Đình Kiều Mai xây năm 1671, tại phố Phúc Kiều, Phường Phúc Diễn, Quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội. Đình Kiều Nhị thờ thần Thành hoàng Bạch Hạc Tam Giang - tướng của vua Hùng thứ 18.
Theo thần phả ghi lại, thần Bạch Hạc Tam Giang từng chỉ huy
một đội quân tại kinh đô nước Văn Lang., ngài tên là Đào Trường, được phong làm
Thổ lệnh thống quốc đại vương, thống lĩnh thành Phong Châu, trấn giữ thành Bạch
Hạc, giữ chức Quốc thống trưởng lệnh đô đại Lạc Long hầu đại tướng quân.
Trong phương đình Kiều Mai.
Ngài sinh ngày 12 tháng Hai và mất mùng 10 tháng Sáu âm lịch.
Nhà vua truyền các thôn sở tại và hành cung (tổng cộng 72 nơi) lập miếu thờ, ban
mỹ tự “Thượng đẳng phúc thần, vạn cổ huyết thực, dữ quốc đồng hưu, vĩnh vi hằng
thức”.
Sau đó vua còn lệnh cho thành Phong Châu, thuộc vùng Bạch Hạc
Tam Giang, Quán Tam lập miếu thờ, đắp tượng Thổ Lệnh và Thạch Khanh.
Lễ hội đình được tổ chức hàng năm vào ngày 10 tháng Hai âm lịch.
Nhân dân thôn Phú Mỹ bên cạnh vốn kết chạ với Kiều Mai cho nên vào dịp này cũng
phụng nghênh bài vị thánh giá thần hoàng của làng mình đến tham dự. Ngày
20-7-1994, đình Kiều Nhị đã được Bộ Văn hóa–-Thông tin xếp hạng Di tích kiến
trúc nghệ thuật quốc gia.
Kiến trúc và di vật
Theo văn bia còn lại, đình Kiều Mai có từ lâu đời và được
xây kiên cố năm 1671 trên một mảnh đất cao ráo giữa làng. Đình đã trải qua 4 thế
kỷ và nhiều lần trùng tu, gần đây nhất là đợt 2003-2007. Dáng vẻ hiện nay chủ yếu
mang phong cách nghệ thuật kiến trúc cuối thời Nguyễn.
Cổng chính có các trụ biểu đắp câu đối, tượng cặp hộ pháp và
đôi voi ở hai bên cửa giữa. Mặt trước đình nhìn qua bức bình phong cuốn thư ra
hồ bán nguyệt ở hướng đông-nam. Tòa phương đình 2 tầng 8 mái đứng ở giữa hai
dãy nhà giải vũ. Giải vũ phía đông thờ các cụ Tổ của mấy dòng họ lập ra làng.
Giải vũ phía tây thờ các cụ Hậu, dưới gốc đa cổ thụ là một miếu nhỏ thờ Tam tòa
thánh Mẫu rồi đến dãy nhà phụ.
Đôi câu đối viết:
顯赫神威一梦震驚唐以後
巍峨庙貌千秋祀典銳而南
Hiển hách thần uy, nhất mộng chấn kinh Đường dĩ hậu
Nguy nga miếu mạo, thiên thu tự điển Nhuệ nhi Nam.
Đại đình Kiều Mai được đặt dọc (tương tự như ở đình Yên Phụ),
gồm 5 gian, mái lợp ngói ta, mặt bằng có 6 hàng chân. Bộ vì làm kiểu “chồng rường,
giá chiêng, bẩy hiên”. Trang trí tập trung vào phần mái và các cốn mê với những
đề tài như tứ linh, tứ quí.
Cửa võng chạm lưỡng long triều nguyệt. Hậu cung ở giữa thờ Bạch
Hạc Tam Giang, bên trái thờ Tứ phủ công đồng, bên phải thờ thần Thổ địa. Hai cổng
hậu có các trụ biểu nhỏ hơn nằm ở hai bên hậu cung. Lưng hậu cung quay về hướng
bắc và giáp sát Phú Kiều là con đường làng thông ra quốc lộ QL32 qua phố Kiều
Mai và ngõ 91 Cầu Diễn.
Ngoài 2 tấm bia lớn và một số cổ vật đã bị mất, ngày nay
đình còn giữ được các đạo sắc phong, bộ bát bửu, chấp kích, sập thờ, bệ đá,
long ngai, bài vị, hạc đồng, lư đồng, giếng nước và 13 bia hậu, trong đó có tấm
bia năm Cảnh Trị nguyên niên (1663), v.v…