Đương Giang là bộ tướng của vua Đinh Tiên Hoàng, giữ chức Đô úy. Đương Giang được Đinh Bộ Lĩnh giao cho 5000 quân sĩ để đi đánh dẹp quân Ngô. Ông lập trại ở trang Đào Xá và gặp âm thần trong mộng là Phi Nương Hoàng hậu. Bà đã phù giúp cho ông thắng trận.
Làng Đào Thục xưa có tên là Đào Xá, đến thời Đồng Khánh
(1886-1888) được đổi là Đào Thục.
Đình Đào Thục tọa lạc ở một vị trí như hiện nay được xây năm
1735 do ông Đào tướng công bổ tiền xây dựng (trước đó thì chưa rõ vì không có
tư liệu chính xác, nghe các cụ cao tuổi trong làng truyền lại thì Đình làng ban
đầu ở phía Đông của làng).
Ông Đào Tướng Công tên thật là Nguyễn Đăng Vinh (1659-1732),
đỗ Tiến Sĩ năm Tân Mùi 1691 (lúc đó ông 33 tuổi) làm quan Nội Giám trong Triều
Hậu Lê. Ông là người luôn dành nhiều tâm huyết để phụng dựng quê hương, xây dựng
đất nước trở nên giàu đẹp.
Đối với làng Đào Thục ông rất tâm huyết với quê hương, đã
cùng dân làng đẩy mạnh sản xuất, phát triển nhiều ngành nghề, trồng dâu nuôi tằm,
dệt lụa. Tổ chức được các Phường như Phường Thầy, Phường Thợ, Phường Thó (Đóng
Cối), Phường Võ và đặc biệt là Phường Rối.
Ông Nguyễn Đăng Vinh có công lớn với dân làng nên khi ông
qua đời đã được dân làng lập đền thờ ông lúc đầu ở giữa làng hướng về phía đông
(đất nhà ông Bệ bây giờ). Ông đã biên soạn ra bản Hương Ước của làng, xây dựng
và quy hoạch đường làng ngõ xóm vuông bàn cờ, trên bến dưới thuyền, do vậy mà
làng Đào Thục từ lúc bấy giờ ngày một hưng thịnh phồn vinh, giàu có vào bậc nhất
vùng, người dân hòa thuận đoàn kết tự hào với quê hương mình.
Có câu vè nói về con người nơi đây rằng: “Khó Kẻ Đầu hơn Giầu
Hàng Tổng” Hay có thơ rằng: “ Đào Xá mở hội vui thay Bên Bắc có chợ, bên Tây có
chùa Bên Đông có miếu thờ vua Bên Nam nước chảy đò đưa dập dìu ”.
Nơi đây được hội tụ bởi những người con gái vô cùng xinh đẹp,
nết na hiền thục, nên có thơ ca ngợi về người con gái làng Đào Xá rằng: “Đào Xá
có đất trồng bông, con gái ra đồng trông tựa tiên xa”. Truyền rằng con gái nơi
đây xinh đẹp nổi tiếng khắp vùng nhiều nơi biết đến, vì phụ nữ ở đây nết na hiền
thục hay còn gọi là “thục nữ” nên tên Trang Đào Xá mới được đổi thành tên Đào
Thục như ngày nay.
Năm 1962 đình làng phải làm nhỏ lại vì hợp tác xã dỡ đình
làm trụ sở, nhưng phần Hậu Cung của đình thì vẫn được giữ nguyên. Năm 1975 nước
Việt Nam được hoàn toàn giải phóng, nhân dân Đào Thục cùng đồng bào cả nước đẩy
mạnh sản xuất, đời sống vật chất tinh thần được cải thiện và không ngừng nâng
cao, các công trình văn hóa được dân làng quan tâm.
Ngày 18 tháng 5 năm Giáp Tuất (1984) đình làng được làm lại
lớn hơn trước đó (nhưng vẫn nhỏ hơn đình cũ được làm năm 1735) Đình làng thờ Thần
Hoàng Tam Giang Đức Thánh Tam Giang là danh xưng gọi chung Trương Hống và
Trương Hát, hai vị tướng được nhắc tới nhiều nhất dưới thời vua Triệu Quang Phục.
Tên gọi Tam Giang xuất phát từ tên gọi mà các triều đại
Phong kiến Việt Nam phong cho hai ông: "Tam Giang thượng đẳng thần".
"Tam Giang" còn bắt nguồn từ cách gọi chung của ba con sông là sông Cầu,
sông Thương, sông Đuống - nơi có nhiều đền thờ hai ông.
Hai anh em ngài được đánh giá, đều là bậc tướng, chí dũng
song toàn, "sinh vi dũng tướng, tử vi minh thần". Xuất thân Hai ông
sinh ra trong một gia đình gồm năm anh em, bốn trai, một gái. Ba người còn lại
là Trương Lừng, Trương Lẫy, và người con gái là Trương Đạm Nương.
Năm anh em sinh ngày 15, tháng Giêng, năm Nhâm Ngọ (502),
người làng Vân Mẫu, xã Vân Mẫu, huyện Quế Dương (sau là Võ Giàng), quận Vũ
Ninh, xứ Kinh Bắc, (nay là thôn Hai Vân, phường Vân Dương, thành phố Bắc Ninh).
Mẹ là con gái họ Phùng, tên hiệu là Từ Nhan, sinh năm Quý Hợi 483 thời Tiền Lý
Nam Đế. Năm Từ Nhan 18 tuổi, vào đêm rằm tháng một (theo cách gọi xưa, còn theo
cách gọi hiện nay thì là tháng 11) năm Canh Thìn (500) bà nằm chiêm bao thấy Thần
Long quấn mình trên sông Lục Đầu, sau đó bà mang thai.
Sau 14 tháng mang thai, ngày 5 tháng Giêng năm Nhâm Ngọ
(502) bà lên chùa lễ phật trở về đến xứ Cửa Cữu làng Vân Mẫu thì trở dạ, sinh
ra một bọc 5 con. Người mẹ hết lòng chăm lo các con ăn học. Năm anh em là học
trò của Tiên sinh Lã Thị người hương Chu Minh, lộ Bắc Giang (tức xã Hương Mạc,
huyện Từ Sơn ngày nay).
Anh em học đến đâu lầu thông kinh sử đến đấy, ngày ngày chăm
đọc binh thư, siêng rèn võ nghệ, nên đều là những người tinh thông văn võ. Khi
anh em 17 tuổi thì mẹ mất (ngày 15 tháng 4 âm lịch năm Kỷ Hợi 519) và 5 anh em
đã táng mẹ tại xứ đồng Bãi Cả, hiếu thảo thờ mẹ 3 năm.
Giúp Triệu Việt Vương đánh quân Lương. Năm 545 nhà Lương, đời
vua Đại Đồng năm thứ bảy, cử tướng Dương Phiêu và Trần Bá Tiên đem quân sang
xâm lược Việt Nam. Lý Nam Đế đem quân chặn đánh nhưng vì quân ít không cản được
giặc phải rút về miền núi động Khuất Lão (Tam Nông, Vĩnh Phú) trao quyền cho tướng
Triệu Quang Phục, rồi mất tại đó.
Vua Triệu Quang Phục đưa quân về đầm Dạ Trạch (Hưng Yên)
đánh phục kích, đồng thời truyền hịch trong dân gian tìm người tài giỏi đánh giặc
giúp nước. Hưởng ứng lời kêu gọi của (vua) Triệu Quang Phục Hai ông Trương Hống,
Trương Hát nghe có hịch chiêu tài, anh em bàn nhau xin lệnh thầy, dụng kế lập
thân, về quê mộ quân để đi giúp nước.
Sau này các ông đến địa phận làng Tiên Tảo, huyện Kim Hoa,
phủ Đa Phúc, lộ Bắc Giang thấy đất có thế ỷ giốc, tiến thoái lưỡng tiện có thể
dụng binh liền cho quân hạ trại, làm tờ chiêu dụ nhân dân.
Tờ rằng: "Đất nước Vạn Xuân ta đang thanh bình, càn
nguyên hanh thái, bỗng đâu giặc Lương xâm lấn, xã tắc đảo điên, muôn dân khốn
khổ. Bọn Hống-Hát chúng tôi xuất thân con nhà lam lũ, được học võ nghệ, có chút
mưu cơ, dám đem sức lực người bản xứ, dấy binh cuốc cầy, địch cùng lang sói ngoại
bang, giúp Triệu Việt Vương giữ an bờ cõi, dám mong chư vị bàn dân hưởng ứng
nghĩa quân thì lấy làm may lắm".
Phụ lão làng ấy tiếp tờ, thấy các ông dung dị khác thường,
uy nghi đường bệ, thi đua nhau cho con cháu đi theo làm quân sỹ. Trận đầm Dạ Trạch
Triệu Quang Phục được tin, sai sứ lên phong Trương Hống làm thượng tướng quân,
Trương Hát làm phó tướng quân, Lã tiên sinh làm quân sư, Trương Lừng, Trương Lẫy
làm tỳ tướng, Đạm Nương làm hậu binh lương và lo kế sách phản công.
Đúng kỳ thúc giáp, hai phía cùng truyền lệnh quân cơ, tỏa
binh tiếp trận, quân Triệu Quang Phục ở Dạ Trạch tiến lên, quân Hống-Hát ở Tiên
Tảo kéo xuống, thủy bộ bốn mặt giáp công, xung đột tung hoành đánh rất dữ dội.
Quân Lương không sao chống cự nổi, đại bại rã rời, số chạy dẵm
đạp lên nhau, chết hại nhiều vô kể, số bị bắt mặt mày tái mét, run rẩy van xin,
chánh tướng Trần Bá Tiên tử trận, phó tướng Dương Phiêu phải thu nhặt tàn quân
rút về Bắc quốc.Dẹp xong giặc rồi, khải hoàn tấu tiệp, Triệu Việt Vương kéo
quân về Long Biên sang sửa đô thành.Nước nhà độc lập.
Vua Triệu Quang Phục lên ngôi, phong thưởng cho các tướng có
công đánh giặc. Vua Triệu phong thực ấp cho hai anh em họ Trương ở Kinh Bắc,
Trương Hống ở làng Tiên Tảo, huyện Kim Anh (nay là thôn Tiên Tảo, xã Việt Long,
huyện Sóc Sơn), Trương Hát ở làng Tam Lư, huyện Đông Ngàn (nay là thôn Tam Lư,
Từ Sơn, Bắc Ninh) là nơi dấy binh cũ.
Tôi trung chẳng thờ hai vua
Được tin Triệu Quang Phục lên ngôi vua, Lý Phật Tử (người họ
Lý Nam Đế) đã đem quân đánh lại nhưng không thắng, bèn dùng kế cầu hôn gả con.
Trương Hống và Trương Hát đã can Triệu Việt Vương đừng gã Cảo Nương cho Nhã
Lang. Nhưng Triệu Quang Phục không nghe, mắc mưu của Lý Phật Tử, rồi bị đánh
úp.
Lý Phật Tử lên ngôi vua tự xưng là Hậu Lý Nam Đế và biết các
ông là tướng tài giỏi bèn cho người vời ra làm quan. Song các ông nhất lòng
trung quân không theo Lý Phật Tử, thưa lại rằng: Tôi trung chẳng thờ hai vua,
gái trinh chẳng đổi hai chồng, huống hồ ngươi là người bội nghĩa mà còn muốn
khuất cái tiết bất di dịch này ư?
Biết không thể khuất phục được, Lý Phật Tử lệnh truy bắt các
ông khắp nơi. Các ông trốn vào ở núi Phù Long; Nam Đế nhiều lần cho người đến
truy nã không được, mới treo ngàn vàng cầu người bắt.
Các ông bàn nhau cùng đem gia quyến xuôi dòng sông Cầu, uống
thuốc độc để giữ trọn tấm lòng trung với vua. Nhân dân dọc theo sông Cầu và các
nơi các ông từng đóng quân đánh giặc đã vô cùng khâm phục, thương tiếc, lập đền
thờ làm Thần.
Tam Giang là tên gọi chung của hai tướng Trương Hống và
Trương Hát. Hiện nay đình làng thờ ba vị thần, ngoài đức thánh Tam Giang, còn
có đức thánh Đương Giang và Phi Nương Hoàng Hậu.
Trước đây hai vị thần là Đương Giang và Phi Nương Hoàng Hậu
có đền thờ tại Nghè Đào Thục. Năm 1951 quân giặc phá mất đền nên dân làng rước
hai vị về thờ tại đình làng. Ngày xưa hàng năm cứ đến ngày hội làng 12 tháng 11
dân làng có tục lệ rước hai vị thần ở Nghè về đình làng và mở hội, ngày 15
tháng 11 hết hội lại rước hai vị về Nghè, do vậy làng mới có “đường riêng thần”
ở ven chùa Thánh Phúc khu “Đồng Giai” ven làng.
Ngày nay lệ rước đó không còn vì hai vị thần đã được thờ tại
đình làng. Truyền thuyết về bài thơ Thần lần hai nói về Thánh Đương Giang: Xét
Sử ký của Đỗ Thiện chép thời Nam Tấn Vương nhà Ngô đi đánh giặc Lý Huy ở Long
Châu (Tây Long), đóng quân ở cửa Phù Lan (sông Lục Đầu), đêm ngủ mộng thấy hai
người y quan kỳ vĩ, diện mạo khôi ngô, đến xin tòng quân trợ chiến.
Sau khi Thần kể hết sự tình lúc sống theo Triệu Quang Phục
đánh giặc, chết được Thượng đế thương vô tội chết chẳng phải mệnh, phong làm Thủy
thần, thống lĩnh tướng các âm binh, hiệu là Thần Giang Đô Phó Sứ, đã từng trợ
thuận Ngô Quyền trong chiến dịch Bạch Đằng vua tỉnh dậy, bảo đem cỗ rượu đến điện
tế, khấn rằng: Quả có anh linh, hãy phù trợ chiến dịch này, nếu được thắng lợi,
tức thì dựng miếu và phong tước, hương hỏa đời đời.
Lại hôm khác, vua mộng thấy hai Vương đốc binh, bộ ngũ liên
thuộc đều có mặt mày như quỷ thần cả, hàng ngũ rất nghiêm, bộ lạc rất chỉnh tề
hội tại cửa Phù Lan.
Binh ông anh đóng từ sông Vũ Bình đến sông Như Nguyệt tiến đến
đầu nguồn sông Phú Lương; Binh ông em đi từ men sông Lạng Giang vào sông Nam
Bình (sông Thương). Vua tỉnh dậy bảo với tả hữu, quả nhiên trận ấy được toàn thắng.
Bình xong giặc Tây Long, vua sai Sứ chia chỗ lập đền thờ, đều
phong làm Phúc Thần một phương, chiếu phong anh là Đại Đương Giang Đô Hộ Quốc
Thần Vương, lập đền ở cửa sông Như Nguyệt (cửa sông Cà Lồ, Ngã ba Xà, chỗ sông
Cà Lồ đổ ra sông Cầu). Còn em là Tiểu Đương Giang Đô Hộ Quốc Thần Vương, lập đền
ở cửa sông Nam Bình (cửa sông Thương).
Đức Thánh Đương Giang là một vị Thần cõi âm, lúc sống ở
dương gian là vị tướng tài của Triệu Quang Phục, khi chết được Thượng đế phong
làm Thủy thần thống lĩnh các tướng “âm binh” luôn theo ngầm trợ giúp triều
đình. Nam tướng Đương Giang trong bản ngọc phả tại đình làng Đông Lai- Xã Quang
Tiến - Huyện sóc sơn - Tp.Hà Nội. (Bản Ngọc Phả được làm bằng gỗ Dài 1,8 mét,
cao 60cm. Ghi 1.700 chữ Hán) – chưa được sách sử nào nhắc đến đến được dịch ra
rằng: Một vị Đại Vương hai vị âm thần thuộc triều đại Hai bà Trưng.
Đời xưa Vua Hùng Thánh Tổ ứng vận trên hai nghìn năm núi
xanh muôn dặm, xây dựng cơ đồ, nước biếc một dòng, mỗ đương thánh đế. Chăm vạn người chia thành mười năm bộ. Đấy là Triệu tổ
của người Bách- Việt ta vậy đến cuối đời
nhà Hùng. Trăm đời núi sông, trưm thần khả năng xuất thế đầu thai vào các nhà dân để làm con, bấy giúp
nước nuôi dân. Nhà nào có phúc thì gặp được.
Truyền rằng : Đời Vua Hùng thứ mười tám dân trời đã hết. Trải
qua các triều Trung Hoa ngự trị. Như nhà
Đông, Tây Hán hơn vài trăm năm, đến đời Hai Bà Trưng, có người ở làng Sầm –
Sơn, huyện Anh Sơn, Phủ Kinh Môn đạo Hải
Dương là Họ Phùng Húy Thắng, thê Phạm Thị phương, là người lấy nghề đánh cá
sinh nhai. Tuy nghèo nhưng hay làm điều có nghĩa. Việc hay tuy nhỏ cùng làm. Điều
ác một chút không động, Không bao giờ nghĩ
đến điều gì hại người, một chút lợi
cho mình không để tâm đến.
Nhân dân trong
vùng ấy đều khen là nhà ấy hay làm điều
lành thế ắt có phúc thừa. Thì đấy vợ chồng đánh cá để sinh sống, dần dần giàu
có, đến khi ông đã năm mươi tuổi, bà hơn bốn mươi mà chưa có con trai cho nên
thường buồn phiền mà than rằng. Núi vàng bể thóc khinh như cỏ rác, con hiếu
cháu hiền quý hơn vàng ngọc.
Ông bà bèn bỏ tiền của cứu giúp người nghèo đói, rồi sửa soạn một chiếc thuyền cả hai ông bà theo
dòng sông Nguyệt mà đi. Đi đến đạo Kinh Bắc, Phủ Hà – Bắc(Sau gọi là phủ thiên
phúc), Huyện Kim hoa, khu vai sái (sau gọi là trang Xuân - Bách), đi được nửa
ngày mới ra đến một sông nhỏ chợt thấy trời tối tăm, ban ngày như đêm, một trận
gió dữ nổi dậy, làm vợ chồng ông bị ngã, ngửa mặt lên trời chợt thấy một
đám mây đẹp, hướng về họ Phạm mà xuống.
Hai vợ chồng ông bèn chạy vào trong miếu ẩn. Trông lên trên
miếu thấy có chữ “Tối Linh Thủy Cung” ở trước cửa miếu.
Ông bèn ngầm khấn khứa, trị nhiên thấy trên miếu có 1 ánh hào quang quấn quanh
mình họ Phạm. Bà Phạm Thị sợ hãi, nằm thiếp đi mơ màng, mơ thấy một chàng nam
nhi từ đường xá đị lại xưng là Thủy Thần vâng lệnh thiên đình đầu thai làm con.
Được một lúc thì bà
Phạm Thị tỉnh dậy, sắc trời đã sáng dần. Bà Phạm lấy làm việc lạ bèn bảo Chồng.
Chồng Thầm nghĩ cho là điều lành. Ông bèn xuống thuyền quay về nhà, thấy bà Phạm
Thị như có thai. Đến năm giáp thìn, tháng tám ngày mồng mười sinh ra một người con trai.
Thiên tư tốt đẹp, tướng mạo khác thường . Ông cho rằng là Vị
Thủy Thần xuất thế hun đúc nên đặt tên là ĐƯƠNG GIANG.. Các cụ cao lão trong
làng Đào Thục có ghi chép và truyền lại rằng: Đức Thánh Đương Giang (Thần Phả
xưa do ông Đại Học Sĩ soạn thảo) truyền rằng năm 1572 mẹ Thánh Đương Giang là
Đào Thí Hoa Long sinh ra ông ngày 13 tháng 11 năm Quý Tỵ, Giang chóng lớn như
thổi lại thông minh giỏi võ được
Vua Đinh Tiên Hoàng cho cầm quân đánh giặc. Ông mang 5 nghìn
quân đi đánh giặc, đến Nghè Đào Xá (Đào Thục) thì đoàn quân của nhà vua nghỉ lại
lập đồn ở đó, nghè Đào Thục có địa thế cũng rất hiểm trở của việc tập kết thuyền
bè, trên bến dưới thuyền rất thích hợp cho việc phòng thủ tập hợp thủy binh bảo
toàn lực lượng, lúc bấy giờ có hơn 30 thanh niên trai tráng làng Đào Xá cũng
hăng hái tham gia phục vụ và theo hầu đoàn quân triều đình đi đánh giặc.
Lại nghe nói vào một đêm tại đây ông nằm mơ thấy một người
con gái đẹp lộng lẫy, mặc quần áo chỉnh tề tự xưng là Phi Nương Hoàng Hậu và
nói: “Ông cầm quân đi đánh giặc tôi sẽ phù ông, sau này thành công thì đồng hưởng”,
và quả thật sau đó ông đã đánh tan quân Ngô, chém đầu tướng giặc, sau khi thắng
giặc ông nói: “Tôi qua đời nếu thờ tôi thì cũng thờ cả Phi Nương Hoàng Hậu”.
Ngày mồng 10 tháng tư ông “hóa” từ đó ông được triều đình
phong thánh và cho xây dựng đền thờ ở những nơi ông trú chân, dân làng Đào Xá
cũng được lập đền thờ ông tại Nghè, thờ luôn hai vị thần Đương Giang và Phi
Nương Hoàng Hậu. Một số sắc phong Niên hiệu Trùng Hưng năm đầu (Trần Nhân
Tông), sắc phong Như Nguyệt Khước Địch Đại Vương, năm thứ tư gia phong Thiện Hựu
Dũng Cảm. Các triều vua về sau: Trần, Lê đem quân đánh giặc phương Bắc tại dòng
sông Cầu đều được Thần âm phù đánh thắng và đều có sắc phong cao nhất cho Thần
là "Tam Giang thượng đẳng thần".