Đình Giang Cao - nơi thờ phụng 4 vị thiên thần thời Hùng Vương dựng nước Đình Giang Cao - nơi thờ phụng 4 vị thiên thần thời Hùng Vương dựng nước Đình Giang Cao thờ bốn vị thiên thần là Phùng Sơn, Phùng Di, Hải Nương và Tỷ Nương. Trước đây, từ thời xa xưa, di tích có lưu giữ sự tích ngài ở đền Hùng (Vĩnh Phú) Làng Giang Cao - xã Bát Tràng là một trong 127 thôn làng truyền thống của huyện Gia Lâm. Giang Cao có từ thời Lý, trước kia gọi là Đông Sáng, thuộc quận Gia Lâm, sau đổi thành Đống Cao, đến trước niên hiệu Đồng Khánh (1886-1888) đổi gọi là Giang Cao. Khác với thôn Bát Tràng, thôn Giang Cao xưa thuần túy nông nghiệp. Những năm gần đây do tác động của cơ chế thị trường, các hộ đã chuyển sang kinh doanh và sản xuất gốm sứ. Cũng như bao làng quê khác Giang Cao có đình, chùa và miếu, nơi gửi gắm tâm linh, trung tâm sinh hoạt tín ngưỡng của nhân dân địa phương. Đình Giang Cao là tên gọi di tích theo địa danh. Theo tài liệu điều tra của Trường Viễn Đông Bác Cổ những năm 1936 – 1938, phần các tỉnh trung du và đồng bằng bắc bộ hiện lưu tại Viện Thông tin Khoa học xã hội cho biết: "Đình Giang Cao thờ bốn vị thiên thần là Phùng Sơn, Phùng Di, Hải Nương và Tỷ Nương. Trước đây, từ thời xa xưa, di tích có lưu giữ sự tích ngài ở đền Hùng (Vĩnh Phú). Các đời vua từ niên hiệu Vĩnh Khánh thứ 2 đến năm 1938 đều có sắc phong tặng". Theo tư liệu thần sắc của Thư viện, Viện nghiên cứu Hán Nôm, ký hiệu AD 87, trang 56 - 60 cho biết đình Giang Cao, tổng Đa Tốn, huyện Gia Lâm thờ 2 vị dương thần Phùng Sơn đại vương, Phùng Di đại vương và 2 vị âm thần là Tỷ nương công chúa, Hải nương công chúa. Tuy nhiên lai lịch sự tích các vị thần được thờ ở đây hiện nay chưa sưu tầm được. Hàng năm vào ngày 15 tháng 2 âm lịch dân làng mở hội tưởng nhớ công ơn của các vị thần. Sau khi lễ tại đình có rước nước, rước hội đồng, ngày 16/2 âm lịch rước hoàn cung. Đoàn rước gồm rước cờ thần, kiệu nước, trống rền, đoàn dâng hương, đội sinh tiền, đội chấp kích, đội bát bửu, đội nhạc lễ, đội tề kiên, đội gươm cẩn, đội rước long đình, ban tế và thái ông lão bà trong làng, khách thập phương. Lễ hội được tổ chức với những nghi lễ trang nghiêm, thành kính. Đây cũng là dịp để các gia đình sum họp, thắp nhang dâng lễ kính cẩn trước linh ngai, bài vị của Thành hoàng cầu cho quốc thái, dân an, mưa thuận gió hòa, nhà nhà an lành, thịnh vượng. Ngoài việc tổ chức tế lễ ra địa phương còn tổ chức các trò chơi truyền thống. Đình còn kết chạ, rước dải giao lưu và với các làng quanh vùng và ba làng bên kia sông Hồng. Đình Giang Cao được xây dựng vào thời gian nào hiện nay chưa ai tìm thấy tư liệu nào để minh chứng. Theo các cụ già địa phương, đình Giang Cao trước gọi là đình Đống Cao. Đình xưa có quy mô bề thế gồm tiền tế, đệ nhị, hậu cung và hai dãy nhà tả mạc. Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp là lớp học và chiến tranh chống Mỹ, đình làng được dùng làm kho của hợp tác xã. Đến năm 1984 nhân dân địa phương công đức tiền của xây lại hậu cung làm nơi thờ phụng, năm 1994 trùng tu lại tòa tiền tế, phần đệ nhị và hậu cung. Đình Cao Giang - Bát Tràng Trong quá trình trùng tu, địa phương đã cố gắng tái tạo quy mô và kiểu dáng kiến trúc cũ, những bộ phận hỏng được thay thế, còn bộ khung nhà, những bộ vì chính vẫn được giữ nguyên. Vì vậy đình Giang Cao vẫn mang đậm nét kiến trúc truyền thống. Kiến trúc hiện nay của đình gồm nghi môn, tiền tế, đệ nhị, hậu cung và nhà tả mạc. Ngoài cùng là nghi môn được xây kiểu bốn trụ biểu là tường lửng đắp dạng cuốn thư, giữa trổ thủng một lỗ hoa sáu cánh, trên cuốn thư đắp văn hình triện. Trụ biểu hai bên nhỏ có đắp câu đối bằng chữ Hán cổ. Đỉnh trụ đắp bốn chim phượng được tạo tác công phu tỷ mỷ. Bốn ô lồng đèn bên dưới để thủng. Hai cột trụ hai bên to hơn có cạnh 45cm xây trên bệ hình đôn. Ba mặt trụ đắp câu đối chữ Hán, đỉnh trụ gắn nghê, thân nghê gắn sứ hoa lam, bốn ô lồng đèn được đắp nổi đề tài tứ linh (long, ly, quy, phượng), phía trên lồng đèn trang trí bốn góc cong. Sau nghi môn là một sân rộng láng xi măng dẫn vào khu kiến trúc chính. Tiền tế là một nếp nhà ngang năm gian hai dĩ, nền cao 40cm so với mặt sân, lát gạch bát vuông, mái lợp ngói ta, bờ nóc đắp đôi rồng chầu mặt trời lửa, thân rồng gắn sứ men trắng hoa lam. Tiền tế xây kiểu tường hồi bít đốc tay ngai, hai tường hồi xây vươn ra khoảng 1m, đầu ngoài xây trụ biểu vuông có cạnh 40cm, đỉnh trụ đắp trái giành do bốn chim phượng chụm đuôi vào nhau tạo thành, bốn ô lồng đèn phía dưới đắp nổi hình tứ linh, hai mặt đắp câu đối bằng chữ hán cổ, trên hai bức tường lửng đắp đề tài "tùng lão, mai lão", đầu hồi đắp hai đầu kìm. Phía trước ba gian giữa để hệ thống cửa hình chữ nhật, gian giữa làm bốn cánh kiểu thượng song hạ bản, hai đầu hồi đắp hình hai võ tướng. Bộ khung đỡ mái đồ sộ và vững chắc gồm sáu bộ vì, các vì làm thống nhất theo kiểu thượng chồng rường giá chiêng, hạ kẻ, hai vì giữa làm kiểu hạ cốn. Trên thân các con rường, đầu xà ngang có chạm nổi văn thực vật. Nhà có hiên hẹp 1m, đỡ mái là hệ thống bẩy hiên, thân các bẩy được chạm nổi văn thực vật. Mặt sau (tường hậu) gian bên mở hai cửa ra vào hình chữ nhật, gian giữa thông với đệ nhị. Đệ nhị là một nếp nhà riêng biệt nối liền với ba gian nhà đại đình, cột khung gỗ chạm khắc hoa văn rất đẹp, mái lợp ngói ta, nền lát gạch. Trong cung cấm phía trước mở ba ô cửa, hai cửa bên kiểu nhỏ dùng để ra vào. Nhà hậu cung là nếp nhà một gian hai dĩ rộng lòng. Bộ khung đỡ mái gồm bốn bộ vì gỗ gác trực tiếp lên tường lửng, tạo thành không gian cung cấm, các vì làm đơn giản kiểu vì kèo quá giang, kỹ thuật chủ yếu bào trơn, đóng bén, gian giữa xây một bệ gạch cao, trên để hai long ngai và một số đồ thờ tự như bát hương, lọ hoa, cây đèn, cây nến, lư hương, đỉnh đồng… Sát tường hậu hai gian bên xây bệ thờ nhỏ để thờ hậu thần. Phía trước bệ thờ gian giữa đặt một án thư có chân, làm kiểu chân sập được chạm thủng các đề tài tứ linh, tứ quý, Nhà tả mạc được xây dựng phía bên phải đình, gồm bốn gian nhà gạch, mái lợp ngói tây làm kiểu đơn giản, các vì gác trực tiếp lên tường bao, nền láng xi măng. Tại đình Giang Cao còn bảo lưu được các di vật có giá trị như: long đình cổ, các bức hoành phi, một bức cửa võng sơn son thếp vàng, một bộ vũ khí, một sập thờ chân quỳ, chạm nổi rồng mặt hổ phù, lân…, hai khám thờ ba lớp cửa, chạm nổi, chạm bong kênh, chạm thủng hình rồng chầu mặt trời sơn son thiếp vàng lộng lẫy (nghệ thuật thế kỷ XIX - XX), hai cỗ ngai thờ chạm rồng, câu đối gỗ… và nhiều đồ thờ tự khác. Nội dung câu đối thờ ở đình ca ngợi công đức của tổ tiên, ca ngợi quê hương: " Kế nghiệp Lý tiền an đất Bắc Thanh binh muôn thuở cõi trời Nam" và: "Hùng tài đại lược vững biên cương. Phụ Chinh đại vương an xã tắc" Đình được Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội ra quyết định xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật năm 2002. Đình Giang Cao hiện nay được bảo quản tốt với sự quan tâm của chính quyền địa phương đặc biệt của Tiểu ban bảo vệ di tích cùng các phụ lão và toàn thể nhân dân trong làng. Năm 2004, nhân dân đã đóng góp công sức để tu bổ tôn tạo đại đình và hậu cung theo kiến trúc truyền thống. Trong những năm tiếp theo di tích sẽ được trùng tu, tu bổ các hạng mục công trình đã mất để di tích ngày càng khang trang đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của nhân dân, đồng thời là nơi giáo dục, phát huy truyền thống cho các tầng lớp nhân dân. Nguồn: Di tích Lịch sử Ths Nguyễn Thy Ngà Đình Giang Cao thờ bốn vị thiên thần là Phùng Sơn, Phùng Di, Hải Nương và Tỷ Nương. Trước đây, từ thời xa xưa, di tích có lưu giữ sự tích ngài ở đền Hùng (Vĩnh Phú) Làng Giang Cao - xã Bát Tràng là một trong 127 thôn làng truyền thống của huyện Gia Lâm. Giang Cao có từ thời Lý, trước kia gọi là Đông Sáng, thuộc quận Gia Lâm, sau đổi thành Đống Cao, đến trước niên hiệu Đồng Khánh (1886-1888) đổi gọi là Giang Cao. Khác với thôn Bát Tràng, thôn Giang Cao xưa thuần túy nông nghiệp. Những năm gần đây do tác động của cơ chế thị trường, các hộ đã chuyển sang kinh doanh và sản xuất gốm sứ. Cũng như bao làng quê khác Giang Cao có đình, chùa và miếu, nơi gửi gắm tâm linh, trung tâm sinh hoạt tín ngưỡng của nhân dân địa phương. Đình Giang Cao là tên gọi di tích theo địa danh. Theo tài liệu điều tra của Trường Viễn Đông Bác Cổ những năm 1936 – 1938, phần các tỉnh trung du và đồng bằng bắc bộ hiện lưu tại Viện Thông tin Khoa học xã hội cho biết: "Đình Giang Cao thờ bốn vị thiên thần là Phùng Sơn, Phùng Di, Hải Nương và Tỷ Nương. Trước đây, từ thời xa xưa, di tích có lưu giữ sự tích ngài ở đền Hùng (Vĩnh Phú). Các đời vua từ niên hiệu Vĩnh Khánh thứ 2 đến năm 1938 đều có sắc phong tặng". Theo tư liệu thần sắc của Thư viện, Viện nghiên cứu Hán Nôm, ký hiệu AD 87, trang 56 - 60 cho biết đình Giang Cao, tổng Đa Tốn, huyện Gia Lâm thờ 2 vị dương thần Phùng Sơn đại vương, Phùng Di đại vương và 2 vị âm thần là Tỷ nương công chúa, Hải nương công chúa. Tuy nhiên lai lịch sự tích các vị thần được thờ ở đây hiện nay chưa sưu tầm được. Hàng năm vào ngày 15 tháng 2 âm lịch dân làng mở hội tưởng nhớ công ơn của các vị thần. Sau khi lễ tại đình có rước nước, rước hội đồng, ngày 16/2 âm lịch rước hoàn cung. Đoàn rước gồm rước cờ thần, kiệu nước, trống rền, đoàn dâng hương, đội sinh tiền, đội chấp kích, đội bát bửu, đội nhạc lễ, đội tề kiên, đội gươm cẩn, đội rước long đình, ban tế và thái ông lão bà trong làng, khách thập phương. Lễ hội được tổ chức với những nghi lễ trang nghiêm, thành kính. Đây cũng là dịp để các gia đình sum họp, thắp nhang dâng lễ kính cẩn trước linh ngai, bài vị của Thành hoàng cầu cho quốc thái, dân an, mưa thuận gió hòa, nhà nhà an lành, thịnh vượng. Ngoài việc tổ chức tế lễ ra địa phương còn tổ chức các trò chơi truyền thống. Đình còn kết chạ, rước dải giao lưu và với các làng quanh vùng và ba làng bên kia sông Hồng. Đình Giang Cao được xây dựng vào thời gian nào hiện nay chưa ai tìm thấy tư liệu nào để minh chứng. Theo các cụ già địa phương, đình Giang Cao trước gọi là đình Đống Cao. Đình xưa có quy mô bề thế gồm tiền tế, đệ nhị, hậu cung và hai dãy nhà tả mạc. Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp là lớp học và chiến tranh chống Mỹ, đình làng được dùng làm kho của hợp tác xã. Đến năm 1984 nhân dân địa phương công đức tiền của xây lại hậu cung làm nơi thờ phụng, năm 1994 trùng tu lại tòa tiền tế, phần đệ nhị và hậu cung. Đình Cao Giang - Bát Tràng Trong quá trình trùng tu, địa phương đã cố gắng tái tạo quy mô và kiểu dáng kiến trúc cũ, những bộ phận hỏng được thay thế, còn bộ khung nhà, những bộ vì chính vẫn được giữ nguyên. Vì vậy đình Giang Cao vẫn mang đậm nét kiến trúc truyền thống. Kiến trúc hiện nay của đình gồm nghi môn, tiền tế, đệ nhị, hậu cung và nhà tả mạc. Ngoài cùng là nghi môn được xây kiểu bốn trụ biểu là tường lửng đắp dạng cuốn thư, giữa trổ thủng một lỗ hoa sáu cánh, trên cuốn thư đắp văn hình triện. Trụ biểu hai bên nhỏ có đắp câu đối bằng chữ Hán cổ. Đỉnh trụ đắp bốn chim phượng được tạo tác công phu tỷ mỷ. Bốn ô lồng đèn bên dưới để thủng. Hai cột trụ hai bên to hơn có cạnh 45cm xây trên bệ hình đôn. Ba mặt trụ đắp câu đối chữ Hán, đỉnh trụ gắn nghê, thân nghê gắn sứ hoa lam, bốn ô lồng đèn được đắp nổi đề tài tứ linh (long, ly, quy, phượng), phía trên lồng đèn trang trí bốn góc cong. Sau nghi môn là một sân rộng láng xi măng dẫn vào khu kiến trúc chính. Tiền tế là một nếp nhà ngang năm gian hai dĩ, nền cao 40cm so với mặt sân, lát gạch bát vuông, mái lợp ngói ta, bờ nóc đắp đôi rồng chầu mặt trời lửa, thân rồng gắn sứ men trắng hoa lam. Tiền tế xây kiểu tường hồi bít đốc tay ngai, hai tường hồi xây vươn ra khoảng 1m, đầu ngoài xây trụ biểu vuông có cạnh 40cm, đỉnh trụ đắp trái giành do bốn chim phượng chụm đuôi vào nhau tạo thành, bốn ô lồng đèn phía dưới đắp nổi hình tứ linh, hai mặt đắp câu đối bằng chữ hán cổ, trên hai bức tường lửng đắp đề tài "tùng lão, mai lão", đầu hồi đắp hai đầu kìm. Phía trước ba gian giữa để hệ thống cửa hình chữ nhật, gian giữa làm bốn cánh kiểu thượng song hạ bản, hai đầu hồi đắp hình hai võ tướng. Bộ khung đỡ mái đồ sộ và vững chắc gồm sáu bộ vì, các vì làm thống nhất theo kiểu thượng chồng rường giá chiêng, hạ kẻ, hai vì giữa làm kiểu hạ cốn. Trên thân các con rường, đầu xà ngang có chạm nổi văn thực vật. Nhà có hiên hẹp 1m, đỡ mái là hệ thống bẩy hiên, thân các bẩy được chạm nổi văn thực vật. Mặt sau (tường hậu) gian bên mở hai cửa ra vào hình chữ nhật, gian giữa thông với đệ nhị. Đệ nhị là một nếp nhà riêng biệt nối liền với ba gian nhà đại đình, cột khung gỗ chạm khắc hoa văn rất đẹp, mái lợp ngói ta, nền lát gạch. Trong cung cấm phía trước mở ba ô cửa, hai cửa bên kiểu nhỏ dùng để ra vào. Nhà hậu cung là nếp nhà một gian hai dĩ rộng lòng. Bộ khung đỡ mái gồm bốn bộ vì gỗ gác trực tiếp lên tường lửng, tạo thành không gian cung cấm, các vì làm đơn giản kiểu vì kèo quá giang, kỹ thuật chủ yếu bào trơn, đóng bén, gian giữa xây một bệ gạch cao, trên để hai long ngai và một số đồ thờ tự như bát hương, lọ hoa, cây đèn, cây nến, lư hương, đỉnh đồng… Sát tường hậu hai gian bên xây bệ thờ nhỏ để thờ hậu thần. Phía trước bệ thờ gian giữa đặt một án thư có chân, làm kiểu chân sập được chạm thủng các đề tài tứ linh, tứ quý, Nhà tả mạc được xây dựng phía bên phải đình, gồm bốn gian nhà gạch, mái lợp ngói tây làm kiểu đơn giản, các vì gác trực tiếp lên tường bao, nền láng xi măng. Tại đình Giang Cao còn bảo lưu được các di vật có giá trị như: long đình cổ, các bức hoành phi, một bức cửa võng sơn son thếp vàng, một bộ vũ khí, một sập thờ chân quỳ, chạm nổi rồng mặt hổ phù, lân…, hai khám thờ ba lớp cửa, chạm nổi, chạm bong kênh, chạm thủng hình rồng chầu mặt trời sơn son thiếp vàng lộng lẫy (nghệ thuật thế kỷ XIX - XX), hai cỗ ngai thờ chạm rồng, câu đối gỗ… và nhiều đồ thờ tự khác. Nội dung câu đối thờ ở đình ca ngợi công đức của tổ tiên, ca ngợi quê hương: " Kế nghiệp Lý tiền an đất Bắc Thanh binh muôn thuở cõi trời Nam" và: "Hùng tài đại lược vững biên cương. Phụ Chinh đại vương an xã tắc" Đình được Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội ra quyết định xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật năm 2002. Đình Giang Cao hiện nay được bảo quản tốt với sự quan tâm của chính quyền địa phương đặc biệt của Tiểu ban bảo vệ di tích cùng các phụ lão và toàn thể nhân dân trong làng. Năm 2004, nhân dân đã đóng góp công sức để tu bổ tôn tạo đại đình và hậu cung theo kiến trúc truyền thống. Trong những năm tiếp theo di tích sẽ được trùng tu, tu bổ các hạng mục công trình đã mất để di tích ngày càng khang trang đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của nhân dân, đồng thời là nơi giáo dục, phát huy truyền thống cho các tầng lớp nhân dân. Nguồn: Di tích Lịch sử Ths Nguyễn Thy Ngà Trở về đầu trang Đình Cao Giang Làng Bát Tràng di tích lịch sử phong tục tập quán Hà Nội 0 Tổng số: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10