Đình, đền Phù Lưu, Từ Sơn thờ phụng thánh Tam giang Trương Hống, Trương Hát Đình, đền Phù Lưu, Từ Sơn thờ phụng thánh Tam giang Trương Hống, Trương Hát Đình Phù Lưu, Từ Sơn thờ phụng thánh Tam giang tức Trương Hống, Trương Hát, hai vị tướng của vua Triệu Quang Phục, có công lớn trong cuộc kháng chiến chống giặc nhà Lương thế kỷ thứ VI. Làng Phù Lưu (nay là khu phố Phù Lưu), phường Đông Ngàn, thành phố Từ Sơn là một trong những làng có vị trí địa lý thuận lợi, hình thành nghề buôn bán từ lâu đời. Tương truyền làng có cái đầm được cho là nơi khởi nguồn của dòng sông Tiêu Tương. Làng Phù Lưu xưa có tên Nôm là “Chờ Lá”, vào cuối Thời Nguyễn đổi thành xã Phù Lưu, tổng Nội Trà, huyện Yên Phong, phủ Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh; nay là thôn Phù Lưu, xã Trung Nghĩa, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh. Phù Lưu vốn là một trong 7 làng Chờ (Chờ Cả-Phú Mẫn, Chờ Ngô Nội, Chờ Nghiêm Xá, Chờ Trung Bạn, Chờ Ngân Cầu, Chờ Tiên Trà) trên vùng đất cổ Yên Phong. Nơi đây còn tồn tại di tích đình, đền, chùa đã được xếp hạng Di tích Lịch sử văn hóa, trong đó có đình Phù Lưu. Vào khoảng thế kỷ XVII làng đã có chợ họp rất đông đúc gọi là chợ Thị Thôn. Phủ Từ Sơn từ xưa đã nức tiếng giàu có vì trong vùng có hàng loạt những làng nghề, làng buôn bán sôi động như Kẻ Sặt, Kẻ Báng, Kẻ Chõ, Kẻ Cẩm, Kẻ Hồi… song Chợ Giàu (tức Phù Lưu) từ lâu đã sớm trở thành một trung tâm buôn bán sầm uất nhất của phố phủ Từ Sơn. Đình Phù Lưu là ngôi đình cổ có diện tích 426,7m2, được xây dựng vào cuối thế kỷ XVI. Đến Thời Nguyễn ngôi đình được trùng tu mở rộng và có quy mô lớn và nhiều hạng mục công trình như: Tam quan, tiền tế, đại đình, hai toà dải vũ. Tiếc rằng trong thời kỳ chống Pháp, tam quan, tiền tế và hai toà dải vũ của đình được tiêu thổ để đáp ứng yêu cầu của cách mạng, chỉ có giữ được toà đại đình cho đến nay. Căn cứ vào bản thần tích và 6 đạo sắc phong hiện còn bảo lưu được tại đình đã cho biết rõ, đình Phù Lưu thờ nhị vị “Thánh Tam Giang” là những danh tướng thời Triệu Quang Phục, có công đánh đuổi quân xâm lược Nhà Lương vào thế kỷ thứ VI. Sau khi mất, các ngài lại hiển ứng linh thiêng âm phù giúp quân dân Đại Việt đánh thắng 30 vạn quân Tống xâm lược trên chiến tuyến Như Nguyệt vào năm 1077. Các danh tướng họ Trương sống là anh hùng đánh giặc, chết làm trung nghĩa linh thần, đã đi vào tâm linh tín ngưỡng của nhân dân và được trên 370 làng (xã) ở vùng Bắc Ninh-Kinh Bắc tôn thờ làm thành hoàng làng, các triều vua thời phong kiến đều có sắc phong, chuẩn cho nhân dân phụng thờ dài lâu. Giá trị nổi bật của đình Phù Lưu là kiến trúc điêu khắc. Đình nằm trên một bãi đất cao ngay đầu làng, có cấu trúc kiểu chữ “đinh”. Đại đình gồm bảy gian, hai chái, hai dĩ. Gian giữa rộng 4m, sáu gian bên mỗi gian rộng 3,65m, hai gian chái mỗi gian rộng 1,5m, hai dĩ mỗi dĩ rộng 1,1m. Kết cấu gồm sáu vì gồm 70 cột lớn nhỏ. Mái lợp ngói mũi hài, bờ dải gắn gạch hộp hoa chanh, bốn đầu đao uốn cong thanh thoát. Hầu hết các đầu dư, cốn, ván nong, cửa võng... đều được chạm trổ. Phần nền móng vỉa bằng đá tảng. Bộ khung chịu lực gồm 6 bộ vì kèo kết cấu theo kiểu thức con chồng giá chiêng, tiền bẩy hậu bẩy. Trên các cấu kiện gỗ ở đình Phù Lưu tập trung chủ yếu ở các bức cốn, đầu dư, đầu bẩy, con rường đều được chạm khắc trang trí “tứ linh, tứ quý”, hoa lá cách điệu, mây xoắn, mây lưỡi mác… Đình Phù Lưu nay còn lưu giữ nhiều tư liệu nghệ thuật quý giá. Đình Phù Lưu mặt bằng kiến trúc hình chữ công, được xây dựng ngay gần khu chợ xưa của làng, trên một khoảng đất rộng. Đây là ngôi đình lớn và cổ kính còn lại trên đất Từ Sơn cho đến ngày nay, được Bộ Văn hóa Thể thao xếp hạng là di tích văn hóa kiến trúc nghệ thuật, tại Quyết định số 138/QĐ ngày 31/01/1992. Toàn bộ công trình kiến trúc được dựng trên nền bó đá tảng xanh có diện tích 426,7m2, cao hơn mặt sân 0,25m. Chiều dài 31,1m, chiều rộng 12,3m 5, chuôi vồ (tức phần hậu cung) 4m, chia làm 7 gian 2 chái, 2 dĩ theo bước gian sau: 1,1m x 1,5m x 3,65m x 3,65m x 4m; Các khoảng cách cột theo vì: 0,9m x 1,45m x 2m x 3,6m; Cột cái cao và to, chu vi: 1,66m, cao 4,7m, Cột quân chu vi 1,23m, cao 3,35m, cột hiên chu vi 0,85m, cao 2,9m. Mái lợp ngói mũi, bờ dải hộp rỗng hoa chanh, bốn đầu đao cong thanh thoát. Từ nóc xuống đến nền đình cao 5,95m, từ dạ tàu tới nền đình cao 2,1m. Trên văn bia còn lưu lại cho biết: Đình được khởi dựng từ năm Hồng Thủy (?). Khoảng cuối thế kỷ XVI, có tài liệu ghi khoảng năm1680. Đến năm 1789, dưới triều Lê, một người làng tên là Nguyễn Lệnh Công làm quan đến chức Thượng tướng quân, đô hộ phủ đô đốc thiên sự, Tổng thái giám đã hưng công tôn tạo lại đình và mở mang chợ làng. Đình Phù Lưu được làm bằng gỗ lim, kết cấu theo kiểu chồng con tam, cốn kẻ, liên kết các bộ phận với nhau bằng các loại mộng vuông, mộng chéo, mộng kép, mộng đuôi cá. Tất cả gồm 6 vì kèo, có 70 cột lớn nhỏ, đứng trên tảng đá xanh hình trụ tròn theo kiểu đôn vững chãi. Tất cả gồm 6 vì kèo, với 70 cột lớn nhỏ, đặt trên tảng đá xanh hình trụ tròn tạo tác kiểu đôn vững chãi. Mô típ chủ đạo nổi bật trong chạm khắc trang trí trong nội thất ngôi đình là các hình tượng rồng, được tạo dáng dưới những góc độ khác nhau, nhưng chủ yếu theo hướng chếch ¾, do vậy có thể thấy rõ các chi tiết như miệng, sừng, hốc mắt, sống lưng hình vây cá. Cùng với hình tượng rồng, đôi khi còn có hình người và muông thú cùng trong một hoạt cảnh vui nhộn. Đặc biệt trên hai bức cốn trên hai đầu đình phía ngoài có hai bức chạm khắc cảnh chèo thuyền rồng, được sơn son thếp vàng, một trong hai chiếc thuyền có chữ “Vinh quy”, đây là một cảnh vinh quy bằng đường thủy rất độc đáo. Đầu thuyền chạm rồng, mũi thuyền có hình người ngồi trong khoang có mái che, giữa thuyền có người cầm trịch gõ nhịp chỉ huy cùng với sáu người cầm mái khua chèo, đuôi thuyền chạm hình người cầm lái. Bức chạm thuyền rồng đầu đình bên kia có người cầm cờ. Những người chèo thuyền đều mình trần đóng khố, chít khăn hoặc đội mũ. Nhìn vào toàn cảnh bức phù điêu thấy hình khối hiện lên khá sinh động. Bức chạm sơn son thiếp vàng này cho thấy không khí tưng bừng, náo nhiệt của một ngày hội. Trên đầu các cây cột cái, cột quân và cột hiên đều còn thấy dấu vết lắp ván gió vào khoảng trống giữa xà và hoành đặt trên đấu đỉnh cột. Trên hàng cột quân những tấm ván gió đã mất, hàng cột cái vẫn còn hai tấm ván gió chạy dài suốt một gian, chiều cao khoảng 40cm, mặt trước được chạm khắc trang trí. Trên một ván gió hẹp và dài chạm một đôi rồng có người cưỡi. Người cưỡi rồng ở phía bên phải là hình một tiên nữ vì có cánh, hình người phía bên trái là hình một chàng trai, vì tính chất tạo hình mạnh mẽ. Cùng trong bố cục ấy có thêm hình tượng người hầu chạy theo che lọng, ván gió này cũng được sơn son thếp vàng làm cho bức chạm tăng giá trị nghệ thuật. Một số bức cốn theo chiều ngang ở hai gian giáp đầu hồi, trên xà đùi của dãy cột trong, cột ngoài, cốn dọc nối cột cái, cột quân…được chạm những hình rồng, nghê, mây, hoa lá, cô gái ngồi bên cửa sổ… tạo nên sự phong phú cho phong cách tạo hình. Cổng đình được xây dựng từ xưa, với các câu đối, đắp hình hoa lá, linh vật... Trong sân đình có cây Bồ Đề cổ thụ cành lá xung xuê, tỏa bóng mát, được công nhận là cây Di sản vào tháng 10/2016 tôn thêm nét cổ kính cho ngôi đình. Tòa tiền tế gồm 5 gian, 2 trái, khung bằng gỗ lim, cấu trúc vì kiểu con chồng giá chiêng với mái ngói phủ rêu phong càng tôn thêm nét cổ kính của đình... Tòa đại đình quy mô đồ sộ gồm 5 gian, 2 chái, 2 dĩ, kết cấu theo kiểu thức chồng con tam, cốn kẻ nối với nhau với tổng cộng 70 cột lớn nhỏ trên các tảng đá xanh hình trụ tròn vững chãi. Trên các đầu dư, ván dong, cốn, cửa võng… được chạm khắc tinh tế các hình tứ linh, tứ quý, hình người, thú bốn chân mang đậm nét kiến trúc thời Lê - Nguyễn. Gian giữa của tòa Đại đình được trang trí chạm trổ cầu kỳ, sơn son thếp vàng rực rỡ, lộng lẫy… Hiện trong đình còn lưu giữ nhiều hiện vật cổ có giá trị thời Lê, Nguyễn như: ngai thờ, hoành phi, câu đối, sư tử đá, các sắc phong… Đặc biệt là chiếc mõ cổ làm bằng gỗ rất lớn hình con cá. Từ xa xưa, dân gian trong vùng đã có câu truyền tụng: “trống Chờ, chiêng Chõ, mõ Phù Lưu”. Toàn bộ nền bên trong tòa tiền tế và tòa đại đình được lát đá xanh vẫn còn nguyên bản... Đình Phù Lưu được công nhận di tích lịch sử - văn hóa cấp Quốc gia năm 1992. Hàng năm, từ ngày 08 - 10/3 âm lịch, hội đình lại được mở ra để tưởng nhớ công đức các bậc tiền nhân đã có công với dân, với nước. Cho đến nay ngôi đình làng Phù Lưu vẫn là một kho tư liệu quí về nghệ thuật kiến trúc và chạm khắc trang trí. Theo các nhà nghiên cứu, tất cả những bức chạm khắc trang trí của đình Phù Lưu đều thuộc phong cách nghệ thuật thời Mạc, thế kỷ XVI, hoặc muộn hơn là những năm đầu thế kỷ XVII. Vì vậy đình Phù Lưu in đậm dấu ấn nghệ thuật kiến trúc điêu khắc thời Mạc - Lê Trung Hưng. Tuy ngôi đình có những lần trùng tu lớn vào những năm Cảnh Thịnh thứ 6 - thời Tây Sơn (1798) và năm Bảo Đại thứ 8 - thời Nguyễn (1933), song toàn bộ những mảng chạm khắc trang trí của thế kỷ trước vẫn được bảo lưu. Đỗ Hữu Bảng Nguồn: Cổng thông tin điện tử tỉnh Bắc Ninh Đình Phù Lưu, Từ Sơn thờ phụng thánh Tam giang tức Trương Hống, Trương Hát, hai vị tướng của vua Triệu Quang Phục, có công lớn trong cuộc kháng chiến chống giặc nhà Lương thế kỷ thứ VI. Làng Phù Lưu (nay là khu phố Phù Lưu), phường Đông Ngàn, thành phố Từ Sơn là một trong những làng có vị trí địa lý thuận lợi, hình thành nghề buôn bán từ lâu đời. Tương truyền làng có cái đầm được cho là nơi khởi nguồn của dòng sông Tiêu Tương. Làng Phù Lưu xưa có tên Nôm là “Chờ Lá”, vào cuối Thời Nguyễn đổi thành xã Phù Lưu, tổng Nội Trà, huyện Yên Phong, phủ Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh; nay là thôn Phù Lưu, xã Trung Nghĩa, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh. Phù Lưu vốn là một trong 7 làng Chờ (Chờ Cả-Phú Mẫn, Chờ Ngô Nội, Chờ Nghiêm Xá, Chờ Trung Bạn, Chờ Ngân Cầu, Chờ Tiên Trà) trên vùng đất cổ Yên Phong. Nơi đây còn tồn tại di tích đình, đền, chùa đã được xếp hạng Di tích Lịch sử văn hóa, trong đó có đình Phù Lưu. Vào khoảng thế kỷ XVII làng đã có chợ họp rất đông đúc gọi là chợ Thị Thôn. Phủ Từ Sơn từ xưa đã nức tiếng giàu có vì trong vùng có hàng loạt những làng nghề, làng buôn bán sôi động như Kẻ Sặt, Kẻ Báng, Kẻ Chõ, Kẻ Cẩm, Kẻ Hồi… song Chợ Giàu (tức Phù Lưu) từ lâu đã sớm trở thành một trung tâm buôn bán sầm uất nhất của phố phủ Từ Sơn. Đình Phù Lưu là ngôi đình cổ có diện tích 426,7m2, được xây dựng vào cuối thế kỷ XVI. Đến Thời Nguyễn ngôi đình được trùng tu mở rộng và có quy mô lớn và nhiều hạng mục công trình như: Tam quan, tiền tế, đại đình, hai toà dải vũ. Tiếc rằng trong thời kỳ chống Pháp, tam quan, tiền tế và hai toà dải vũ của đình được tiêu thổ để đáp ứng yêu cầu của cách mạng, chỉ có giữ được toà đại đình cho đến nay. Căn cứ vào bản thần tích và 6 đạo sắc phong hiện còn bảo lưu được tại đình đã cho biết rõ, đình Phù Lưu thờ nhị vị “Thánh Tam Giang” là những danh tướng thời Triệu Quang Phục, có công đánh đuổi quân xâm lược Nhà Lương vào thế kỷ thứ VI. Sau khi mất, các ngài lại hiển ứng linh thiêng âm phù giúp quân dân Đại Việt đánh thắng 30 vạn quân Tống xâm lược trên chiến tuyến Như Nguyệt vào năm 1077. Các danh tướng họ Trương sống là anh hùng đánh giặc, chết làm trung nghĩa linh thần, đã đi vào tâm linh tín ngưỡng của nhân dân và được trên 370 làng (xã) ở vùng Bắc Ninh-Kinh Bắc tôn thờ làm thành hoàng làng, các triều vua thời phong kiến đều có sắc phong, chuẩn cho nhân dân phụng thờ dài lâu. Giá trị nổi bật của đình Phù Lưu là kiến trúc điêu khắc. Đình nằm trên một bãi đất cao ngay đầu làng, có cấu trúc kiểu chữ “đinh”. Đại đình gồm bảy gian, hai chái, hai dĩ. Gian giữa rộng 4m, sáu gian bên mỗi gian rộng 3,65m, hai gian chái mỗi gian rộng 1,5m, hai dĩ mỗi dĩ rộng 1,1m. Kết cấu gồm sáu vì gồm 70 cột lớn nhỏ. Mái lợp ngói mũi hài, bờ dải gắn gạch hộp hoa chanh, bốn đầu đao uốn cong thanh thoát. Hầu hết các đầu dư, cốn, ván nong, cửa võng... đều được chạm trổ. Phần nền móng vỉa bằng đá tảng. Bộ khung chịu lực gồm 6 bộ vì kèo kết cấu theo kiểu thức con chồng giá chiêng, tiền bẩy hậu bẩy. Trên các cấu kiện gỗ ở đình Phù Lưu tập trung chủ yếu ở các bức cốn, đầu dư, đầu bẩy, con rường đều được chạm khắc trang trí “tứ linh, tứ quý”, hoa lá cách điệu, mây xoắn, mây lưỡi mác… Đình Phù Lưu nay còn lưu giữ nhiều tư liệu nghệ thuật quý giá. Đình Phù Lưu mặt bằng kiến trúc hình chữ công, được xây dựng ngay gần khu chợ xưa của làng, trên một khoảng đất rộng. Đây là ngôi đình lớn và cổ kính còn lại trên đất Từ Sơn cho đến ngày nay, được Bộ Văn hóa Thể thao xếp hạng là di tích văn hóa kiến trúc nghệ thuật, tại Quyết định số 138/QĐ ngày 31/01/1992. Toàn bộ công trình kiến trúc được dựng trên nền bó đá tảng xanh có diện tích 426,7m2, cao hơn mặt sân 0,25m. Chiều dài 31,1m, chiều rộng 12,3m 5, chuôi vồ (tức phần hậu cung) 4m, chia làm 7 gian 2 chái, 2 dĩ theo bước gian sau: 1,1m x 1,5m x 3,65m x 3,65m x 4m; Các khoảng cách cột theo vì: 0,9m x 1,45m x 2m x 3,6m; Cột cái cao và to, chu vi: 1,66m, cao 4,7m, Cột quân chu vi 1,23m, cao 3,35m, cột hiên chu vi 0,85m, cao 2,9m. Mái lợp ngói mũi, bờ dải hộp rỗng hoa chanh, bốn đầu đao cong thanh thoát. Từ nóc xuống đến nền đình cao 5,95m, từ dạ tàu tới nền đình cao 2,1m. Trên văn bia còn lưu lại cho biết: Đình được khởi dựng từ năm Hồng Thủy (?). Khoảng cuối thế kỷ XVI, có tài liệu ghi khoảng năm1680. Đến năm 1789, dưới triều Lê, một người làng tên là Nguyễn Lệnh Công làm quan đến chức Thượng tướng quân, đô hộ phủ đô đốc thiên sự, Tổng thái giám đã hưng công tôn tạo lại đình và mở mang chợ làng. Đình Phù Lưu được làm bằng gỗ lim, kết cấu theo kiểu chồng con tam, cốn kẻ, liên kết các bộ phận với nhau bằng các loại mộng vuông, mộng chéo, mộng kép, mộng đuôi cá. Tất cả gồm 6 vì kèo, có 70 cột lớn nhỏ, đứng trên tảng đá xanh hình trụ tròn theo kiểu đôn vững chãi. Tất cả gồm 6 vì kèo, với 70 cột lớn nhỏ, đặt trên tảng đá xanh hình trụ tròn tạo tác kiểu đôn vững chãi. Mô típ chủ đạo nổi bật trong chạm khắc trang trí trong nội thất ngôi đình là các hình tượng rồng, được tạo dáng dưới những góc độ khác nhau, nhưng chủ yếu theo hướng chếch ¾, do vậy có thể thấy rõ các chi tiết như miệng, sừng, hốc mắt, sống lưng hình vây cá. Cùng với hình tượng rồng, đôi khi còn có hình người và muông thú cùng trong một hoạt cảnh vui nhộn. Đặc biệt trên hai bức cốn trên hai đầu đình phía ngoài có hai bức chạm khắc cảnh chèo thuyền rồng, được sơn son thếp vàng, một trong hai chiếc thuyền có chữ “Vinh quy”, đây là một cảnh vinh quy bằng đường thủy rất độc đáo. Đầu thuyền chạm rồng, mũi thuyền có hình người ngồi trong khoang có mái che, giữa thuyền có người cầm trịch gõ nhịp chỉ huy cùng với sáu người cầm mái khua chèo, đuôi thuyền chạm hình người cầm lái. Bức chạm thuyền rồng đầu đình bên kia có người cầm cờ. Những người chèo thuyền đều mình trần đóng khố, chít khăn hoặc đội mũ. Nhìn vào toàn cảnh bức phù điêu thấy hình khối hiện lên khá sinh động. Bức chạm sơn son thiếp vàng này cho thấy không khí tưng bừng, náo nhiệt của một ngày hội. Trên đầu các cây cột cái, cột quân và cột hiên đều còn thấy dấu vết lắp ván gió vào khoảng trống giữa xà và hoành đặt trên đấu đỉnh cột. Trên hàng cột quân những tấm ván gió đã mất, hàng cột cái vẫn còn hai tấm ván gió chạy dài suốt một gian, chiều cao khoảng 40cm, mặt trước được chạm khắc trang trí. Trên một ván gió hẹp và dài chạm một đôi rồng có người cưỡi. Người cưỡi rồng ở phía bên phải là hình một tiên nữ vì có cánh, hình người phía bên trái là hình một chàng trai, vì tính chất tạo hình mạnh mẽ. Cùng trong bố cục ấy có thêm hình tượng người hầu chạy theo che lọng, ván gió này cũng được sơn son thếp vàng làm cho bức chạm tăng giá trị nghệ thuật. Một số bức cốn theo chiều ngang ở hai gian giáp đầu hồi, trên xà đùi của dãy cột trong, cột ngoài, cốn dọc nối cột cái, cột quân…được chạm những hình rồng, nghê, mây, hoa lá, cô gái ngồi bên cửa sổ… tạo nên sự phong phú cho phong cách tạo hình. Cổng đình được xây dựng từ xưa, với các câu đối, đắp hình hoa lá, linh vật... Trong sân đình có cây Bồ Đề cổ thụ cành lá xung xuê, tỏa bóng mát, được công nhận là cây Di sản vào tháng 10/2016 tôn thêm nét cổ kính cho ngôi đình. Tòa tiền tế gồm 5 gian, 2 trái, khung bằng gỗ lim, cấu trúc vì kiểu con chồng giá chiêng với mái ngói phủ rêu phong càng tôn thêm nét cổ kính của đình... Tòa đại đình quy mô đồ sộ gồm 5 gian, 2 chái, 2 dĩ, kết cấu theo kiểu thức chồng con tam, cốn kẻ nối với nhau với tổng cộng 70 cột lớn nhỏ trên các tảng đá xanh hình trụ tròn vững chãi. Trên các đầu dư, ván dong, cốn, cửa võng… được chạm khắc tinh tế các hình tứ linh, tứ quý, hình người, thú bốn chân mang đậm nét kiến trúc thời Lê - Nguyễn. Gian giữa của tòa Đại đình được trang trí chạm trổ cầu kỳ, sơn son thếp vàng rực rỡ, lộng lẫy… Hiện trong đình còn lưu giữ nhiều hiện vật cổ có giá trị thời Lê, Nguyễn như: ngai thờ, hoành phi, câu đối, sư tử đá, các sắc phong… Đặc biệt là chiếc mõ cổ làm bằng gỗ rất lớn hình con cá. Từ xa xưa, dân gian trong vùng đã có câu truyền tụng: “trống Chờ, chiêng Chõ, mõ Phù Lưu”. Toàn bộ nền bên trong tòa tiền tế và tòa đại đình được lát đá xanh vẫn còn nguyên bản... Đình Phù Lưu được công nhận di tích lịch sử - văn hóa cấp Quốc gia năm 1992. Hàng năm, từ ngày 08 - 10/3 âm lịch, hội đình lại được mở ra để tưởng nhớ công đức các bậc tiền nhân đã có công với dân, với nước. Cho đến nay ngôi đình làng Phù Lưu vẫn là một kho tư liệu quí về nghệ thuật kiến trúc và chạm khắc trang trí. Theo các nhà nghiên cứu, tất cả những bức chạm khắc trang trí của đình Phù Lưu đều thuộc phong cách nghệ thuật thời Mạc, thế kỷ XVI, hoặc muộn hơn là những năm đầu thế kỷ XVII. Vì vậy đình Phù Lưu in đậm dấu ấn nghệ thuật kiến trúc điêu khắc thời Mạc - Lê Trung Hưng. Tuy ngôi đình có những lần trùng tu lớn vào những năm Cảnh Thịnh thứ 6 - thời Tây Sơn (1798) và năm Bảo Đại thứ 8 - thời Nguyễn (1933), song toàn bộ những mảng chạm khắc trang trí của thế kỷ trước vẫn được bảo lưu. Đỗ Hữu BảngNguồn: Cổng thông tin điện tử tỉnh Bắc Ninh Trở về đầu trang Đình Phù Lưu Từ Sơn thờ phụng thánh Tam giang Trương Hống Trương Hát Triệu Việt Vương 0 Tổng số: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10