Đình Hoàng Thượng và Hạ, xã Hoàng Đông, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam thờ vị thần Phạm Phước (Phúc) Công thời đánh giặc Ân, cùng vị Phạm Phúc ở Đình Ngọc Động, xã Hoàng Đông gần đây.
Đình Hoàng Thượng và Hạ, xã Hoàng Đông, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam
thờ vị thần Phạm Phước (Phúc) thời Thánh Gióng đánh giặc Ân.
Ở đình Ngọc Động ngài Phạm Phúc còn gọi là Trấn Quốc Đại
Vương.
Thần tích theo Ngọc Phả: Thời Hùng Vương thứ VI, Hùng Huy
Vương, ở tại Nghệ An có ông Phạm Hiên và bà Hoàng Thị Việt sinh được người con
trai là Phạm Phúc văn võ toàn tài, xuất chúng. Bấy giờ Phạm Phúc có người cậu
ruột là Hoàng Độ là Lạc Hầu ở kinh đô cai quản Quận Huyền Vũ nên ông tìm đến
nương tựa.
Khi cùng chú đánh giặc Cao Miên (? = Xích Tỵ, phương Nam) thắng
lợi vua phong Hoàng Độ là Sơn Nam bộ chúa, Phạm Phúc là Trưởng quản ở Duy Tân (Duy
Tiên ) đóng dinh ở đất Động Linh. Khi Hoàng Công mất, Phạm Phúc về trấn thủ đạo
Sơn Nam.
Vài năm sau Giặc Ân do tướng Thạch Linh xâm lược, ông vâng lệnh
đánh giặc hơn 20 trận không phân thắng bại. Đến khi Long Quân hiển linh chỉ vua
đi tìm ra Phù Đổng Thiên Vương, Thiên Vương cưỡi ngựa sắt đến núi Châu Sơn đánh
chết tướng Thạch Linh, roi gãy nhổ tre đánh tiếp, khi đến núi Ninh Sóc thì
Thiên Vương cưỡi ngựa về trời.
Còn Phạm Phúc truy đuổi tàn quân ra tận biển. Khi về đến Đằng
Châu thì Phạm Phúc hóa ngày 10/11. Vua phong ông là Trấn Quốc Đại Vương được thờ
tự tại trang Động Linh hành dinh năm xưa... Đến thời sau vua Lý Thái Tổ đánh
Chiêm Thành, có qua đất Đằng Châu gặp mưa gió không đi được, Trấn Quốc Đại
Vương hiển linh giúp đánh giặc ... sau vua đến ơn lập Chùa Trấn Quốc ở Hồ Tây
...
Theo thần tích tại bia Đình Ngọc Động di tích Quôc gia, xã
Hoàng Đông, Duy Tiên, Hà Nam. Là ngôi đình cổ kính quy mô lớn trên một gò đất
cao được kè bằng đá xanh. Đình gồm tiền đường lớn, riêng tòa hậu cung mái chồng
diêm, chữ đinh tách hẳn sau trên nền cao. Đình còn phối thờ Trưng Triều Sơn
Tinh Công Chúa danh tướng phù giúp Hai Bà và Trần Triều Thủy Tinh Công Chúa vợ
Phạm Ngũ Lão.
Ngài Trấn Quốc Đại Vương đã đánh giặc Ân trước cả Thánh
Gióng cho thấy đây là cuộc chiến dai dẳng. Trang họ Phạm có ghi tích này và ghi
nhận cội nguồn thủy tổ. Ngài mới là thần cổ của Đằng Châu tức Hưng Yên trước cả
Bạch Mã hay Vua Mây họ Phạm. Ngài cũng âm phù trong cuộc chiến đánh Chiêm Thành.