Đình Hùng Vương uy linh ở Thái Nguyên Đình Hùng Vương uy linh ở Thái Nguyên Trăm năm về trước, bên dòng Như Nguyệt, cư dân một cõi đã dựng nên đình Hùng Vương để bái vọng đức Thánh Tổ Vua Hùng. Vì không có điều kiện về nơi đất Tổ (Đền Hùng - Phú Thọ) dâng lễ vật lên anh linh các bậc tiền nhân. Con cháu từ xứ sở thượng ngàn Thái Nguyên xin có lòng thành gửi theo khói mây, với tâm niệm thành kính của những người con xa đất Tổ. "Dù ai đi ngược về xuôi Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba Khắp miền truyền mãi câu ca Nước non vẫn nước non nhà nghìn năm” Sự thành tâm chiêm bái trở thành tục lệ. Bao năm trôi qua, trên quê hương chè Thái Nguyên trải bao biến cố thăng trầm, nhưng lễ giỗ Tổ Hùng Vương được lớp lớp thế hệ người dân duy trì, truyền từ đời này sang đời khác. Ở nơi tâm linh này đã dẫn lối cho nhiều người tìm về gốc gác cội nguồn, thông qua ngày Quốc giỗ. Vậy mới có câu "Con chim có tổ, con người có quê". Ngày nay, trong thời hội nhập thế giới, người Việt Nam có mặt ở khắp các châu lục. Dù đi xa, nhưng tất thảy mọi người đều đau đáu nhớ về Tổ quốc - nơi nguồn cội sinh thành, có sự tích mẹ Âu Cơ, cha Lạc Long Quân sinh trăm trứng. Quốc Tổ Lạc Long Quân và Quốc Mẫu Âu Cơ được đúc trong thời gian 2 năm (2014 - 2015) thờ tại Đình Hùng Vương, phường Trưng Vương, TP. Thái Nguyên. (Ảnh tư liệu: Đỗ Tuấn) Truyền rằng: Vua Hùng đi khắp mọi miền đất nước, nhưng đã chọn vùng đất thuộc thôn Cổ Tích, xã Hy Cương, huyện Phong Châu (Phú Thọ) sơn thủy hữu tình để đóng đô. Sau trở thành nơi thờ tự các Vua Hùng. Cũng kể từ xửa xưa, non sông bao phen binh đao, máu xương bao thế hệ con cháu Lạc Hồng đã tạo nên hình hài đất nước hình chữ S hôm nay. Vì thế, để tỏ lòng biết ơn tiên tổ có công dựng nước và giữ nước, hàng năm, các thế hệ con Lạc, cháu Hồng hẹn ngày 10-/3 âm lịch, trẩy hội về núi Hùng dự Lễ giỗ Tổ. Cũng từ thời cha ông đi mở mang bờ cõi, nhiều tướng lĩnh đi trấn ải biên viễn, vì dặm trường xa xôi, được phép vua đã chọn đất lập đền, đình thờ cúng các vị Vua Hùng. Theo số liệu thống kê của Bảo tàng tỉnh Thái Nguyên: Ngoài 2 di tích thờ vua Hùng Vương ở thị trấn Đình Cả (Võ Nhai) và ở Tổ 4, phường Trưng Vương (TP. Thái Nguyên), còn có 45 di tích thờ các thuộc tướng của Vua Hùng. Không ai nhớ chính xác Đình Hùng Vương được xây dựng năm nào. Các cụ cao niên ở tuổi “thất thập cổ lai hy”, khi được hỏi về Đình Hùng Vương, cũng chỉ nhận mình là thế hệ hậu sinh, mở mắt chào đời đã thấy mái Đình ngự ở đó. Theo lời kể truyền khẩu của các cụ trong vùng: Do Đình được dựng bằng vật liệu gỗ, lá nên trải qua thời gian bị mưa, nắng gây hư hại. Đến đầu những năm thập niên ba mươi của thế kỷ trước, các cụ Bá Ngận, Cai Đắc, Năm Thực… và một số cư dân Thái Nguyên công đức tiền mua gỗ và lặn lội về tỉnh Hà Nam mời gánh thợ giỏi lên làm lại Đình. Đại Lễ đúc tượng Quốc Tổ Lạc Long Quân và Quốc Mẫu Âu Cơ. (Ảnh tu liệu: Đỗ Tuấn) Hồi đó, đất đai bao quanh Đình rộng hàng nghìn m2, mỗi độ “nhà Đình” có việc, vào dịp: Giỗ Tổ Hùng Vương ngày 10-3; tri ân Hưng đạo đại vương Trần Quốc Tuấn ngày 20-8, giỗ Quốc mẫu Âu Cơ ngày 25-12 (theo âm lịch), nhân dân trong vùng tựu về dự lễ, mở hội thể hiện lòng hiếu kính với các bậc tiền nhân dựng nước, cầu mong quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa... Tiếc rằng, khuôn viên Đình ngày càng thu hẹp để “nhường chỗ” cho công sở, nhà ở dân cư. Tuy nhiên các hoạt động lễ Đình vẫn được cư dân địa phương duy trì, bảo tồn. Năm 2005 đất thuộc “nhà Đình” quản lý còn 246m2. Được chính quyền địa phương cho phép, Nhân dân trong vùng và du khách thập phương đã công đức, xây dựng lại Đìnhtheo thiết kế mới. Vừa là nơi thờ tự các các vị Vua Hùng, vừa làm nhà văn hóa để nhân dân hội họp. Vật liệu dựng Đình được sử dụng bằng gạch, vữa xi măng, bảo đảm an toàn cho nhân dân, du khách thập phương đến bái vọng. Sau khi Đình xây dựng lại, vào ngày Giỗ Tổ 10-3 Nhân dân thập phương về rất đông. Đặc biệt, từ năm 2010 đến năm 2013, Đình Hùng Vương được Ban Giám đốc Khu Di tích lịch sử Đền Hùng Phú Thọ chuyển giao nhiều di vật tối linh, thuộc di sản quốc gia về thờ phụng, gồm: Thánh Hiệu, Ngọc Phả 18 đời Vương triều Hùng Vương; 1 bát hương đá thờ 18 đời Vương triều Hùng Vương; 1 bát hương đá thờ Quốc Mẫu Âu Cơ; 1 bát hương đồng thờ Lạc Long Quân và 1 lư hương đá nặng 1,7 tấn. Đây là lư hương bán thiên được đặt trước cửa Đền Hạ, nơi mẹ Âu Cơ sinh 100 con. Và vinh dự đến với vùng đất Thái Nguyên: Từ năm 2011, cơ quan chức năng Nhà nước và Ban Quản lý Đền HùngPhú Thọ chính thức công nhận đình Hùng Vương là một trong những địa điểm trên cả nước được phép tổ chức nghi lễ giỗ Tổ. Nhằm tạo thêm uy linh Đình Hùng Vương, trong thời gian 2 năm (2014 - 2015), TP. Thái Nguyên đã hoàn thiện việc đúc tượng đức Quốc Tổ Lạc Long Quân và Quốc Mẫu Âu Cơ. Đây là phiên bản - bản quyền gốc chỉ có ở Đền Hùng (Phú Thọ) và Đình Hùng Vương (Thái Nguyên). Các đại biểu thực hiện nghi Lễ phóng sinh tại Đại Lễ đúc tượng Quốc Tổ Lạc Long Quân và Quốc Mẫu Âu Cơ. (Ảnh tư liệu: Đỗ Tuấn) Qua tìm hiểu chúng tôi biết: Lý do Đình Hùng Vương được đúc tượng quý, ngoài ý nghĩa Thái Nguyên từng thờ phụng các vị Vua Hùng hơn trăm năm, còn là vùng đất cách mạng, nơi thờ tự những người có công với nước: Khu Di tích lịch sử Quốc gia 27-7 (huyện Đại Từ); Nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh ATK Định Hóa. Bởi lẽ ấy,việc đưa các di vật tối linh về Đình Hùng Vương thờ cúng là thỏa tâm nguyện chung của con dân đất Việt. Di tích lịch sử văn hóa Đình Hùng Vương (TP. Thái Nguyên), ngoài ý nghĩa dâng hương tri ân Thánh Tổ, còn là địa chỉ giáo dục truyền thống cho các thế hệ, nhắc nhở cháu con đời đời biết ơn công lao củacha ông trong dựng nước, giữ nước, hướng về cội nguồn dân tộc. Quốc giỗ năm nay, trong bối cảnh đại dịch COVID-19 có nhiều diễn biến phức tạp, chính quyền địa phương và Ban Quản lí Di tích lịch sử văn hóa Đình Hùng Vương không tổ chức phần hội tưng bừng, rực rỡ như vốn có trước đây. Tuy nhiên, phần nghi thức lễ dâng hương thật sự trang trọng, hướng tâm chiêm bái cội nguồn tổ tông, với sự thành kính nhất tâm và niềm tin về tương lai tươi sáng. Ngọc Chuẩn (TP. Thái Nguyên) Nguồn: thainguyen.gov.vn Trăm năm về trước, bên dòng Như Nguyệt, cư dân một cõi đã dựng nên đình Hùng Vương để bái vọng đức Thánh Tổ Vua Hùng. Vì không có điều kiện về nơi đất Tổ (Đền Hùng - Phú Thọ) dâng lễ vật lên anh linh các bậc tiền nhân. Con cháu từ xứ sở thượng ngàn Thái Nguyên xin có lòng thành gửi theo khói mây, với tâm niệm thành kính của những người con xa đất Tổ. "Dù ai đi ngược về xuôi Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba Khắp miền truyền mãi câu ca Nước non vẫn nước non nhà nghìn năm” Sự thành tâm chiêm bái trở thành tục lệ. Bao năm trôi qua, trên quê hương chè Thái Nguyên trải bao biến cố thăng trầm, nhưng lễ giỗ Tổ Hùng Vương được lớp lớp thế hệ người dân duy trì, truyền từ đời này sang đời khác. Ở nơi tâm linh này đã dẫn lối cho nhiều người tìm về gốc gác cội nguồn, thông qua ngày Quốc giỗ. Vậy mới có câu "Con chim có tổ, con người có quê". Ngày nay, trong thời hội nhập thế giới, người Việt Nam có mặt ở khắp các châu lục. Dù đi xa, nhưng tất thảy mọi người đều đau đáu nhớ về Tổ quốc - nơi nguồn cội sinh thành, có sự tích mẹ Âu Cơ, cha Lạc Long Quân sinh trăm trứng. Quốc Tổ Lạc Long Quân và Quốc Mẫu Âu Cơ được đúc trong thời gian 2 năm (2014 - 2015) thờ tại Đình Hùng Vương, phường Trưng Vương, TP. Thái Nguyên. (Ảnh tư liệu: Đỗ Tuấn)Truyền rằng: Vua Hùng đi khắp mọi miền đất nước, nhưng đã chọn vùng đất thuộc thôn Cổ Tích, xã Hy Cương, huyện Phong Châu (Phú Thọ) sơn thủy hữu tình để đóng đô. Sau trở thành nơi thờ tự các Vua Hùng. Cũng kể từ xửa xưa, non sông bao phen binh đao, máu xương bao thế hệ con cháu Lạc Hồng đã tạo nên hình hài đất nước hình chữ S hôm nay. Vì thế, để tỏ lòng biết ơn tiên tổ có công dựng nước và giữ nước, hàng năm, các thế hệ con Lạc, cháu Hồng hẹn ngày 10-/3 âm lịch, trẩy hội về núi Hùng dự Lễ giỗ Tổ.Cũng từ thời cha ông đi mở mang bờ cõi, nhiều tướng lĩnh đi trấn ải biên viễn, vì dặm trường xa xôi, được phép vua đã chọn đất lập đền, đình thờ cúng các vị Vua Hùng. Theo số liệu thống kê của Bảo tàng tỉnh Thái Nguyên: Ngoài 2 di tích thờ vua Hùng Vương ở thị trấn Đình Cả (Võ Nhai) và ở Tổ 4, phường Trưng Vương (TP. Thái Nguyên), còn có 45 di tích thờ các thuộc tướng của Vua Hùng.Không ai nhớ chính xác Đình Hùng Vương được xây dựng năm nào. Các cụ cao niên ở tuổi “thất thập cổ lai hy”, khi được hỏi về Đình Hùng Vương, cũng chỉ nhận mình là thế hệ hậu sinh, mở mắt chào đời đã thấy mái Đình ngự ở đó. Theo lời kể truyền khẩu của các cụ trong vùng: Do Đình được dựng bằng vật liệu gỗ, lá nên trải qua thời gian bị mưa, nắng gây hư hại. Đến đầu những năm thập niên ba mươi của thế kỷ trước, các cụ Bá Ngận, Cai Đắc, Năm Thực… và một số cư dân Thái Nguyên công đức tiền mua gỗ và lặn lội về tỉnh Hà Nam mời gánh thợ giỏi lên làm lại Đình. Đại Lễ đúc tượng Quốc Tổ Lạc Long Quân và Quốc Mẫu Âu Cơ. (Ảnh tu liệu: Đỗ Tuấn)Hồi đó, đất đai bao quanh Đình rộng hàng nghìn m2, mỗi độ “nhà Đình” có việc, vào dịp: Giỗ Tổ Hùng Vương ngày 10-3; tri ân Hưng đạo đại vương Trần Quốc Tuấn ngày 20-8, giỗ Quốc mẫu Âu Cơ ngày 25-12 (theo âm lịch), nhân dân trong vùng tựu về dự lễ, mở hội thể hiện lòng hiếu kính với các bậc tiền nhân dựng nước, cầu mong quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa... Tiếc rằng, khuôn viên Đình ngày càng thu hẹp để “nhường chỗ” cho công sở, nhà ở dân cư. Tuy nhiên các hoạt động lễ Đình vẫn được cư dân địa phương duy trì, bảo tồn.Năm 2005 đất thuộc “nhà Đình” quản lý còn 246m2. Được chính quyền địa phương cho phép, Nhân dân trong vùng và du khách thập phương đã công đức, xây dựng lại Đìnhtheo thiết kế mới. Vừa là nơi thờ tự các các vị Vua Hùng, vừa làm nhà văn hóa để nhân dân hội họp. Vật liệu dựng Đình được sử dụng bằng gạch, vữa xi măng, bảo đảm an toàn cho nhân dân, du khách thập phương đến bái vọng.Sau khi Đình xây dựng lại, vào ngày Giỗ Tổ 10-3 Nhân dân thập phương về rất đông. Đặc biệt, từ năm 2010 đến năm 2013, Đình Hùng Vương được Ban Giám đốc Khu Di tích lịch sử Đền Hùng Phú Thọ chuyển giao nhiều di vật tối linh, thuộc di sản quốc gia về thờ phụng, gồm: Thánh Hiệu, Ngọc Phả 18 đời Vương triều Hùng Vương; 1 bát hương đá thờ 18 đời Vương triều Hùng Vương; 1 bát hương đá thờ Quốc Mẫu Âu Cơ; 1 bát hương đồng thờ Lạc Long Quân và 1 lư hương đá nặng 1,7 tấn. Đây là lư hương bán thiên được đặt trước cửa Đền Hạ, nơi mẹ Âu Cơ sinh 100 con. Và vinh dự đến với vùng đất Thái Nguyên: Từ năm 2011, cơ quan chức năng Nhà nước và Ban Quản lý Đền HùngPhú Thọ chính thức công nhận đình Hùng Vương là một trong những địa điểm trên cả nước được phép tổ chức nghi lễ giỗ Tổ.Nhằm tạo thêm uy linh Đình Hùng Vương, trong thời gian 2 năm (2014 - 2015), TP. Thái Nguyên đã hoàn thiện việc đúc tượng đức Quốc Tổ Lạc Long Quân và Quốc Mẫu Âu Cơ. Đây là phiên bản - bản quyền gốc chỉ có ở Đền Hùng (Phú Thọ) và Đình Hùng Vương (Thái Nguyên). Các đại biểu thực hiện nghi Lễ phóng sinh tại Đại Lễ đúc tượng Quốc Tổ Lạc Long Quân và Quốc Mẫu Âu Cơ. (Ảnh tư liệu: Đỗ Tuấn)Qua tìm hiểu chúng tôi biết: Lý do Đình Hùng Vương được đúc tượng quý, ngoài ý nghĩa Thái Nguyên từng thờ phụng các vị Vua Hùng hơn trăm năm, còn là vùng đất cách mạng, nơi thờ tự những người có công với nước: Khu Di tích lịch sử Quốc gia 27-7 (huyện Đại Từ); Nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh ATK Định Hóa. Bởi lẽ ấy,việc đưa các di vật tối linh về Đình Hùng Vương thờ cúng là thỏa tâm nguyện chung của con dân đất Việt.Di tích lịch sử văn hóa Đình Hùng Vương (TP. Thái Nguyên), ngoài ý nghĩa dâng hương tri ân Thánh Tổ, còn là địa chỉ giáo dục truyền thống cho các thế hệ, nhắc nhở cháu con đời đời biết ơn công lao củacha ông trong dựng nước, giữ nước, hướng về cội nguồn dân tộc.Quốc giỗ năm nay, trong bối cảnh đại dịch COVID-19 có nhiều diễn biến phức tạp, chính quyền địa phương và Ban Quản lí Di tích lịch sử văn hóa Đình Hùng Vương không tổ chức phần hội tưng bừng, rực rỡ như vốn có trước đây. Tuy nhiên, phần nghi thức lễ dâng hương thật sự trang trọng, hướng tâm chiêm bái cội nguồn tổ tông, với sự thành kính nhất tâm và niềm tin về tương lai tươi sáng.Ngọc Chuẩn (TP. Thái Nguyên)Nguồn: thainguyen.gov.vn Trở về đầu trang Đền Hùng Vương quốc tổ thành phố Thái Nguyên đúc tượng 0 Tổng số: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10