, đình Cung Chúc còn là ngôi
nhà chung của nhân dân, là nơi giao lưu gắn kết cộng đồng, là địa điểm sinh hoạt
văn hóa truyền thống của người dân địa phương, nơi tổ chức các Lễ, Hội truyền
thống dân gian, dựng lại hình ảnh sinh hoạt văn hóa, đấu tranh dựng nước và giữ
nước của dân tộc.
Hằng năm cứ đến tháng 11 âm lịch nhân dân địa phương lại nô
nức chuẩn bị cho lễ hội truyền thống của đình làng. Lễ hội thường diễn ra
trong ba ngày: mồng 10, ngày 11 và ngày 12 tháng 11 Âm lịch.
Ngoài lễ hội truyền thống đình làng còn tổ chức các lễ khác
trong năm như; lễ Kì An, Kì Phúc, lễ Thượng Điền, Hạ Điền... Các hoạt động này
đã tạo nên giá trị văn hóa phi vật thể đặc sắc cho di tích, có tác dụng giáo dục
truyền thống yêu nước, lao động và đạo lý uống nước nhớ nguồn cho các thế hệ trẻ.
Với những giá trị đặc sắc và nổi bật của mình, đình Cung
Chúc đã trở thành một điểm di tích, một địa chỉ hấp dẫn khách tham quan trong
và ngoài nước, góp phần tạo nên thế mạnh cho nghành du lịch của huyện Vĩnh Bảo
nói riêng và thành phố Hải Phòng nói chung.
Chính vì những giá trị đặc sắc, hiếm có đó nên đình Cung
Chúc là di tích lịch sử đầu tiên của huyện Vĩnh Bảo được Nhà nước xếp hạng Di
tích lịch sử cấp quốc gia theo quyết định số 313-VH/VP ngày 28 tháng 04
năm 1962 của Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ văn hóa, Thể thao và Du lịch).
Bằng công nhận di tích lịch sử cấp quốc gia là một minh chứng
hùng hồn về những giá trị nghiên cứu về nhiều mặt như kiến trúc nghệ thuật truyền
thống, sinh hoạt văn hoá lễ hội tín ngưỡng của làng.
Trải qua thời gian tồn tại, nằm ở địa bàn có mật độ dân cư
dày đặc, đình Cung Chúc đã có những đóng góp nhất định trong việc nghiên cứu
các giá trị lịch sử, văn hóa kiến trúc, nghệ thuật của đình làng châu thổ Bắc Bộ.
Nhằm bảo tồn lâu dài di tích văn hoá, năm 2010 thành phố đã đầu tư trên 23 tỷ đồng
phục dựng toà đại bái, hậu cung và tả-hữu mạc, nhà khách, cảnh quan xung quanh
đình,… tạo cho di tích thêm khang trang, bề thế.
Đình Cung Chúc với những nét đặc sắc độc đó, trở thành một địa
chỉ tham quan hấp dẫn góp phần tạo nên thế mạnh của ngành du lịch của thành phố
Hải Phòng, tô đẹp thêm truyền thống văn hóa, nghệ thuật kiến trúc Đình làng của
thành Phố Hải Phòng, làm giầu làm đẹp cho quê hương đất nước.
Nguyễn Thị Mai Linh