Đình Đông Yên thờ phụng Thành hoàng làng Lê Phụng Hiểu, danh tướng thời Lý Đình Đông Yên thờ phụng Thành hoàng làng Lê Phụng Hiểu, danh tướng thời Lý Đình Đông Yên, xã Đông Phong, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh thờ phụng Thành hoàng làng là Lê Phụng Hiểu, danh tướng thời Lý, giúp vua Lý Thái Tông dẹp loạn “Tam vương” vào năm 1028, đánh tan giặc Chiêm Thành vào năm 1044. Đình thờ Quận công họ Ngô, có nhiều công lao với quê hương, làng xóm. Thôn Đông Yên, xưa có tên là Đông Khang, nay thuộc xã Đông Phong, huyện Yên Phong, có ngôi đình từng nổi tiếng trong dân gian xứ Kinh Bắc với câu ca: “Thứ nhất là đình Đông Khang Thứ nhì đình Bảng, vẻ vang đình Diềm” Đình Đông Yên Căn cứ vào thư tịch và dấu tích nền móng hiện còn của di tích, đình Đông Yên được xây dựng với quy mô rất lớn vào thời Lê Trung Hưng (TK XVII). Ngôi đình xưa gồm các công trình: Tiền tế, Đại đình và hai dãy Tảo mạc hai bên. Tòa Tiền tế 3 gian; Đại đình 7 gian 2 chái, mái ngói đao cong, bộ khung gỗ lim to khỏe, ván sàn 3 tầng, chạm khắc tứ linh tứ quý lộng lẫy và là ngôi đình đứng hàng thứ nhất của xứ Kinh Bắc xưa. Trong kháng chiến chống Pháp, ngôi đình cổ ấy đã bị phá hủy hoàn toàn. Năm 1952, trên nền đất cũ, dân làng Đông Yên đã dựng tạm ba gian đình mới để thờ Thánh. Năm 1991, xây thêm 3 gian Tiền tế phía trước. Năm 2003, nhân dân địa phương đã trùng tu, tôn tạo ngôi đình với quy mô lớn trên nền xưa đất cũ. Hiện nay, tại khu vực đình vẫn còn dấu tích nền móng của tòa Đại đình với chiều dài 28,5m, chiều rộng là 16,5m, diện tích là 470,25m2 đã cho thấy quy mô đồ sộ, bề thế của ngôi đình xưa. Hiện đình Đông Yên là một tòa Đại đình lớn, có kết cấu kiến trúc kiểu chữ nhất, gồm: 3 gian 2 chái, 4 mái đao cong mang dáng vẻ truyền thống. Tòa Đại đình được dựng trên cấp nền có chiều dài 20,2m, chiều rộng 12,3m, diện tích 248,46m2. Hệ thống khung chịu lực được làm bằng chất liệu hiện đại, liên kết với nhau bởi 6 hàng cột ngang, 4 hàng cột dọc. Cột cái có chu vi là 1,3m, cột quân có chu vi là 1,0m, khoảng cách giữa cột cái với cột cái là 4,8m. Từ cột quân đến cột hiên là 2,7m. Chiều cao từ thượng lương đến nền là 5,8m. Gian giữa rộng 4,4m, gian bên rộng 4,1m, chái rộng 3,5m. Vì nóc của Đại đình được làm theo kiểu “con chồng, giá chiêng”. Trên các bộ phận như cầu đầu, con chồng, bẩy hiên đều được đắp nổi hoa lá cách điệu. Phía trước Đại đình mở cửa bức bàn “thượng song hạ bản” ở 3 gian giữa, hai gian bên xây gạch có trang trí cửa sổ tròn hình chữ Thọ. Phía trước Đại đình là khoảng sân rộng được lát gạch sạch sẽ, tiếp đến là vườn, ao và cây đề cổ thụ hàng trăm năm tuổi. Bên trái Đại đình là 3 gian nhà khách mới được xây dựng trong những năm gần đây, để phục vụ cho những ngày lễ hội của đình. Đình Đông Yên thờ phụng Thành hoàng làng là Lê Phụng Hiểu, danh tướng thời Lý, có công giúp vua Lý Thái Tông dẹp loạn “Tam vương” vào năm 1028, đánh tan giặc Chiêm Thành vào năm 1044. Ngoài ra, đình Đông Yên còn thờ Quận công họ Ngô, người có nhiều công lao với quê hương, làng xóm. Giá trị nổi bật của đình Đông Yên là những cổ vật còn bảo lưu được, trong đó giá trị nhất là 13 đạo sắc phong của các triều vua phong tặng cho Lê Phụng Hiểu, sắc có niên đại sớm nhất là vào năm 1783 và muộn nhất vào năm 1909. Cụ thể: Cảnh Hưng 1 (1740), Cảnh Hưng 44 (1783), Chiêu Thống 1 (1787), Quang Trung 5 (1792), Cảnh Thịnh 1 (1793), Minh Mạng 2 (1821), 2 đạo Thiệu Trị 4 (1844), Tự Đức 3 (1850), Tự Đức 33 (1880), Đồng Khánh 2 (1886), Thành Thái 1 (1889), Duy Tân 3 (1909), 2 đạo Khải Định 9 (1924). Ngoài ra còn có bia đá, thần tích, hương ước, cùng các cổ vật là đồ thờ tự như bát hương, độc bình, chóe thờ, chân đèn, chân nến có niên đại thời Nguyễn. Đây là những di sản văn hóa quý giá cho biết về lịch sử ngôi đình, về người được thờ và những tập quán của làng xã nơi đây. Cổng đình Đông Yên. Đình Đông Yên hiện tại được trùng tu, tôn tạo từ ngôi đình cũ vào năm 2003 với tổng diện tích gần 250m2. Nhà tiền tế. Đình có kiến trúc kiểu chữ Nhất, gồm: 5 gian 2 chái, 4 mái đao cong mang dáng vẻ truyền thống. Chính cung thờ thánh Lê Phụng Hiểu. Đình Đông Yên thờ phụng Thành hoàng làng là Lê Phụng Hiểu, danh tướng thời Lý, có công giúp vua Lý Thái Tông dẹp loạn “Tam vương” vào năm 1028, đánh tan giặc Chiêm Thành vào năm 1044. Gian thờ Quận công họ Ngô. Ngoài ra, đình còn thờ Quận công họ Ngô, người có nhiều công lao với quê hương, làng xóm và là người đầu tiên xây dựng đình vào năm 1697. Sắc phong còn được lưu giữ trong đình. Giá trị nổi bật ở đình Đông Yên là những cổ vật còn được lưu giữ, nhất là 13 đạo sắc phong của các triều vua phong tặng cho Lê Phụng Hiểu. Ngoài ra, còn có thần tích, hương ước, hệ thống hoành phi, câu đối cổ... Đây là những di sản văn hóa quý giá cho biết về lịch sử ngôi đình, về người được thờ và những tập quán của làng xã nơi đây. Hệ thống cửa bức bàn “Thượng song hạ bản” trong đình. Mái đình được làm theo kiểu “con chồng, giá chiêng”. Trên các bộ phận như cầu đầu, con chồng, bẩy hiên đều được đắp nổi hoa lá cách điệu. Ở bậc tam cấp trước gian tiền tế được thiết kế rồng đá theo đặc trưng kiến trúc thời Lý, làm tăng thêm vẻ đẹp và có ý nghĩa phong thủy. Phía trước là khoảng sân rộng, đặt đôi tượng voi đá được tạc rất công phu, tạo nên giá trị đặc sắc cho di tích và là đặc trưng vùng đồng bằng Bắc Bộ. Trong khuôn viên đình, có một cây đề cổ thụ được trồng từ năm 1697, khi bắt đầu xây dựng ngôi đình đầu tiên. Với những giá trị trên, đình Đông Yên được UBND tỉnh Bắc Ninh xếp hạng là di tích lịch sử - văn hóa năm 2008. Nguồn: Cổng thông tin điện tử Tỉnh Bắc Ninh Đình Đông Yên, xã Đông Phong, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh thờ phụng Thành hoàng làng là Lê Phụng Hiểu, danh tướng thời Lý, giúp vua Lý Thái Tông dẹp loạn “Tam vương” vào năm 1028, đánh tan giặc Chiêm Thành vào năm 1044. Đình thờ Quận công họ Ngô, có nhiều công lao với quê hương, làng xóm. Thôn Đông Yên, xưa có tên là Đông Khang, nay thuộc xã Đông Phong, huyện Yên Phong, có ngôi đình từng nổi tiếng trong dân gian xứ Kinh Bắc với câu ca: “Thứ nhất là đình Đông Khang Thứ nhì đình Bảng, vẻ vang đình Diềm” Đình Đông Yên Căn cứ vào thư tịch và dấu tích nền móng hiện còn của di tích, đình Đông Yên được xây dựng với quy mô rất lớn vào thời Lê Trung Hưng (TK XVII). Ngôi đình xưa gồm các công trình: Tiền tế, Đại đình và hai dãy Tảo mạc hai bên. Tòa Tiền tế 3 gian; Đại đình 7 gian 2 chái, mái ngói đao cong, bộ khung gỗ lim to khỏe, ván sàn 3 tầng, chạm khắc tứ linh tứ quý lộng lẫy và là ngôi đình đứng hàng thứ nhất của xứ Kinh Bắc xưa. Trong kháng chiến chống Pháp, ngôi đình cổ ấy đã bị phá hủy hoàn toàn. Năm 1952, trên nền đất cũ, dân làng Đông Yên đã dựng tạm ba gian đình mới để thờ Thánh. Năm 1991, xây thêm 3 gian Tiền tế phía trước. Năm 2003, nhân dân địa phương đã trùng tu, tôn tạo ngôi đình với quy mô lớn trên nền xưa đất cũ. Hiện nay, tại khu vực đình vẫn còn dấu tích nền móng của tòa Đại đình với chiều dài 28,5m, chiều rộng là 16,5m, diện tích là 470,25m2 đã cho thấy quy mô đồ sộ, bề thế của ngôi đình xưa. Hiện đình Đông Yên là một tòa Đại đình lớn, có kết cấu kiến trúc kiểu chữ nhất, gồm: 3 gian 2 chái, 4 mái đao cong mang dáng vẻ truyền thống. Tòa Đại đình được dựng trên cấp nền có chiều dài 20,2m, chiều rộng 12,3m, diện tích 248,46m2. Hệ thống khung chịu lực được làm bằng chất liệu hiện đại, liên kết với nhau bởi 6 hàng cột ngang, 4 hàng cột dọc. Cột cái có chu vi là 1,3m, cột quân có chu vi là 1,0m, khoảng cách giữa cột cái với cột cái là 4,8m. Từ cột quân đến cột hiên là 2,7m. Chiều cao từ thượng lương đến nền là 5,8m. Gian giữa rộng 4,4m, gian bên rộng 4,1m, chái rộng 3,5m. Vì nóc của Đại đình được làm theo kiểu “con chồng, giá chiêng”. Trên các bộ phận như cầu đầu, con chồng, bẩy hiên đều được đắp nổi hoa lá cách điệu. Phía trước Đại đình mở cửa bức bàn “thượng song hạ bản” ở 3 gian giữa, hai gian bên xây gạch có trang trí cửa sổ tròn hình chữ Thọ. Phía trước Đại đình là khoảng sân rộng được lát gạch sạch sẽ, tiếp đến là vườn, ao và cây đề cổ thụ hàng trăm năm tuổi. Bên trái Đại đình là 3 gian nhà khách mới được xây dựng trong những năm gần đây, để phục vụ cho những ngày lễ hội của đình. Đình Đông Yên thờ phụng Thành hoàng làng là Lê Phụng Hiểu, danh tướng thời Lý, có công giúp vua Lý Thái Tông dẹp loạn “Tam vương” vào năm 1028, đánh tan giặc Chiêm Thành vào năm 1044. Ngoài ra, đình Đông Yên còn thờ Quận công họ Ngô, người có nhiều công lao với quê hương, làng xóm. Giá trị nổi bật của đình Đông Yên là những cổ vật còn bảo lưu được, trong đó giá trị nhất là 13 đạo sắc phong của các triều vua phong tặng cho Lê Phụng Hiểu, sắc có niên đại sớm nhất là vào năm 1783 và muộn nhất vào năm 1909. Cụ thể: Cảnh Hưng 1 (1740), Cảnh Hưng 44 (1783), Chiêu Thống 1 (1787), Quang Trung 5 (1792), Cảnh Thịnh 1 (1793), Minh Mạng 2 (1821), 2 đạo Thiệu Trị 4 (1844), Tự Đức 3 (1850), Tự Đức 33 (1880), Đồng Khánh 2 (1886), Thành Thái 1 (1889), Duy Tân 3 (1909), 2 đạo Khải Định 9 (1924). Ngoài ra còn có bia đá, thần tích, hương ước, cùng các cổ vật là đồ thờ tự như bát hương, độc bình, chóe thờ, chân đèn, chân nến có niên đại thời Nguyễn. Đây là những di sản văn hóa quý giá cho biết về lịch sử ngôi đình, về người được thờ và những tập quán của làng xã nơi đây. Cổng đình Đông Yên. Đình Đông Yên hiện tại được trùng tu, tôn tạo từ ngôi đình cũ vào năm 2003 với tổng diện tích gần 250m2. Nhà tiền tế. Đình có kiến trúc kiểu chữ Nhất, gồm: 5 gian 2 chái, 4 mái đao cong mang dáng vẻ truyền thống. Chính cung thờ thánh Lê Phụng Hiểu. Đình Đông Yên thờ phụng Thành hoàng làng là Lê Phụng Hiểu, danh tướng thời Lý, có công giúp vua Lý Thái Tông dẹp loạn “Tam vương” vào năm 1028, đánh tan giặc Chiêm Thành vào năm 1044. Gian thờ Quận công họ Ngô.Ngoài ra, đình còn thờ Quận công họ Ngô, người có nhiều công lao với quê hương, làng xóm và là người đầu tiên xây dựng đình vào năm 1697. Sắc phong còn được lưu giữ trong đình.Giá trị nổi bật ở đình Đông Yên là những cổ vật còn được lưu giữ, nhất là 13 đạo sắc phong của các triều vua phong tặng cho Lê Phụng Hiểu. Ngoài ra, còn có thần tích, hương ước, hệ thống hoành phi, câu đối cổ... Đây là những di sản văn hóa quý giá cho biết về lịch sử ngôi đình, về người được thờ và những tập quán của làng xã nơi đây. Hệ thống cửa bức bàn “Thượng song hạ bản” trong đình. Mái đình được làm theo kiểu “con chồng, giá chiêng”. Trên các bộ phận như cầu đầu, con chồng, bẩy hiên đều được đắp nổi hoa lá cách điệu. Ở bậc tam cấp trước gian tiền tế được thiết kế rồng đá theo đặc trưng kiến trúc thời Lý, làm tăng thêm vẻ đẹp và có ý nghĩa phong thủy. Phía trước là khoảng sân rộng, đặt đôi tượng voi đá được tạc rất công phu, tạo nên giá trị đặc sắc cho di tích và là đặc trưng vùng đồng bằng Bắc Bộ. Trong khuôn viên đình, có một cây đề cổ thụ được trồng từ năm 1697, khi bắt đầu xây dựng ngôi đình đầu tiên. Với những giá trị trên, đình Đông Yên được UBND tỉnh Bắc Ninh xếp hạng là di tích lịch sử - văn hóa năm 2008.Nguồn: Cổng thông tin điện tử Tỉnh Bắc Ninh Trở về đầu trang Đình Đông Yên xã Đông Phong huyện Yên Phong tỉnh Bắc Ninh thờ phụng Thành hoàng làng Lê Phụng Hiểu 0 Tổng số: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10