Đình Giá, thôn Giá xã Nhân Khang, huyện Lý Nhân thờ phụng Mẫu Liễu Hạnh và Quế Hoa công chúa. Theo sách “Thần tích thần sắc Hà Nam” thì Đế Thích Tiên Đình Liễu Hạnh ngự thôn Giá ngài được 7 đạo sắc phong, Đệ Tam Quế Hoa công chúa Thượng đẳng thần ngài được 2 đạo sắc phong của các triều vua.
Theo truyền lại của cổ nhân và thư tịch, tư liệu Hán nôm còn
lưu giữ lại thì Đình Giá được tôn tạo lại năm Thành Thái thứ 12 (1900).
Bố cục mặt bằng chữ Tam, tiền đường 3 gian 2 trái, trung đường
3 gian. Phong cách kiến trúc : tiền đường Bê tông hóa, Trung đường và Hậu cung
phong cách thời Nguyễn hiện còn nguyên vẹn. Kiểu dáng kiến trúc: tiền đường 4
mái cong, lợp ngói nam, Trung đường, Hậu cung bít đốc. Hình thức kiến trúc: Chống
sườn mê cuốn. Quy mô kiến trúc: Quy mô lớn. Nghệ thuật chạm khắc trên các bức
mê Trung đường trạm các đề tài tứ linh, tứ quý.
Hàng chữ viết trên cây nóc tòa Trung Đường ghi rõ: “Hoàng
triều Thành Thái thập nhị niên, tuế thứ Canh Tý nhị nguyệt, thập nhị nhật, thìn
khắc tu đình vũ, thụ trụ thượng lương tọa Canh Thìn, hướng Canh Tuất. Đại
cát".
Dịch nghĩa: Dựng cột, đặt cây nóc, tu tạo đình ( ở vị trí
Đông Nam hướng về Tây Bắc) vào giờ thìn ngày 12 tháng 2 năm Canh Tý, năm thứ 12
niên hiệu Thành Thái (1900).
Đến năm Kỷ Tỵ 1989 toàn thôn tu tạo làm lại cây nóc Tòa Hậu
cung
Không gian thờ tự bên trong Đình
Như vậy, về niên hiệu lịch sử trước những năm 1900 Đình Giá
đã được cổ nhân xây dựng, tuy giai đoạn này những chứng tích, sắc phong của các
vương triều phong kiến trước đó đã bị thất lạc.
Nhưng minh chứng cho bề dày lịch sử của Đình làng và văn hóa
tín ngưỡng nơi đây còn những hoành phi, câu đối, hiện vật hẳn vẫn giữ nguyên
giá trị cốt lõi của Đình làng từ ngày khởi dựng.
Đôi câu đối gỗ mặt lụa treo ở hai cột cái hàng trước Tòa Hậu
cung do Giáp chỉ Đỗ Văn Dự người trong xã lậy dâng, cung tiến vào mùa hè năm
Đinh Sửu niên hiệu Tự Đức (1877), hay trên chiếc chuông treo bên trái tòa Trung
đường có khắc ghi: ngày 12 tháng 9 năm Canh Tý, năm thứ 21 niên hiệu Minh Mệnh
( 1846) các viên mục, hưng công, hội chủ thôn Giá xã Nhân Giả, huyện Nam Xương,
phủ Lý Nhân đúc chuông đồng. Hiện tại trong sân đình còn lưu giữ những chân tảng
cột đá có đường kính hàng nửa mét đã chứng minh cho sự bề thế, đồ sộ của Đình
Giá xưa kia.
Quang cảnh trước sân Đình
Ngoài giá trị về tín ngưỡng thờ cúng Mẫu Liễu hạnh, Quế hoa
công chúa. Giá trị văn hóa đặc sắc của Đình Giá tạo nét đẹp riêng trong mùa lễ
hội tháng 3 Âm lịch.Theo thông lệ mỗi năm một lần lễ hội Đình Giá sẽ có lễ rước nước giao hảo với Lễ hội di tích lịch sử Phủ Mẫu –
Thượng Vỹ xã Nhân Chính.
Theo thông lệ hai làng xưa kia mùa lễ hội năm nay “Em"
đón “Bác" về, sang năm “ Bác" lại đón “ Em" về ( Lời các cụ cao
tuổi). Đây là sự giao kết đặc sắc từ xưa kia thể hiện tình thân hữu giữa hai
làng cũng thể hiện rõ nhất tình quê mà lễ hội ít nơi có được.
Trước bề dày lịch sử của Đình Giá và những giá trị tinh thần
về văn hóa, tín ngưỡng. Năm 2013 UBND tỉnh Hà Nam đã xếp hạng Đình Giá là di
tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh.
Nguồn: Cổng thông tin điện tử Lý Nhân, Nam Hà