Đình Hồi Quan (phường Tương Giang). Đình Hồi Quan nay thuộc khu phố Hồi Quan -Tưong Giang- Từ Sơn -Bắc Ninh. thờ hai danh nhân: Đức Thánh Tam Quang Đại Vương và bà Nguyễn Thị Ngọc Thường người quê.
Đức Thánh Tam Quang là danh tướng của Nhị vua Hai Bà Trưng
đã có công trong công cuộc khởi nghĩa, giàng lại nền độc lập trong những năm
40-43 sau Công Nguyên, bà Nguyễn Thị Ngọc Thường đã có tâm tôn tạo đình làng, ngồi
đình làng được dựng vào thời Lê năm Ất Mùi(1715) và được sửa dựng lại năm 1901.
Đình làng Hồi Quan -Tương Giang là một ngôi nhà to, rộng được
dựng bằng 6 cột lim tròn to thẳng tắp đặt trên những hòn đá tảng lớn. Vì, kèo,
xà ngang, xà dọc của đình cũng làm toàn bằng gỗ lim. Tường đình xây bằng gạch.
Mái đình lợp ngói mũi hài, hai đầu hồi xây bít đốc hoặc làm bốn góc đầu đao
cong. Trên nóc đình là hai con rồng chầu mặt nguyệt, tục gọi là "lưỡng
long triều nguyệt" hay "lưỡng long tranh châu".
Sân đình được lát gạch. Trước đình có hai cột trụ cao vút,
trên đình được tạc hình con nghê.
Trước đây phía trước của đình còn có tắc môn,vũ sĩ và ao
hình bán nguyệt. Nhưng nay chỉ còn tiền tệ ,đại đình ,hậu cung...Tháng 2 năm
1988 dân làng trùng tu lại lần thứ hai nhưng vẫn giữ nguyên dáng vẻ ban đầu, đặc
biệt những máng chạm khắc hoa văn trên đầu dư,cồn bẩy rất sinh động.
Theo tư liệu lịch sử, đình làng Hồi Quan khởi công xây dựng
vào ngày 18-11 năm Giáp Ngọ (1714), lễ đặt thượng lương ngày 19-12 cùng năm, lễ
khánh thành vào tháng 5 năm Ất Mùi - Vĩnh Thịnh (1715).
Đình Hồi Quan có bốn mái xòe rộng, nóc cao mái chảy dốc, bờ
nóc và bờ dải gắn hoa chanh. Lùi lại một chút có con kìm cuộn nước. Bốn đầu đao
đình đắp hình đầu phượng cách điệu.
Hai đầu hồi xây bằng gạch, mặt trước và sau đình lắp cửa chấn
song gỗ. Hai đầu hồi ngôi đình xây bằng gạch, mặt trước và sau đình làm theo lối
thượng song hạ bản. Phần hậu cung xây kín bằng tường gạch.
Tòa đại đình có 5 gian chính, 2 gian phụ, nền đình cao
0,35m, mặt bằng chiều dài 26,9m, chiều rộng 14,45m. Độ cao của bờ nóc đến nền
đình khoảng 7m, chiều cao từ mũi ngói giọt nước đến nền đình là 2,35m.
Nhà tiền tế của ngôi đình có kiểu thức độc đáo như một
phương đình. Từ nền đình lên đến bụng câu đầu cao 5,20m, lên đến bụng xà nóc là
6,75m; Chiều rộng các gian không giống nhau.
Gian giữa rộng hơn cả, chiều rộng 4,85m, gian cạnh rộng
4,40m. Gian tiếp theo 3,85m, tiếp đến 2 gian xép rộng 1,45m. Sàn đình làm thành
3 cấp, cấp độ cao nhất thuộc gian xép là 0,87m, phần sàn còn lại có độ cao 0,70m. Sàn lát bằng gỗ lim ghét sát vào nhau.
Các gian bên cạnh đều có sàn cao, nhưng hiện nay chỉ còn sàn ở phía bên trái
đình.
Ngôi đình có tất cả 48 cây cột, chia thành 8 hàng ngang và 6
hàng dọc. Các cột cái cao 5,80m, chu vi 1,75m. Cột quân cao 3,45m (cả đấu), chu
vi 1,60m. Cột hiên cao 2,75m, chu vi 1,40m. Khoảng cách giữa các cột quân là
2,4m, cột quân cách cột hiên 1,45m.
Tất cả các cột hiên đều cách mép nền đình 1,40m. Từ hàng cột
quân trở lên, đầu mỗi hàng cột và đuôi mỗi con rường đỡ một chiếc hoành. Trên
các kẻ từ cột quân trở xuống, ngoài xà nóc và tàu mái có tới 13 chiếc hoành nữa,
nằm trên một mặt phẳng nghiêng để giữ cho bộ mái luôn vững chãi.
Kết cấu của đình do 4 hiệp thợ cùng thi công, mỗi hiệp làm
riêng một góc đình, nhưng lắp lại rất ăn khớp với nhau. Bốn vì nóc của đình có
cấu trúc theo lối chồng rường, nhưng có 4 góc đình thì có 3 góc dùng xà nách,
riêng góc ngoài bên trái lại dùng kẻ. Các con rường thuộc 2 vì nóc gian giữa có
đuôi rường chạm mây lá, các con rường của 2 vì nóc bên cạnh chỉ bào soi đơn giản.
Lối kết cấu chồng rường theo kiểu thượng tam hạ tứ.
Những mảng chạm khắc trang trí của đình làng Hồi Quan rất đặc
sắc. Trên mỗi chiếc đầu dư của đình Hồi Quan được tạc cả một ổ rồng cuộn trong
mây. Ván trên xà nách có rất nhiều hình rồng chạm lộng, rồng chạm theo bố cục dọc
và theo chiều ngang.
Ở đây cũng có khá nhiều hình tượng cô tiên cưỡi trên các đầu
rồng. Đuôi các con rường trong các bức cốn khi thì chạm hình rồng, khi thì chạm
hình con nghê nằm ngửa gãi, mặt cười hóm hỉnh, tinh nghịch.
Nhiều bức cốn ở gian giữa (lòng giếng) và suốt từ xà nách
lên các con rường cũng như ván ghép không có một diện tích nào trống trơn. Ván
trên xà nách có rất nhiều hình rồng chạm lộng, rồng chạm theo bố cục dọc và
theo chiều ngang. Ở đây cũng có khá nhiều hình tượng người cưỡi trên các đầu rồng.
Đuôi các con rường trong các bức cốn này khi thì chạm hình rồng, khi thì chạm
hình con nghê nằm ngửa gãi, mặt cười hóm hỉnh, tinh nghịch.
Qua tìm hiểu người dân trong làng cho biết nghệ thuật
chạm khắc trang trí đình Hồi Quan có sự phong phú bởi sự hiện diện của bốn hiệp
thợ cùng góp công góp sức. Góc bên trái đình phía trước chạm khắc đơn giản. Góc
đình bên phải phía sau chạm khắc cảnh đánh vật và đôi gà chọi.
Góc đình bên phải phía trước có bức chạm hình tượng con khỉ
nằm ngửa miệng cười hả hê, đang trong động tác gãi, bằng những nét chạm khắc
tinh tế, người nghệ nhân lột tả được tính hiếu động vui nhộn của con vật. (bức
chạm này nay không còn lưu giữ tại đình, có thể đã bị mất hoặc được lưu giữ ở
nơi khác).
Trên các đầu bẩy và các ván nong đỡ đầu hoành các khối chạm
diện tích rất lớn, tỷ mỷ. Các hình tượng rồng ổ, rồng mẹ luôn há miệng ngậm lấy
tàu mái, khi thì luồn lách trong những tia mây lửa, nét mác, hoặc đùa nghịch với
rồng con, đôi khi vui chơi với cả các con thú bốn chân nữa.
Đặc sắc hơn cả có hai chiếc đầu bẩy ở hiên trước thuộc gian
giữa, mặt bên trong chiếc đầu bẩy bên trái chạm hình con nghê đầu quay ngoặt lại,
miệng nhoẻn cười.
Chiếc đầu bẩy bên phải mặt ngoài tạc hình rồng mẹ, rồng con
và con thú, mặt trong thêm vào mấy hình tượng ấy còn có cảnh người cưỡi ngựa,
mình trần mặc váy, tay phải cầm đao, tay trái cầm mộc, chân dung diễn tả khá
chi tiết, thể hiện trạng huống rất sinh động.
Nội thất tòa đại đình các hình chạm khắc tuy không nhiều
nhưng làm tăng giá trị nghệ thuật của kiến trúc lên rất nhiều. Dưới bốn chiếc
câu đầu thuộc ba gian chính, từ các đầu cột cái nhô ra sáu chiếc đầu dư. Những
đầu dư này không chỉ được chạm một đầu rồng chạm lộng như nhiều ngôi đình khác,
mà nhiều đầu dư chạm cả một ổ rồng cuộn trong mây. Riêng hai chiếc đầu dư phía
ngoài thuộc nửa đình bên phải lại chạm nửa con rường trang trí đơn giản, nhưng
cũng có một số con rường chạm thành hình hoa, mây, rồng và nghê, biểu hiện sức
sống của thế giới sinh vật.
Các cốn ngang trên xà đùi để trơn dành sự tập trung cho các
bức cốn dọc thuộc gian giữa. Tuy vậy thỉnh thoảng trên các bức cốn ngang vẫn thấy
một vài hình chạm khắc tinh tế, mềm dẻo. Có lẽ các nghệ nhân làm đình cố ý làm
đơn giản các gian bên để tập trung cho các hình tượng chạm khắc công phu trên bốn
bức cốn dọc của gian giữa.
Bức cốn bên phải lòng giếng suốt từ xà nách lên các con rường
và các ván ghép được chạm khắc nhiều mô típ hoa văn, không có một diện tích nào
trống trơn. Từ xà nách trổ ra ba chạc, thấy trên một chạc bên có con nghê nhỏ
đang nằm. Ván trên xà nách này có rất nhiều hình rồng chạm lộng, bố cục theo
chiều dọc và theo chiều ngang.
Thêm vào đó có cả hình người cưỡi trên các đầu rồng. Đuôi
các con rường trong cốn này khi chạm đầu rồng, khi chạm hình con nghê nằm ngửa
đang gãi, mặt nhìn xuống cười hóm hỉnh. Bức cốn ngoài bên trái lòng giếng có
hình nghê nằm và người cưỡi lên đầu rồng. Ở đây cũng có dấu tích của những phiến
đoạn nghệ thuật chạm khắc đã bị tháo ra.
Những hình chạm khắc trang trí ở đình Hồi quan đều thống nhất
một phong cách, một đặc trưng ngôn ngữ tạo hình cùng với các di tích xây dựng
cuối thế kỷ XVII, đây là giai đoạn phát triển rực rỡ nhất của nghệ thuật chạm
khắc dân gian Việt Nam. Hầu hết trên các đầu dư, tai cột, ván nong, cốn, cửa
võng… đều được chạm khắc trang trí theo các hình thức chạm nổi, chạm kênh bong.
Các hình tứ linh, tứ quí, hình người, thú bốn chân là những
mô típ trang trí chủ yếu. Trên ván nong có hình tượng rồng chầu mặt nguyệt
được chạm nổi, có hình tượng cô tiên cưỡi trên lưng rồng, tay giang rộng như
cánh phượng. Tại một bức cốn chạm hình người đánh đàn, hình tiên ngồi trên
đầu nghê, hình đoàn người đang đua thuyền, cảnh đánh vật trong ngày hội mùa
xuân…
Qua mảng chạm khắc trang trí ở đình Hồi Quan cho thấy, nếu
như ở một số ngôi đình mới chớm sang thế kỷ XVIII hình tượng con người đã vắng
bóng, nét dân gian chỉ còn ở các con vật gần gũi với người lao động, thì ở đình
Hồi Quan dựng năm 1715 vẫn giữ phong cách tạo hình của thế kỷ XVII.
Đó chính là nét đặc sắc của những nghệ nhân làm đình thể hiện
tinh thần ưa chuộng tự do, phóng khoáng trong sáng tạo nghệ thuật của người dân
Kinh Bắc xưa.
Những đồ thờ, đồ tế, binh khí còn giữ được ở đình là những dấu
ấn triều đại Lê- Nguyễn, đồng thời là những tác phẩm đặc sắc, đình Hồi Quan
không chỉ là nơi thờ các danh nhân mà là nơi trung tâm sinh hoạt căn hoá, hội họp
dân làng, là nơi diễn ra nhiều sự kiện lịch sử quan trọng của địa phương, từ
ngày thành lập đảng đến nay.
Năm 1989 đình Hồi Quan được nhà nước quyết định công nhận là
khu di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật