Đình Hàng Kênh - Ngôi đình cổ 300 năm tuổi thờ phụng vua Ngô Quyền Đình Hàng Kênh - Ngôi đình cổ 300 năm tuổi thờ phụng vua Ngô Quyền Đình Hàng Kênh - Nhân Thọ Đình, phố Nguyễn Công Trứ, phường Hàng Kênh, quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng thờ phụng “Quốc tổ trung hưng” Ngô Quyền, người có công đánh tan quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng năm 938, mở ra một kỷ nguyên độc lập, tự chủ lâu dài cho dân tộc Việt Nam. Đình Hàng Kênh – chốn tâm linh với tuổi đời hơn 300 năm là công trình kiến trúc mang đậm phong cách của đình cổ Việt Nam, cũng là nơi lưu giữ văn hóa, lịch sử và nghệ thuật chạm khắc của vùng đất cảng. Đình được xây dựng vào khoảng thế kỷ XVII - XVIII, đến năm 1905 được mở rộng như ngày nay. Đình trước kia được xây dựng để thờ Thành Hoàng làng, sau đó được vua Tự Đức sắc phong và thờ “Quốc tổ trung hưng” Ngô Quyền, người có công đánh tan quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng năm 938, mở ra một kỷ nguyên độc lập, tự chủ lâu dài cho dân tộc Việt Nam. Cổng chính vào đình Hàng Kênh Đình Hàng Kênh tên chữ là Nhân Thọ Đình nằm ở số 55 phố Nguyễn Công Trứ, phường Hàng Kênh, quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng. Hiện nơi đây vẫn còn lưu lại nhiều di vật quý giá. Đặc biệt nhất trong số đó là văn bia ghi danh hiền tài khoa bảng trong khoảng thời gian từ năm 1460 đến năm 1693. Biển hiệu đình Hàng Kênh Theo nhiều nguồn tài liệu, đình Hàng Kênh được khởi công xây dựng vào năm 1719, đời vua Lê Dụ Tông. Đến năm 1851, vua Tự Đức cho tu bổ đình trở nên khang trang hơn. Vào năm 2006 – 2007, ngôi đình được tu bổ thêm một lần nữa. Đình Hàng Kênh tọa lạc trên một khuôn viên rộng chừng 6000m2 có bố cục hướng Tây. Kiến trúc và nghệ thuật trang trí của đình mang phong cách thời Hậu Lê và thời Nguyễn. Nguyên liệu xây dựng chính bằng gỗ lim, có bố cục kiến trúc truyền thống gồm: Đại đình, Tọa ống muống (Bái đường) và Hậu cung. Ngoài kiến trúc chính còn có hai toà Giải vũ, Văn miếu và Hồ bán nguyệt. Sơ đồ di tích đình Hàng Kênh Bước qua cánh cổng của đình là hồ bán nguyệt với làn nước trong xanh, tiếp theo đó là Nghi môn đình. Nghi môn đình Hàng Kênh gồm 3 cổng. Cổng chính được giới hạn bởi 2 trụ biểu. Đỉnh trụ trang trí tứ phượng; thân trụ phía trên trang trí các ô lồng đèn, giữa là ô trang trí câu đối, đế thắt dạng cổ bồng. Hai cổng phụ có mái phía trên với 2 tầng mái. Nghi môn đình gắn liền với tường bao quanh đình. Một góc Hồ Bán Nguyệt Nghi môn đình Hàng Kênh Sau Nghi môn đình là sân dẫn vào tòa Đại đình. Sân đình Hàng Kênh rất rộng, được lát bằng gạch Bát Tràng. Xung quanh sân có hệ thống tường xây thấp, dạng tường hoa. Tòa Đại đình Dọc theo hai bên sân là hai tòa Giải vũ (Tả vu và Hữu vu) được đặt trên bệ nền cao 3 bậc so với mặt sân. Hai tòa nhà có hình dáng giống nhau, gồm 3 gian, 2 chái, đầu hồi bít đốc, 2 mái; đầu hồi nhô ra hai trụ biểu; 3 gian giữa là cửa bức bàn, 2 gian phía hồi xây tường có trổ lỗ thoáng hình tròn.Tả vu và Hữu vu là nơi tiếp khách, chuẩn bị đồ tế lễ, lưu giữ các hiện vật, hình ảnh truyền thống của đình. Tòa Tả Vu Tòa Hữu Vu Tòa Đại đình là kiến trúc quan trọng nhất trong tổng thể kiến trúc của đình. Đại đình có mặt bằng hình chữ “công” (chữ H), gồm Tiền đường, Bái đường và Hậu đường. Tiền đường đặt trên bệ nền cao 3 bậc so với mặt sân, dài 28,99m, rộng 10,25m, cao 8,25m (tính từ chân cột đến thượng lương/dưới xà gồ đỉnh mái), có tất cả 7 vì với 32 cây cột, chia lòng đình thành 5 gian. Mỗi cây cột có chu vi khoảng 2m, cao 5m, dưới chân mỗi cột là những tảng đá xanh chạm nổi hình bông sen nở. Các phía của Tiền đường là hệ thống cửa gỗ lim, chỉ có bốn góc đình là tường gạch. Bên trong Tiền đường vẫn còn lưu giữ được cấu trúc sàn kiểu lòng thuyền với sàn hai bên lát ván gỗ lim, cách mặt đất khoảng gần 1m. Mái đình được lợp ngói vẩy hến, chính giữa có lưỡng long chầu nguyệt. Hai bên bờ nóc của mái đình được thiết kế khá độc đáo với hai con rồng bò ra rồi ngoặt đầu trở lại ngậm lấy bờ nóc. Bốn đầu mái uốn cong hình bốn con cá sấu cùng đôi rồng quấn quýt lấy nhau như muốn đưa cả ngôi đình bay lên. Phần mái được chạm khắc tinh xảo Tòa Tiền đường, đình Hàng Kênh Kết cấu nhà gỗ tại đình Hàng Kênh Bên trong tòa Tiền đường, đình Hàng Kênh Phía sau Tiền đường là Hậu đường, nơi thâm nghiêm, thờ Ngô Quyền. Tại đây, có tôn trí tượng Ngô Quyền ngồi trên ngai rồng trong tư thế thiết triều, phía trước, có một chiếc thuyền nhỏ, một khúc gỗ tượng trưng cho hàng cọc cắm trên sông Bạch Đằng. Ban thờ Đức Ngô Vương Quyền tại Hậu đường, đình Hàng Kênh Kiệu rồng của vua Ngô Quyền Qua khỏi toà Đại đình là chiếc cầu lợp ngói vảy nến, mái cong để dẫn vào Hậu cung. Hậu cung là nơi thờ Khổng Tử và ban thờ của một số vị Nho học nổi tiếng Chu Văn An (1292- 1370, Văn Trinh Công, được đánh giá là ông tổ của các nhà nho nước Việt); Nguyễn Bỉnh Khiêm (quê Vĩnh Bảo, Hải Phòng, 1491- 1585, trạng nguyên, Trình Quốc Công, nhà tiên tri); Trần Tất Văn (quê Kiến An, Hải Phòng, 1428 – 1527, Trạng nguyện, Thượng thư); Lê Ích Mộc (quê Thủy Nguyên, Hải Phòng, 1458- 1538, Trạng nguyên, Tả thị lang). Tòa Tiền tế của Văn Từ (Văn Miếu) đình Hàng Kênh Hai nhà bia và Hậu cung tại Văn Miếu, đình Hàng Kênh Ban thờ Khổng Tử và các bậc Nho học tại Văn Miếu, đình Hàng Kênh Ngoài nét đặc sắc trong kiến trúc, đình Hàng Kênh còn có giá trị cao về mặt điêu khắc. Đến đây, du khách không khỏi trầm trồ trước những mảng chạm khắc rồng, mây, hoa lá cách điệu nổi trên mặt các tấm ván, dưới chân các chấn song, đầu dư, xà, bẩy, rường và trên hệ thống cửa võng. Các nghệ nhân đã sử dụng hình tượng con rồng - một trong “tứ linh” của người Việt là đề tài chủ yếu để chạm khắc. Qua đôi bàn tay khéo léo và khả năng sáng tạo của các nghệ nhân, 308 con rồng trong các mảng chạm khắc đều mang những dáng vẻ, tư thế khác nhau và được tạc theo từng ổ, rồng mẹ rồng con quấn quýt bên nhau giữa cỏ cây hoa lá đầy tinh xảo và tỉ mỉ. Theo các nhà sử học, hiếm có nơi nào các nghệ nhân lại dùng lối “bong hình” hay “chạm lộng” để chạm khắc như ở nơi đây. Chạm khắc rồng tinh xảo tại đầu bẩy, đình Hàng Kênh. Chạm khắc "Ổ rồng"tại đình Hàng Kênh Đình Hàng Kênh không chỉ có giá trị lớn về nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc mà còn bảo lưu được kiểu thức ván sàn lòng thuyền hiếm có, đưa đình Hàng Kênh trở thành một di sản văn hoá đặc sắc trong các ngôi đình Việt Nam. Trước đây, đình Hàng Kênh thường mở hội cầu phúc vào trung tuần tháng hai âm lịch hằng năm để tưởng nhớ Ngô Quyền vương; thường có biểu diễn hát ả đào, múa hạc gỗ, hát chèo cổ và nhiều trò vui tạo không khí cầu nhân khang, vật thịnh vào dịp đầu xuân. Ngày nay những hoạt động truyền thống đó đang dần được khôi phục. Tại khuôn viên sân đình, các tiết mục múa rối nước, biểu diễn nghệ thuật chèo, hát đúm,… thường được tổ chức cho người dân tham dự. Không chỉ có vậy, sân đình còn là nơi chốn linh thiêng, thường được các trường học trong địa bàn quận lựa chọn làm nơi tổ chức các lễ ra quân cho các đoàn học sinh đi thi học sinh giỏi. Vào ngày xuân, người dân địa phương cũng thường tới thăm đình để vãn cảnh và chụp ảnh lưu niệm. Nhà biểu diễn múa rối nước trên Hồ Bán Nguyệt Trải qua bao thăng trầm, đình Hàng Kênh vẫn được bảo lưu gần như nguyên vẹn công trình kiến trúc gỗ to lớn, bề thế mà ít công trình nào sánh kịp. Ngôi đình còn là nơi lưu giữ những giá trị lịch sử, văn hóa, nghệ thuật điêu khắc, kiến trúc đặc sắc và là nơi sinh hoạt tâm linh của người dân địa phương cũng như du khách thập phương./. Bài viết: Đặng Anh Thư & Ảnh: Lê Minh Nguồn: HP News Đình Hàng Kênh - Nhân Thọ Đình, phố Nguyễn Công Trứ, phường Hàng Kênh, quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng thờ phụng “Quốc tổ trung hưng” Ngô Quyền, người có công đánh tan quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng năm 938, mở ra một kỷ nguyên độc lập, tự chủ lâu dài cho dân tộc Việt Nam. Đình Hàng Kênh – chốn tâm linh với tuổi đời hơn 300 năm là công trình kiến trúc mang đậm phong cách của đình cổ Việt Nam, cũng là nơi lưu giữ văn hóa, lịch sử và nghệ thuật chạm khắc của vùng đất cảng. Đình được xây dựng vào khoảng thế kỷ XVII - XVIII, đến năm 1905 được mở rộng như ngày nay. Đình trước kia được xây dựng để thờ Thành Hoàng làng, sau đó được vua Tự Đức sắc phong và thờ “Quốc tổ trung hưng” Ngô Quyền, người có công đánh tan quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng năm 938, mở ra một kỷ nguyên độc lập, tự chủ lâu dài cho dân tộc Việt Nam. Cổng chính vào đình Hàng Kênh Đình Hàng Kênh tên chữ là Nhân Thọ Đình nằm ở số 55 phố Nguyễn Công Trứ, phường Hàng Kênh, quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng. Hiện nơi đây vẫn còn lưu lại nhiều di vật quý giá. Đặc biệt nhất trong số đó là văn bia ghi danh hiền tài khoa bảng trong khoảng thời gian từ năm 1460 đến năm 1693. Biển hiệu đình Hàng Kênh Theo nhiều nguồn tài liệu, đình Hàng Kênh được khởi công xây dựng vào năm 1719, đời vua Lê Dụ Tông. Đến năm 1851, vua Tự Đức cho tu bổ đình trở nên khang trang hơn. Vào năm 2006 – 2007, ngôi đình được tu bổ thêm một lần nữa. Đình Hàng Kênh tọa lạc trên một khuôn viên rộng chừng 6000m2 có bố cục hướng Tây. Kiến trúc và nghệ thuật trang trí của đình mang phong cách thời Hậu Lê và thời Nguyễn. Nguyên liệu xây dựng chính bằng gỗ lim, có bố cục kiến trúc truyền thống gồm: Đại đình, Tọa ống muống (Bái đường) và Hậu cung. Ngoài kiến trúc chính còn có hai toà Giải vũ, Văn miếu và Hồ bán nguyệt. Sơ đồ di tích đình Hàng Kênh Bước qua cánh cổng của đình là hồ bán nguyệt với làn nước trong xanh, tiếp theo đó là Nghi môn đình. Nghi môn đình Hàng Kênh gồm 3 cổng. Cổng chính được giới hạn bởi 2 trụ biểu. Đỉnh trụ trang trí tứ phượng; thân trụ phía trên trang trí các ô lồng đèn, giữa là ô trang trí câu đối, đế thắt dạng cổ bồng. Hai cổng phụ có mái phía trên với 2 tầng mái. Nghi môn đình gắn liền với tường bao quanh đình. Một góc Hồ Bán Nguyệt Nghi môn đình Hàng Kênh Sau Nghi môn đình là sân dẫn vào tòa Đại đình. Sân đình Hàng Kênh rất rộng, được lát bằng gạch Bát Tràng. Xung quanh sân có hệ thống tường xây thấp, dạng tường hoa. Tòa Đại đình Dọc theo hai bên sân là hai tòa Giải vũ (Tả vu và Hữu vu) được đặt trên bệ nền cao 3 bậc so với mặt sân. Hai tòa nhà có hình dáng giống nhau, gồm 3 gian, 2 chái, đầu hồi bít đốc, 2 mái; đầu hồi nhô ra hai trụ biểu; 3 gian giữa là cửa bức bàn, 2 gian phía hồi xây tường có trổ lỗ thoáng hình tròn.Tả vu và Hữu vu là nơi tiếp khách, chuẩn bị đồ tế lễ, lưu giữ các hiện vật, hình ảnh truyền thống của đình. Tòa Tả Vu Tòa Hữu Vu Tòa Đại đình là kiến trúc quan trọng nhất trong tổng thể kiến trúc của đình. Đại đình có mặt bằng hình chữ “công” (chữ H), gồm Tiền đường, Bái đường và Hậu đường. Tiền đường đặt trên bệ nền cao 3 bậc so với mặt sân, dài 28,99m, rộng 10,25m, cao 8,25m (tính từ chân cột đến thượng lương/dưới xà gồ đỉnh mái), có tất cả 7 vì với 32 cây cột, chia lòng đình thành 5 gian. Mỗi cây cột có chu vi khoảng 2m, cao 5m, dưới chân mỗi cột là những tảng đá xanh chạm nổi hình bông sen nở. Các phía của Tiền đường là hệ thống cửa gỗ lim, chỉ có bốn góc đình là tường gạch. Bên trong Tiền đường vẫn còn lưu giữ được cấu trúc sàn kiểu lòng thuyền với sàn hai bên lát ván gỗ lim, cách mặt đất khoảng gần 1m. Mái đình được lợp ngói vẩy hến, chính giữa có lưỡng long chầu nguyệt. Hai bên bờ nóc của mái đình được thiết kế khá độc đáo với hai con rồng bò ra rồi ngoặt đầu trở lại ngậm lấy bờ nóc. Bốn đầu mái uốn cong hình bốn con cá sấu cùng đôi rồng quấn quýt lấy nhau như muốn đưa cả ngôi đình bay lên. Phần mái được chạm khắc tinh xảo Tòa Tiền đường, đình Hàng Kênh Kết cấu nhà gỗ tại đình Hàng Kênh Bên trong tòa Tiền đường, đình Hàng Kênh Phía sau Tiền đường là Hậu đường, nơi thâm nghiêm, thờ Ngô Quyền. Tại đây, có tôn trí tượng Ngô Quyền ngồi trên ngai rồng trong tư thế thiết triều, phía trước, có một chiếc thuyền nhỏ, một khúc gỗ tượng trưng cho hàng cọc cắm trên sông Bạch Đằng. Ban thờ Đức Ngô Vương Quyền tại Hậu đường, đình Hàng Kênh Kiệu rồng của vua Ngô Quyền Qua khỏi toà Đại đình là chiếc cầu lợp ngói vảy nến, mái cong để dẫn vào Hậu cung. Hậu cung là nơi thờ Khổng Tử và ban thờ của một số vị Nho học nổi tiếng Chu Văn An (1292- 1370, Văn Trinh Công, được đánh giá là ông tổ của các nhà nho nước Việt); Nguyễn Bỉnh Khiêm (quê Vĩnh Bảo, Hải Phòng, 1491- 1585, trạng nguyên, Trình Quốc Công, nhà tiên tri); Trần Tất Văn (quê Kiến An, Hải Phòng, 1428 – 1527, Trạng nguyện, Thượng thư); Lê Ích Mộc (quê Thủy Nguyên, Hải Phòng, 1458- 1538, Trạng nguyên, Tả thị lang). Tòa Tiền tế của Văn Từ (Văn Miếu) đình Hàng Kênh Hai nhà bia và Hậu cung tại Văn Miếu, đình Hàng Kênh Ban thờ Khổng Tử và các bậc Nho học tại Văn Miếu, đình Hàng Kênh Ngoài nét đặc sắc trong kiến trúc, đình Hàng Kênh còn có giá trị cao về mặt điêu khắc. Đến đây, du khách không khỏi trầm trồ trước những mảng chạm khắc rồng, mây, hoa lá cách điệu nổi trên mặt các tấm ván, dưới chân các chấn song, đầu dư, xà, bẩy, rường và trên hệ thống cửa võng. Các nghệ nhân đã sử dụng hình tượng con rồng - một trong “tứ linh” của người Việt là đề tài chủ yếu để chạm khắc. Qua đôi bàn tay khéo léo và khả năng sáng tạo của các nghệ nhân, 308 con rồng trong các mảng chạm khắc đều mang những dáng vẻ, tư thế khác nhau và được tạc theo từng ổ, rồng mẹ rồng con quấn quýt bên nhau giữa cỏ cây hoa lá đầy tinh xảo và tỉ mỉ. Theo các nhà sử học, hiếm có nơi nào các nghệ nhân lại dùng lối “bong hình” hay “chạm lộng” để chạm khắc như ở nơi đây. Chạm khắc rồng tinh xảo tại đầu bẩy, đình Hàng Kênh. Chạm khắc "Ổ rồng"tại đình Hàng Kênh Đình Hàng Kênh không chỉ có giá trị lớn về nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc mà còn bảo lưu được kiểu thức ván sàn lòng thuyền hiếm có, đưa đình Hàng Kênh trở thành một di sản văn hoá đặc sắc trong các ngôi đình Việt Nam. Trước đây, đình Hàng Kênh thường mở hội cầu phúc vào trung tuần tháng hai âm lịch hằng năm để tưởng nhớ Ngô Quyền vương; thường có biểu diễn hát ả đào, múa hạc gỗ, hát chèo cổ và nhiều trò vui tạo không khí cầu nhân khang, vật thịnh vào dịp đầu xuân. Ngày nay những hoạt động truyền thống đó đang dần được khôi phục. Tại khuôn viên sân đình, các tiết mục múa rối nước, biểu diễn nghệ thuật chèo, hát đúm,… thường được tổ chức cho người dân tham dự. Không chỉ có vậy, sân đình còn là nơi chốn linh thiêng, thường được các trường học trong địa bàn quận lựa chọn làm nơi tổ chức các lễ ra quân cho các đoàn học sinh đi thi học sinh giỏi. Vào ngày xuân, người dân địa phương cũng thường tới thăm đình để vãn cảnh và chụp ảnh lưu niệm. Nhà biểu diễn múa rối nước trên Hồ Bán Nguyệt Trải qua bao thăng trầm, đình Hàng Kênh vẫn được bảo lưu gần như nguyên vẹn công trình kiến trúc gỗ to lớn, bề thế mà ít công trình nào sánh kịp. Ngôi đình còn là nơi lưu giữ những giá trị lịch sử, văn hóa, nghệ thuật điêu khắc, kiến trúc đặc sắc và là nơi sinh hoạt tâm linh của người dân địa phương cũng như du khách thập phương./. Bài viết: Đặng Anh Thư & Ảnh: Lê MinhNguồn: HP News Trở về đầu trang Đình Hàng Kênh Nhân Thọ Đình phố Nguyễn Công Trứ phường Hàng Kênh quận Lê Chân thành phố Hải Phòng thờ phụng “Quốc tổ trung hưng” Ngô Quyền 0 Tổng số: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10