Đình Hoàng Long thuộc thôn Hoàng Long, xã Đặng Xá, huyện Gia Lâm thờ phụng hai vị thần là Viễn Sơn Đại vương và Ất Sơn Đại vương (tên húy là Linh Công và Quý Công) giúp vua Hùng thứ 18 dẹp giặc ngoại xâm.
Theo truyền thuyết dân gian ở địa phương và nguồn tư liệu
thành văn hiện còn lưu lại tại di tích như cuốn thần tích do Đông các đại học sỹ
Nguyễn Bính phụng soạn ngày lành tháng 2 niên hiệu Hồng Phúc nguyên niên
(1572), quản giám bách thần tri điện Hùng lănh Thiếu Khanh Nguyễn Hiền phụng sao
ngày lành mùa xuân niên hiệu Vĩnh Hựu nguyên niên (1735) và các đạo sắc phong
hoành phi, câu đối cho biết đình Hoàng Long thờ hai vị thần là Viễn Sơn và Ất
Sơn (tên gọi là Linh Công và Quý Công) giúp vua Hùng thứ 18 dẹp giặc ngoại xâm.
Khi đánh giặc, vua Hùng Duệ Vương phong cho Linh Công là Viễn
Sơn Đại Vương nắm chức thủy bộ binh mă. Quý Công là Ất Sơn Đại Vương nắm giữ thủy
bộ binh mă cùng tiến quân đánh dẹp. Quân Thục thua chạy tan tác.
Đất nước sạch bóng quân giặc hai ông xin vua cho được trở về
nhà, nhà vua ưng thuận. Lúc đó hai ông đi nhàn du thăm thú phong cảnh khắp nơi.
Qua hai trại Sa Long và Hoàng Hà là nơi mộ quân cũ, thấy địa hình đẹp đẽ rất
thích, liền cho dựng hai nơi để ở tiện khi thưởng ngoạn du lãm.
Được hai năm, hai ông cùng nhau lên núi rồi tự nhiên bay lên
trời mà hóa (Đó là ngày mùng 4 tháng giêng). Nhân dân địa phương đem sự việc đó
tâu lên, vua rất thương xót. Nhớ đến công lao của hai Người, vua truyền lệnh
cho các đạo phàm tất cả các nơi hai ông đó đến đều lập đền để thờ phụng.
Trải qua nhiều thời đại hai ông luôn phù hộ cho dân rất linh
ứng. Vỡ vậy cỏc đời vua đều gia phong mỹ tự và tôn hai ông là thượng đẳng thần.
Phong Linh Công là Viễn Sơn Linh Thánh Hiển ứng Đại Vương. Phong Quý Công là Ất
Sơn Quý Minh Anh Kiệt Đại Vương.
Căn cứ vào các nguồn tư liệu thành văn còn lưu lại tại đình
thì có thể đoán định ngôi đình được xây dựng vào cuối thời Lê, đầu thời Nguyễn
và đó trải qua nhiều lần trùng tu sửa chữa.
Đình Hoàng Long được tạo dựng trên một khu đất cao, rộng,
thoáng đãng, ngay đầu làng. Đình quay hướng Tây Nam. Các bộ phận cấu thành di
tích bao gồm: nghi môn, khu sân lát gạch Bát Tràng và khu kiến trúc có các nếp
nhà ngang dọc tạo thành.
Cổng đình được xây kiểu cổng nghi môn tứ trụ. Hai trụ lớn tạo
thành lối đi rộng dẫn vào đường chính đạo đi thẳng vào gian giữa đại đình. Đỉnh
hai trụ lớn đắp hình bốn con chim phượng quay đầu bốn hướng đuôi chụm vào nhau
tạo thành hình trái giành cách điệu, dưới là hình mui luyện và phần lồng đền có
các ô trang trí hình tứ linh. Phần thân trụ tạo vuông. Mặt trụ đắp nổi các câu
đối chữ Hán. Từ cột trụ lớn xây tường nối sang cột trụ nhỏ.
Khoảng giữa hai cột xây cửa kiểu vòm cuốn, trên diềm tường
trang trí hoa văn hình chữ triện. Mặt tường hai bên cửa đi phía ngoài trang trí
tứ quý. Phía trong cũng trang trí hình tứ quý.
Hai trụ nhỏ kiểu lồng đèn, đỉnh trụ đắp tượng lân chầu. Qua
cổng là sân đình có diện tích vừa phải. Phiaa trong sân là tòa đại đình kết cấu
kiểu chữ đinh gồm đại đình và hậu cung.
Nhà đại đình năm gian xây kiểu tường hồi bít đốc, mái lợp
ngói di, bờ nóc đắp kiểu bờ đinh, hai đốc mái đắp kiểu hình rồng đuôi xoắn miệng
ngậm bờ nóc tạo cảm giác thanh thoát nhẹ nhàng cho công trình kiến trúc. Phía
trước hai hồi xây vượt ra một bức tường lửng, mặt trong trang trí bức tranh
“Mai lão”, phía ngoài là cột trụ biểu kiểu trụ lồng đèn.
Thân trụ tạo gờ nổi, trên khắc câu đối chữ Hán, đỉnh trụ đặt
tượng Nghê đầu chầu hướng vào sân đình. Nhà đại đình có 4 hàng chân cột gỗ đỡ
mái làm kiểu “thượng thu hạ thách”, các cột gỗ đặt trên chân tảng đá hình vuông.
Kết cấu vỡ làm theo kiểu “thượng chồng rường, trung kẻ chống xà nách”.
Gian giữa nhà đại đình để bộ bát bửu sơn son thiếp vàng,
hương án thờ, cửa vừng, hoành phi, hạc thờ sơn thiếp vàng. Trên hương án đặt
bát hương, lọ lộc bình, cây đèn, hai hạc đồng, đỉnh đồng, bộ thất sự, hai hàng
gươm trường bát biểu và bộ chấp kích.
Sau đại đình là ban thờ công đồng, đây là nơi để nhân dân
bày lễ cúng, trên ban thờ có một bát hương, mâm bồng, đèn đồng, lọ lục bình,
hai hàng gươm bát biểu.
Trang trí trên kiến trúc tòa đại đình tập trung vào các đấu
kê. Con rường chạm nổi hình hoa lá. Vi cốn hậu cung chạm hỡnh hổ phự miệng ngậm
chữ thọ, cốn nách chạm hình rồng. Với nét chạm nổi, chạm bong kênh, chạm thủng.
Trên đầu, thân, vẩy rồng chạm vênh hẳn ra, các vân mây cuộn.
sóng nước thể hiện chau chuốt… các mô típ đề trang trí thể hiện phong phú ngoài
việc tăng giá trị thẩm mỹ cho công trình kiến trúc tạo ra cảm giác thanh thoát
cho khối kiến trúc gỗ của đình
Tòa hậu cung hai gian một dĩ, xây chạy dọc về phía sau. Một
đầu ăn mộng với gian giữa tòa đại đình tạo thành hình chữ đinh. Lối vào hậu
cung với hai cửa, cửa bên phải thường được gọi là cửa anh cao hơn cửa bên trái
(cửa em) 5cm, khung và cánh làm bằng gỗ tứ thiết. Chính giữa hậu cung bố trớ
ban thờ hai thành hoàng làng bằng sàn gỗ. Gian bên phải hậu cung đặt ban thờ của
hậu thần họ Nguyễn Sĩ, gian bên trái thờ hậu thần họ Nguyễn Đình.
Bên trái đình là dãy nhà tả mạc năm gian đó được cải tạo trở
thành nhà hội họp của làng. Phần mái hiên được xây dựng kiểu tường hoa chắn mái.
Trong cách mạng thỏng Tám năm 1945 và hai cuộc kháng chiến
chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, Đình Hoàng Long là nơi chứng kiến
nhiều sự kiện lịch sử cách mạng của địa phương. Tháng 5 năm 1945, Đình làng là
nơi cán bộ việt minh tổ chức mít tinh biểu thị chống Nhật. Tháng 8 năm 1945,
cán bộ Việt Minh tập trung dân ở hai tổng tại sân đình đấu tranh chống Nhật đòi
chúng thả cán bộ Việt minh. Đình là một trong những địa điểm sinh hoạt, hội họp
của du kích và cán bộ Việt Minh.
Sau này đình được sử dụng làm nơi tập trung của các đoàn thể
cứu quốc, nơi diễn ra cuộc mít tinh ủng hộ cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc.
Trong kháng chiến chống Pháp đình làng Hoàng Long được bộ đội, du kích địa
phương sử dụng làm nơi sinh hoạt tập trung, huấn luyện học tập. Trong chiến
tranh chống Mỹ, đình là trụ sở dân chính, trụ sở hợp tác xã nông nghiệp và làm
nơi hội họp của thôn.
Bộ sưu tập hiện vật trong di tích Đình Hoàng Long còn khá
phong phú, đa dạng với các nhóm hiện vật như hiện vật đồng, hiện vật gỗ, hiện vật
giấy, hiện vật sứ mang phong cách thế kỷ XIX, XX.
Ngoài giá trị lịch sử các di vật còn được chạm khắc tinh xảo
mang giá trị thẩm mỹ cao với các đề tài quen thuộc như tứ linh, phượng vũ, hổ
phù, rồng mây… Đặc biệt là tám đạo sắc phong thần của triều Nguyễn là nguồn sử
liệu quý giá góp phần nghiên cứu tìm hiểu về địa danh lịch sử, phong tục tập
quán của nhân dân địa phương. Đồng thời cho thấy vai trò to lớn của các vị
thành hoàng làng đối với đời sống tâm linh của nhân dân thôn Hoàng Long.
Lễ hội làng Hoàng Long tổ chức cuối mùa xuân (vào ngày 10
tháng 3 và kết thúc vào ngày 12 tháng 3 âm lịch). Theo truyền thống xa xưa, người
dân làng Hoàng Long có tục rước chạ giải, rước nước. Sau nghi lễ tế thần là lễ
rước kiệu thánh. Đoàn rước đi đầu là đội cờ thần, rồi phường bát âm, sáo nhị
kèn trống, tiếp theo là kiệu bát cống, long đình, đội quan tế mặc áo xanh.
Cùng thời gian này là lễ rước chạ giải là kết chạ huynh đệ
giữa hai thôn Hoàng Long và Viên Ngoại. Hoàng Long là anh, Viên Ngoại là em.
Chiều ngày 11 tháng 3 âm lịch rước chạ em sang chạ anh, chiều ngày 12 tháng 3
rước chạ anh sang chạ em.
Nghi lễ rước giải như sau: Đoàn rước đi thành hai hàng dọc
thứ tự đầu tiên là đội cờ ngũ hành (cờ thần), đội bát bửu rồi hiệu trống, một
bên trống cái, một bên chiêng, tán, vàng, cờ lệnh, lọng tiếp theo là 6 ông cầm
kiếm, doi, đội chấp kích, phường bát âm, sáo nhị kèn trống tấu nhạc… Tiếp đến
là kiệu long đình cú lọng che, quạt vả và dân làng đi theo hai hàng. Đến nơi
đoàn rước cử một cụ có tín nhiệm trao cơi trầu.
Nghi lễ rước nước: đoàn rước đi từ đình làng đến dốc Lời, đi
thuyền ra giữa sông Đuống lấy gáo dừa múc nước đổ vào chóe để trên kiệu rước nước
mang về đình bao sỏi ngai thờ và lấy nước cúng.
Nghi lễ của rước nước được thực hiện như rước giải, nhưng
không có cờ lệnh, cờ ngũ sắc chỉ có cờ ngũ hành. Lễ vật cúng thánh là những sản
vật nông nghiệp do người dân địa phương tự làm như xôi nén, thủ lợn, gà trống,
thanh bông, hoa quả.
Đình Hoàng Long được UBND thành phố Hà Nội ra quyết định xếp
hạng di tích lịch sử văn hoá theo Quyết định số 18/QĐ – UBND ngày 02/01/2008.