Đình Đồng Đình không biết có từ bao giờ, chỉ nghe nói là có từ thời vua Gia Long (đầu thế kỷ XIX) do một quan khâm sai đại thần có tên là Lê Bắc Kỳ đi trấn an vùng Đông Bắc cho lập nên.
Phong
Dụ là một xã của huyện Tiên Yên có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống,
ấy vậy nhưng nơi đây từng có một ngôi đình làng mang kiến trúc của vùng đồng
bằng Bắc Bộ, đó là đình Đồng Đình.
Theo
kể lại của một số cụ già trong xã, đình Đồng Đình không biết có từ bao giờ, chỉ
nghe nói là có từ thời vua Gia Long (đầu thế kỷ XIX) do một quan khâm sai đại
thần có tên là Lê Bắc Kỳ đi trấn an vùng Đông Bắc cho lập nên.
Lại
có người kể rằng, xưa kia có hai anh em một ông quan người Kinh mang họ Lê từ
dưới xuôi lên khai phá vùng đất này, sau khi hai ông mất, dân làng lập đình thờ
hai ông làm thành hoàng làng.
Hai
ông rất thiêng, khi mất rồi mà vẫn một lòng vì dân. Rất có thể hai ông quan họ
Lê trong truyền thuyết nói trên chính là anh em Lê Bắc Kỳ. Tương truyền, làng
Đồng Đình xưa đông dân lắm nhưng bây giờ muốn tìm lại hậu duệ họ Lê của Lê Bắc
Kỳ cũng không thấy.
Có
lẽ do chiến tranh loạn lạc, người ta đã buộc phải thay họ đổi tên, thậm chí đổi
cả nguồn gốc dân tộc nữa.
Theo
cuốn “Lịch sử Đảng bộ xã Phong Dụ” tập 1, về mặt cấu trúc, đình Đồng Đình
được dựng bằng các loại gỗ quý gồm 3 gian, 4 mái, 8 cột, 3 cửa. Gian thờ có các
ô riêng dành cho các thày mo, ngồi theo thứ tự.
Gian
hậu cung thờ thần. Đình Đồng Đình và hội đình còn tồn tại trong khoảng những
năm 30 của thế kỷ XX. Sau đó, đình bị tàn phá do chiến tranh, lễ hội cũng mai
một dần. Hiện nay, đình làng Đồng Đình chỉ còn là phế tích.
Theo
quan sát của chúng tôi, một phần kiến trúc tường và móng kiên cố còn lại của
đình Đồng Đình chứng tỏ đây là một ngôi đình cổ khá lớn. Tường của đình được
xây bằng đá suối, phần tường bao quanh hậu cung dù mưa nắng bào mòn nhưng vẫn
còn độ cao chừng 2m, rất nhiều lớp rễ cây cổ thụ bao bọc kín.
Bệ
thờ thành hoàng làng vẫn còn nhưng đã bị đất đá phủ đầy, trên đó có 1 bát hương
nhỏ còn nguyên vẹn. Những gì còn lại cho thấy đình Đồng Đình mang phong cách
ngôi đình làng vùng đồng bằng Bắc Bộ dù nằm giữa vùng đồng bào dân tộc thiểu
số.
Trong
ký ức của những người cao tuổi nhất của xã, lễ ra đình một năm được tiến hành 3
lần, mỗi lần kéo dài từ 3 đến 4 ngày. Lần thứ nhất vào khoảng tháng Giêng là lễ
cầu an chung cho cả năm, lần thứ hai vào ngày 3-3 âm lịch là lễ cầu mùa và lần
thứ ba vào ngày 7-7 âm lịch là lễ hội cầu thần nông.
Trong
ngày diễn ra lễ hội, các thày cúng tuỳ theo thứ bậc và công việc thay nhau làm
các thủ tục rước lễ. Đám rước gồm hàng trăm người do đoàn trống và đoàn cờ
vuông dẫn đầu.
Làng
còn định ra các điều kiện cho phép những người như thế nào mới được bước chân
vào đình. Nghi lễ cầu khấn thần linh được tiến hành trang trọng, thành kính.
Các đồ lễ vật dâng cúng thần sau khi cúng được thừa lộc thì mang chia đều trong
làng, ai tham lam dối trá sẽ bị trừng phạt.
Sau
phần lễ, hội là phần hấp dẫn và thu hút được bà con trong làng nhiều nhất với
các trò chơi dân gian như: Kéo co, đánh đu, đánh khăng, đi cà kheo, vật, thi
bắt cá dưới sông làm đồ lễ, thi nấu xôi ngũ sắc, làm bánh, hát shi, hát lượn
v.v.. Đây là một hình thức sinh hoạt văn hoá hết sức trong sáng, lành mạnh, vừa
thể hiện được tín ngưỡng hồn nhiên vào các lực lượng siêu nhiên, vừa thể hiện
khát vọng có một cuộc sống yên bình, tương thân tương ái, sẵn sàng chia sẻ cho
nhau những buồn vui trong cuộc sống bình dị của người nông dân miền núi.
Đồng
thời, lễ hội cũng thể hiện sự giao thoa văn hoá các vùng miền, giữa văn hoá
đồng bằng Bắc Bộ với văn hoá các dân tộc miền núi Đông Bắc.
Được
biết, từ đầu năm 2007, huyện Tiên Yên đã tổ chức hội thảo khoa học để tìm hiểu
về ngôi đình đã từng tồn tại hơn 100 năm ở thôn Đồng Đình của xã Phong Dụ để
lên kế hoạch phục dựng lại di tích và các lễ hội đã từng được diễn ra ở thôn.
Tuy nhiên, đến nay do nhiều khó khăn về nguồn sử liệu, hiện vật cũng như tài
chính, đình làng Đồng Đình vẫn chỉ là phế tích chưa được phục dựng.
Thôn
Đồng Đình là nơi hằng năm diễn ra Lễ hội Đồng Đình. Lễ hội gồm các nghi lễ đặc
trưng của dân tộc Tày như: Lễ Lẩu Then, dâng hương, cúng thần và phần hội gồm
thi đấu đẩy gậy, kéo co, bắn nỏ; thi gói bánh Tày, trưng bày mâm cỗ, trình diễn
trang phục dân tộc.
Trong
Lễ hội Đồng Đình còn có hội Lồng Tồng (hội xuống đồng), cầu mong một năm mới
mùa màng tốt tươi. Từ những năm 30 của thế kỷ trước ở Phong Dụ đã thường xuyên
diễn ra Lễ hội Đồng Đình, nhưng do chiến tranh lễ hội bị gián đoạn. Đến năm
2015, lễ hội mới được khôi phục lại và từ đó đến nay ngày càng phát triển, tạo
không khí vui tươi cho người dân xã Phong Dụ.
Song
song với việc xây dựng Khu văn hóa, thể thao dân tộc Tày, xã Phong Dụ đã chọn
Đồng Đình là thôn mẫu xây dựng nông thôn mới. Xã đã đưa ra dự án chỉnh trang
nâng cấp hạ tầng dùng chung và cải tạo môi trường Đồng Đình, trong đó cải tạo
các rãnh thoát nước ven đường, trồng hoa quanh khu vực nhà văn hóa thôn, xây
dựng các bồn hoa, với tổng kinh phí 148 triệu đồng, trong đó nhân dân đóng góp
48 triệu đồng và công lao động.
Tháng
6 vừa qua, xã Phong Dụ đã có đợt kiểm tra rà soát toàn bộ thực trạng thôn Đồng
Đình, kết quả cho thấy để trở thành thôn kiểu mẫu thì thôn mới đạt 4/10 tiêu
chí, 15/31 chỉ tiêu. Tuy nhiên, các tiêu chí, chỉ tiêu Đồng Đình đã đạt được
đều là các tiêu chí khó và tạo thuận lợi khi xây dựng Khu văn hóa, thể thao dân
tộc Tày tại thôn.
Trong
đó phải kể đến như tiêu chí nhà ở, công trình phụ, khu thể thao thôn, hệ thống
điện, tiêu chí giáo dục và các chỉ tiêu như thu hút tham gia các hoạt động
trong năm tại nhà văn hóa thôn, người dân ứng xử văn minh lịch sự, giữ gìn phát
huy bản sắc văn hóa dân tộc, đường làng ngõ xóm, hộ gia đình đảm bảo yêu cầu
xanh, sạch, đẹp...
Theo
lãnh đạo xã Phong Dụ, nguyện vọng của người dân toàn xã đều mong muốn có một
khu văn hóa, thể thao mang bản sắc dân tộc thì việc hoàn thành các tiêu chí,
chỉ tiêu còn lại không còn là việc khó.
Công
trình Khu văn hóa, thể thao dân tộc Tày sẽ hoàn thành vào quý I/2019, không chỉ
đem lại niềm vui cho người dân xã Phong Dụ, huyện Tiên Yên, mà còn mang niềm
vui cho nhiều xã đông người Tày của huyện Bình Liêu. Bởi hằng năm vào dịp Lễ
hội Đồng Đình ở Phong Dụ, có rất đông người Tày Bình Liêu cũng đến dự.
Huỳnh
Đăng