Đình Hiệp Lực, An Khê, Quỳnh Phụ, Thái Bình thờ phụng tướng quân Lê Đô, một vị tướng giỏi triều đại Hai Bà Trưng và thân mẫu là Trần Thị Ả Nương. Đình có có giá trị lịch sử to lớn, là tư liệu để nghiên cứu về cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng cũng như quá trình hình thành làng xã trên đất Thái Bình.
Các ngày lễ lớn của đình Hiệp Lực:
- 10/8 âm lịch: Ngày sinh của Lê Đô tướng quân hay còn gọi
là ngày lễ gà, biểu tượng Đầu Phượng uy nghi nhằm thể hiện công trạng của vị tướng
trung quân ái quốc.
- 2/12 âm lịch: Ngày mất của tướng quân - ngày cá nướng và
xôi, thể hiện sự chăm lo cho cuộc sống của nhân dân.
- 6/2 âm lịch: Ngày sinh của thân mẫu Lê Đô. Ngày này còn là
ngày lễ lớn, nói lên sự quan tâm của người mẹ dành cho người con.
- 4/1 âm lịch: Ngày mất của mẫu thân - lễ bánh dày, bánh
chưng, thể hiện sự khao khát độc lập tự do của nhân dân.
Tại trạng (Đông Lực, xã An Khê, huyện Quỳnh Phụ), trên bờ
sông Luộc cũng xuất hiện một trại quân khá lớn của Lê Đô. Cha ông là Lê Cung
làm lệnh doãn huyện phụ Phụng (Phụ Dực sau này), bị giặc vu cho là có âm mưu phản
nghịch rồi hãm hại.
Được sự khích lệ của mẹ là Trần Thị Nương, Lê Đô đã bỏ tiền
để đốc sức trữ lương lập trại… và kín đáo thu hút trai tráng trong vùng đến luyện
tập võ thuật. Biết tiếng nhiều thanh niên yêu nước từ mãi các vùng miền biển, từ
bên kia sông Hồng, sông Luộc… cùng lũ lượt xin về hiệp lực. Vì vậy, khi Nhị vua
Hai Bà Trưng khởi nghĩa. Lê Đô đã có trong tay cả một nghĩa quân đông đảo.
Riêng chàng trai trẻ Lê Đô ở trang Đông Lực thì kiên trừ từ
chối việc lập gia đình theo lời khuyên của bà mẹ. Đô dồn sức vào việc học võ
thuật, binh thư. Hơn nữa, sau ba năm hết tang cha. Đô lấy cớ muốn du ngoại khắp
“những cảnh núi sông, thành thị”, mở rộng tầm mắt, nhưng thực chất là ngắm giao
du để tìm những người có cùng trí lớn. Bởi vậy ngọn cờ khởi nghĩa dựng lên ở
Đông Lực trang trên bờ sông Luộc, sông Hóa thì rất nhiều trai tráng từ những miền
trên thuộc Duyên Hà, Thần Khê, từ các miền ven biển thuộc Thụy Anh, Thanh
Quan,…và cả ở Tứ Kỳ (Hải Dương), Nghĩa Hưng (Nam Định) đã lũ lượt tìm về hưởng ứng.
Ở Trang Đông lực, Lê Đô cũng yết bảng mộ quân, lập thêm lũy
trại và tìm trật đánh các toán quân đi lẻ của giặc. Quan quân đô hộ nhà Hán hoảng
loạt phải chia nhau chống đỡ, đàn áp ở khắp mọi nơi.
Ở trang Đông Lực, Lê Đô được đích thân chúa bà Trưng Nhị
mang thư của chị là chúa Trưng Trắc về mời ra giúp nước. Lúc đầu, Lê Đô còn do
dự chưa quyết định thì được mẫu thân là Ả Nương khuyên nhủ:
“Bà Trưng là bậc anh hùng của nước ta, việc trời đã định,
con nên hết lòng ra phò tá để rửa thù cho cha, rửa nhục cho nước…”. nghe ra Lê
Đô liền nhận liền bái biện mẹ, chỉnh đốn đội ngũ, tức tốc lên đường. Nghĩa quân
của ông chiếm đánh huyện Phụ Phụng và tràn ra đánh đuổi quân Hán ở một số vùng
lân cận rồi mới rầm rộ tìm đường tiến về Hát Môn. Thấy ông có “vóc dáng hùng
dũng” lại tỏ ra “anh hùng, thao lược” trí dũng hơn người, vua Trưng Trắc cả mừng
phong cho Lê Đô là Bản Quốc thống chế Đại Tướng Quân.
Lê Đô, được phong tước “Đại Vượng cho đồ tiết việt” (cờ búa
tượng trưng cho uy quyền, chức tước), các thủ lĩnh người Thái Bình đều được ban
thưởng, với thứ bậc khắc nhau một cách xứng đáng.
Tướng quân Lê Đô được cử đi chặn giặc ở miền Lạng Sơn và suốt
một giải biên giới phía Bắc…Các tướng đều ra quân, nhiều trận quyết chiến nổ ra
Mã Viện bị dồn đánh khốn đốn phải cụm vè Lãng Bạc (Chí Linh, Hải Dương).
Đúng lúc Mã Viện sức cùng kiệt lực, đang lo phải bỏ mạng ở
nơi chiến trận thì quân tiếp viện kịp kéo sang. Với sự dụ dỗ gây sức ép của nhà
Hán, quân Tây Thục một nước ở Vân Nam đã tiến quân sang cứu nguy cho cánh quân
đang bị đại bại. Nhân cơ hội quân ta phải giãn bớt vòng vây, chi quân đi chi viện.
Mã Viện mở một cuộc phản công mạnh mẽ để hợp đồng tác chiến với đạo quân Tây Thục
cùng tiến vào Mê Linh.
Đối với viên tướng trẻ Lê Đô, ngay sau ngày tham gia dồn Mã
Viện khốn đốn ở Lăng Bạc đã phải dâng sớ xin về quê vì được tin mẹ ốm nặng. Mẹ
già mất, ông đau xót kêu rằng: “Đương lúc nhiều công việc trọng, mẹ chẳng ở lại
được cùng con để báo thù lớn”.
Việc tang mẹ vừa xong, Lê Đô được tin nhị vua Hai Bà Trưng bị
nguy khốn ở Cấm Khê, liền thu nhập quân sỹ liền thẳng tiến đến Cấm Khê. Đến
nơi, Hai Bà đã mất. Biết không thể cứu vãn được tình thế. Ông bốc quân tử chiến
với kẻ thù rồi rồi cũng gửi mình vào dòng nước Hát Giang. Bấy giờ là ngày 02
tháng Chạp.
Những nghĩa binh và gia thần từng theo ông ngay từ khi ở
trang Đông Lực còn sống sót, quay về làm lễ lập đền thờ Lê Đô tại nơi mai táng
mẫu thân ông khi trước; đây là đình Hiệp Lực xã An Khê huyện Quỳnh Phụ.