Đình Hòa Lạc - Nơi ghi dấu những tấm gương kiên trung Đình Hòa Lạc - Nơi ghi dấu những tấm gương kiên trung Nằm phía trước đình Hòa Lạc của xã Lâm Động (huyện Thủy Nguyên), hồ 108 (còn gọi là hồ Lâm Động) được công nhận là di tích lịch sử cấp thành phố. Đây là nơi tố cáo tội ác tàn bạo của thực dân Pháp, đồng thời cũng minh chứng cho ý chí chiến đấu anh dũng, quả cảm của những người con kiên trung quê hương Thủy Nguyên. Quần thể di tích Hồ 108 ở xã Lâm Động được công nhận di tích lịch sử cấp thành phố. Theo thông lệ, sáng 26-7 năm nay, nhân dịp kỷ niệm 68 năm Ngày Thương binh – liệt sĩ, hàng trăm người dân xã Lâm Động và các xã lân cận của huyện Thủy Nguyên tập trung về đình Hòa Lạc và đài tưởng niệm hồ Lâm Động dâng hương tưởng niệm anh hùng liệt sĩ và 108 người con quê hương bị thực dân Pháp sát hại trong trận càn đau thương nhất đối với lịch sử địa phương năm 1949. Đây là năm đầu lễ dâng hương được tổ chức tại quần thể di tích hồ Lâm Động sau khi trùng tu, tôn tạo di tích khang trang cuối năm 2014. Hồ Lâm Động yên ả dưới bóng cây cổ thụ xanh rì. Giữa hồ là bia tưởng niệm ốp bằng đá xanh cao vút hình trụ với 4 mặt. Mặt phía trước ghi số 108, mặt phía sau khắc dòng chữ: “Đời đời ghi sâu căm thù đế quốc”. Cùng với nhiều người dân, ông Phạm Đình Luật, 77 tuổi thành kính thắp nén hương thơm trước bài vị ghi tên, tuổi của 108 người dân địa phương, trong đó có 2 người cậu của ông, đặt tại ngôi miếu nhỏ trong quần thể di tích hồ Lâm Động. Ông Luật cho biết, hồ này nguyên là bãi đất trống, do dân làng Lâm Động xưa đào đất, đóng gạch xây đình Hòa Lạc mà trở thành hồ nước. Trước đây, dân làng gọi đó là hồ Lâm Động. Sau khi xảy ra biến cố đau thương đầu năm 1949, hồ còn có tên khác là hồ 108. Theo các cụ cao niên trong xã Lâm Động kể lại, trong kháng chiến chống Pháp, xã Hoàng Hoa (gồm 3 xã Hoàng Động, Lâm Động và Hoa Động ngày nay) có truyền thống đấu tranh anh dũng. Người dân Lâm Động sớm giác ngộ cách mạng nên cả làng không có người làm việc cho Pháp. Làng Lâm Động cũng là nơi đóng quân của đại đội Lê Lợi, trung đội Trung Kiên, lực lượng Công an Bắc Thành Tô vào hoạt động bí mật trong nội thành. Ngày 12-1-1949, 3 tên lính Pháp đóng ở đồn Mặt Nguyệt đi càn, cướp bóc tại xã Hoàng Hoa bị một tiểu đội của đại đội Lê Lợi phát hiện, anh em định bắt sống để khai thác thông tin. Bọn chúng tháo chạy, buộc chiến sĩ ta phải nổ súng tiêu diệt một tên, bắt sống một tên. Tên còn lại chạy thoát. Sau sự việc đó, Hoa Động trở thành cái “gai” trong chiến lược bình định vùng Đông Bắc thành phố của thực dân Pháp. Đầu tháng 2-1949, địch tổ chức một cuộc càn quét lớn, coi Lâm Động là trọng tâm. Thực dân Pháp huy động hơn 800 lính, chia làm 5 mũi tiến vào khu vực xã Hoàng Hoa. Bộ đội ta và một số dân làng biết tin đã lánh đi nơi khác, trong làng chỉ còn lại người già, yếu, trẻ em và một số dân quân, du kích ở lại ẩn nấp trong hầm ngụy trang. Không may năm đó mưa nhiều, hầu hết hầm trú ẩn bí mật bị lộ. Từ ngày 13 đến 14-2-1949, giặc càn đi quét lại, bắt được ai đều tra tấn dã man, yêu cầu phải chỉ hầm cán bộ và du kích. Hàng trăm người bị bắt đưa về đình Hòa Lạc, chúng tách người vị thành niên sang một bên, sau đó dẫn từng người lên để tra khảo dã man, nhưng không nhận được bất kỳ thông tin nào. Vì vậy, chúng điên cuồng sát hại cán bộ, dân làng dã man và vứt xác 47 người xuống hồ Lâm Động; 61 người còn lại bị chúng giết và vứt xác khắp quanh làng. Sau khi giặc rút quân, người dân trong làng mới tổ chức vớt xác người thân đưa đi mai táng. Từ đó, chiếc hồ nhỏ này là trở thành nơi ghi dấu biến cố đau thương của dân làng… Ông Đào Văn Mầm, Phó Ban quản lý di tích xã Lâm Động cho biết: tròn hai mươi năm sau vụ thảm sát, trân trọng ghi nhớ công những hy sinh anh dũng của thế hệ đi trước cho nền độc lập, tự do của dân tộc, chính quyền và nhân dân xã Lâm Động xây dựng Đài tưởng niệm trong khu vực hồ Lâm Động. Ban đầu, đài được xây bằng gạch, qua năm tháng bị xuống cấp, đổ nát. Được sự quan tâm của Huyện ủy, UBND huyện Thủy Nguyên, chính quyền và nhân dân xã Lâm Động cải tạo di tích hồ 108, toàn bộ đài tưởng niệm và khuôn viên chung quanh hồ được ốp bằng đá xanh vững chãi, kiến trúc hài hòa với cảnh quan, không gian văn hóa của công trình. Công trình hoàn tất đúng dịp kỷ niệm 65 năm Ngày truyền thống Thủy Nguyên quật khởi (25-10-2014). Điều đặc biệt, dù không chủ định từ trước, song sau khi hoàn tất, chu vi của quần thể công trình hồ Lâm Động đo được 108 m, đúng bằng số người dân làng anh dũng hy sinh trong trận càn năm xưa… Bài và ảnh: Bảo Nam Nguồn: Du lịch Hải Phòng Nằm phía trước đình Hòa Lạc của xã Lâm Động (huyện Thủy Nguyên), hồ 108 (còn gọi là hồ Lâm Động) được công nhận là di tích lịch sử cấp thành phố. Đây là nơi tố cáo tội ác tàn bạo của thực dân Pháp, đồng thời cũng minh chứng cho ý chí chiến đấu anh dũng, quả cảm của những người con kiên trung quê hương Thủy Nguyên. Quần thể di tích Hồ 108 ở xã Lâm Động được công nhận di tích lịch sử cấp thành phố. Theo thông lệ, sáng 26-7 năm nay, nhân dịp kỷ niệm 68 năm Ngày Thương binh – liệt sĩ, hàng trăm người dân xã Lâm Động và các xã lân cận của huyện Thủy Nguyên tập trung về đình Hòa Lạc và đài tưởng niệm hồ Lâm Động dâng hương tưởng niệm anh hùng liệt sĩ và 108 người con quê hương bị thực dân Pháp sát hại trong trận càn đau thương nhất đối với lịch sử địa phương năm 1949. Đây là năm đầu lễ dâng hương được tổ chức tại quần thể di tích hồ Lâm Động sau khi trùng tu, tôn tạo di tích khang trang cuối năm 2014. Hồ Lâm Động yên ả dưới bóng cây cổ thụ xanh rì. Giữa hồ là bia tưởng niệm ốp bằng đá xanh cao vút hình trụ với 4 mặt. Mặt phía trước ghi số 108, mặt phía sau khắc dòng chữ: “Đời đời ghi sâu căm thù đế quốc”. Cùng với nhiều người dân, ông Phạm Đình Luật, 77 tuổi thành kính thắp nén hương thơm trước bài vị ghi tên, tuổi của 108 người dân địa phương, trong đó có 2 người cậu của ông, đặt tại ngôi miếu nhỏ trong quần thể di tích hồ Lâm Động. Ông Luật cho biết, hồ này nguyên là bãi đất trống, do dân làng Lâm Động xưa đào đất, đóng gạch xây đình Hòa Lạc mà trở thành hồ nước. Trước đây, dân làng gọi đó là hồ Lâm Động. Sau khi xảy ra biến cố đau thương đầu năm 1949, hồ còn có tên khác là hồ 108. Theo các cụ cao niên trong xã Lâm Động kể lại, trong kháng chiến chống Pháp, xã Hoàng Hoa (gồm 3 xã Hoàng Động, Lâm Động và Hoa Động ngày nay) có truyền thống đấu tranh anh dũng. Người dân Lâm Động sớm giác ngộ cách mạng nên cả làng không có người làm việc cho Pháp. Làng Lâm Động cũng là nơi đóng quân của đại đội Lê Lợi, trung đội Trung Kiên, lực lượng Công an Bắc Thành Tô vào hoạt động bí mật trong nội thành. Ngày 12-1-1949, 3 tên lính Pháp đóng ở đồn Mặt Nguyệt đi càn, cướp bóc tại xã Hoàng Hoa bị một tiểu đội của đại đội Lê Lợi phát hiện, anh em định bắt sống để khai thác thông tin. Bọn chúng tháo chạy, buộc chiến sĩ ta phải nổ súng tiêu diệt một tên, bắt sống một tên. Tên còn lại chạy thoát. Sau sự việc đó, Hoa Động trở thành cái “gai” trong chiến lược bình định vùng Đông Bắc thành phố của thực dân Pháp. Đầu tháng 2-1949, địch tổ chức một cuộc càn quét lớn, coi Lâm Động là trọng tâm. Thực dân Pháp huy động hơn 800 lính, chia làm 5 mũi tiến vào khu vực xã Hoàng Hoa. Bộ đội ta và một số dân làng biết tin đã lánh đi nơi khác, trong làng chỉ còn lại người già, yếu, trẻ em và một số dân quân, du kích ở lại ẩn nấp trong hầm ngụy trang. Không may năm đó mưa nhiều, hầu hết hầm trú ẩn bí mật bị lộ. Từ ngày 13 đến 14-2-1949, giặc càn đi quét lại, bắt được ai đều tra tấn dã man, yêu cầu phải chỉ hầm cán bộ và du kích. Hàng trăm người bị bắt đưa về đình Hòa Lạc, chúng tách người vị thành niên sang một bên, sau đó dẫn từng người lên để tra khảo dã man, nhưng không nhận được bất kỳ thông tin nào. Vì vậy, chúng điên cuồng sát hại cán bộ, dân làng dã man và vứt xác 47 người xuống hồ Lâm Động; 61 người còn lại bị chúng giết và vứt xác khắp quanh làng. Sau khi giặc rút quân, người dân trong làng mới tổ chức vớt xác người thân đưa đi mai táng. Từ đó, chiếc hồ nhỏ này là trở thành nơi ghi dấu biến cố đau thương của dân làng… Ông Đào Văn Mầm, Phó Ban quản lý di tích xã Lâm Động cho biết: tròn hai mươi năm sau vụ thảm sát, trân trọng ghi nhớ công những hy sinh anh dũng của thế hệ đi trước cho nền độc lập, tự do của dân tộc, chính quyền và nhân dân xã Lâm Động xây dựng Đài tưởng niệm trong khu vực hồ Lâm Động. Ban đầu, đài được xây bằng gạch, qua năm tháng bị xuống cấp, đổ nát. Được sự quan tâm của Huyện ủy, UBND huyện Thủy Nguyên, chính quyền và nhân dân xã Lâm Động cải tạo di tích hồ 108, toàn bộ đài tưởng niệm và khuôn viên chung quanh hồ được ốp bằng đá xanh vững chãi, kiến trúc hài hòa với cảnh quan, không gian văn hóa của công trình. Công trình hoàn tất đúng dịp kỷ niệm 65 năm Ngày truyền thống Thủy Nguyên quật khởi (25-10-2014). Điều đặc biệt, dù không chủ định từ trước, song sau khi hoàn tất, chu vi của quần thể công trình hồ Lâm Động đo được 108 m, đúng bằng số người dân làng anh dũng hy sinh trong trận càn năm xưa…Bài và ảnh: Bảo Nam Nguồn: Du lịch Hải Phòng Trở về đầu trang Đình Hòa Lạc kháng chiến chống Pháp Lâm Động Thủy Nguyên Hải Phòng 2 Tổng số:1 lượt 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10