Đình Đông Lai, xã Quang Tiến, huyện Sóc Sơn, Hà Nội thờ nhiều vị thần trong đó có Đức thánh Đương Giang. Thánh Đương Giang là danh tướng triều đại Nhị vua Hai Bà Trưng.
Bản ngọc phả tại Đình làng Đông Lai, Xã Quang Tiến, h Sóc
Sơn, Hà Nội. Bản Ngọc Phả được làm bằng gỗ Dài 1,8 mét, cao 60cm. Ghi 1.700 chữ
Hán – chưa được sách sử nào nhắc đến đến được dịch:
Một vị Đại Vương hai vị âm thần thuộc triều đại Nhị vua Hai
bà Trưng có ghi:
Đời xưa Vua Hùng Thánh Tổ ứng vận trên hai nghìn năm núi
xanh muôn dặm, xây dựng cơ đồ, nước biếc một dòng, mỗ đương thánh đế. Trăm vạn
người chia thành mười lăm bộ. Đấy là Triệu tổ của người Bách- Việt ta vậy đến cuối đời nhà Hùng. Trăm
đời núi sông, chư thần khả năng xuất thế
đầu thai vào các nhà dân để làm con, bấy giúp nước nuôi dân. Nhà nào có
phúc thì gặp được.
Truyền rằng : Đời Vua Hùng thứ mười tám dân trời đã hết. Trải
qua các triều Trung Hoa ngự trị. Như các nhà Hán hơn vài trăm năm, đến đời Hai
Bà Trưng, có người ở làng Sầm – Sơn, huyện Anh Sơn, Phủ Kinh Môn đạo Hải Dương là Họ Phùng Húy Thắng, thê
Phạm Thị Phương, là người lấy nghề đánh cá sinh nhai. Tuy nghèo nhưng hay làm
điều có nghĩa. Việc hay tuy nhỏ cùng làm. Điều ác một chút không động, Không
bao giờ nghĩ đến điều gì hại người, một
chút lợi cho mình không để tâm đến.
Nhân dân trong vùng ấy
đều khen là nhà ấy hay làm điều lành thế ắt có phúc thừa. Thì đấy vợ chồng đánh
cá để sinh sống, dần dần giàu có, đến khi ông đã năm mươi tuổi, bà hơn bốn mươi
mà chưa có con trai cho nên thường buồn phiền mà than rằng. Núi vàng bể thóc
khinh như cỏ rác, con hiếu cháu hiền quý hơn vàng ngọc.
Ông bà bèn bỏ tiền của cứu giúp người nghèo đói, rồi sửa soạn một chiếc thuyền cả hai ông bà theo
dòng sông Nguyệt mà đi. Đi đến đạo Kinh Bắc, Phủ Hà – Bắc (Sau gọi là phủ Thiên
Phúc), huyện Kim Hoa, khu Vai Sái (sau gọi là trang Xuân - Bách), đi được nửa
ngày mới ra đến một sông nhỏ chợt thấy trời tối tăm, ban ngày như đêm, một trận
gió dữ nổi dậy, làm vợ chồng ông bị ngã, ngửa mặt lên trời chợt thấy một đám mây đẹp, hướng về họ Phạm mà xuống.
Hai vợ chồng ông bèn chạy vào trong miếu ẩn. Trông lên trên
miếu thấy có chữ “Tối Linh Thủy Cung” ở trước cửa miếu.
Ông bèn ngầm khấn khứa, trị nhiên thấy trên miếu có 1 ánh hào quang quấn quanh
mình họ Phạm. Bà Phạm Thị sợ hãi, nằm thiếp đi mơ màng, mơ thấy một chàng nam
nhi từ đường xá đi lại xưng là Thủy Thần vâng lệnh thiên đình đầu thai làm con.
Được một lúc thì bà Phạm Thị tỉnh dậy, sắc trời đã sáng dần.
Bà Phạm lấy làm việc lạ bèn bảo chồng. Chồng Thầm nghĩ cho là điều lành. Ông
bèn xuống thuyền quay về nhà, thấy bà Phạm Thị như có thai. Đến năm giáp thìn,
tháng tám ngày mồng mười sinh ra một người con trai.
Thiên tư tốt đẹp, tướng mạo khác thường . Ông cho rằng là Vị
Thủy Thần xuất thế hun đúc nên đặt tên là Đương Giang
Như vậy rõ ràng Đức
Thánh Đương Giang (thời trước) đã hiển ở thời Nhị vua Hai Bà Trưng và nơi hiển
là miếu ở Vai Sái, tức là Đào Thục hiện nay gần kề Đền Sái. Đình Đào Thục nay vẫn
thờ Đương Giang và Phi Nương. Thánh Đương Giang là Thủy Thần " Tối linh Thủy
Cung". Tuy vậy Đương Sơn là Núi Sái (Thái) thì Đương Giang cũng quy về một
vị Huyền Thiên hay Độc Cước Tiêu Sơn.