Làng Kim Mã Hạ, một ngôi làng cổ đất Thăng Long xưa, nay thuộc quận Ba Đình, có ngôi đình thờ ba vị thành hoàng đại vương, trong đó có Bố Cái đại vương Phùng Hưng, người làng Đường Lâm (Sơn Tây) dựng cờ khởi nghĩa đánh giặc Đường. Nhân dân thờ Bố Cái đại vương Phùng Hưng là phúc thần của làng.
Đình Kim Mã Hạ hiện nằm trên phố Kim Mã, thuộc phường Kim
Mã, quận Ba Đình. Phố Kim Mã chạy giữa một bên là làng Vạn Phúc, một bên là
làng Kim Mã. Làng Kim Mã cùng với một số làng khác như Vạn Phúc, Ngọc Khánh, Giảng
Võ nằm ở phía Nam của Thập tam trại.
Nằm ở phố Kim Mã hiện nay, Đình Kim Mã Hạ được gọi theo tên
làng Kim Mã - một trong “Thập tam trại” (13 trại), tương truyền được lập từ thế
kỷ 11 ở phía tây của kinh thành Thăng Long. Vào thời Lý - Trần, đất làng Kim Mã
được dùng làm nơi nuôi ngựa của Hoàng cung, nên còn gọi là “Tầu Mã” hay “Mã trại”.
Đình Kim Mã thờ ba vị Thành hoàng : Bố cái đại vương, Linh
Lang đại vương và Thái tể Hoàng Phúc Trung - những nhân vật có liên quan trực
tiếp đếnnhững sự kiện lịch sử lớn diễn ra trong vùng và nguồn gốc ra đời của cộng
đồng dân cư ở nơi này.
Bố Cái Đại Vương (vua Phùng Hưng) được dân gian ca tụng là
có sức khoẻ hơn người, vật nổi trâu, đánh được hổ, cõng thuyền nặng đi hàng chục
dặm đường. Khoảng đời Đại Lịch (766 – 779), ông phất cờ khởi nghĩa chống lại chế
độ của nhà Đường ở Tống Bình (Hà Nội ngày nay), làm chủ đất Đường Lâm rồi đánh
chiếm cả một miền rộng lớn quanh vùng. Sau khi mất Phùng An nối ngôi, tôn cha
là Bố Cái Đại vươngvà xây lăng mộ ở phía tây phủ thành Tống Bình, thuộc địa phận
làng Kim Mã.
Thành hoàng thứ hai là Linh Lang (tức Hoàng Lang). Theo truyền
thuyết ông là hoàng tử con trai vua Lý Thánh Tôngvà bà Hạo Nương - người phường
Thị Trại (sau này đổi thành Thủ Lệ). Khi quân Tống xâm lược, Linh Lang liền xin
cấp một cỗ voi và một cây cờ hồng để đi dẹp giặc và đã đại thắng. Vua muốn nhường
ngôi nhưng ông không nhận, chỉ xin về quê mẹ ở Thị Trại.
Khi vua cha tới thăm, Linh Lang thưa : “Thần vốn là con của Long
Quân, vì thấy thế nước nguy nan nên vâng mệnh trời, thác xuống Hoàng Gia để
giúp nước. Nay giặc đã dẹp xong, thần xin trở lại thủy quốc”. Nói rồi, chàng liền
biến thành con rắn dìa hơn trăm trượng, lao thẳng xuống hồ tây biến mất. Gần
đây, các nhà sử học cho rằng Linh Lang chính là hình ảnh được thần linh hoá của
Hoàng tử Hoàng Chân - người đã hi sinh anh dũng trong cuộc kháng chiế chống Tống
tại bờ sông Như Nguyệt năm 1077.
Theo thần tích, Thái tể Hoàng Phúc Trung quê ở làng Lệ Mật.
Năm 16 tuổi ông đã dược vua Lý Thánh Tông được chọ làm Giám quan trong triều.
Trong một làn vãn cảnh trên sông Đuống, thuyền của công chúa chẳng may bị đắm,
tìm mãi không thấy xác nàng. Ông là người đã liều mình lặn sâu vớt được. Vua
ban thưởng nhưng ông chỉ xin được đem dân nghèo ở làng Lệ Mật sang khai khẩn
vùng đất phía tây kinh thành, dựng nên 13 làng trại.
Đình từng bị giặc Pháp phá hủy, rồi đổ mái bằng làm trụ sở
UBND phường, sau mới trả cho dân xây lại. Trong quá trình đô thị hoá, diện tích
khu đình thu hẹp đi nhiều, chỉ còn chỗ cho sân gạch, nhà tả hữu vu và tòa đại
đình. Sân lớn trước nghi môn nay là nơi chơi bóng chuyền, cầu lông và bóng bàn.
Toàn cảnh đình Kim Mã. Ảnh ©2013 NCCong
Đất xung quanh đình đã thành nhà cao tầng, các cây cổ thụ
hai bên bị mất hết, hướng đình nhìn về phía nam cũng bị bịt kín. Bên trái trụ cổng
cũ lạì mới xây thêm một ngôi miếu nhỏ càng làm cho khuôn viên trở nên chật hẹp.
Cổng đình cũ có hai cột trụ được xây dựng bởi hai gia tộc lớn
trong làng là họ Lê và Nguyễn Xuân. Trên ngọn và dọc thân trụ có trang trí bằng
những hình chim phượng, tứ linh và hoa lá.
Ở mặt trước và mặt sau hai trụ này có các câu đối ca ngợi
công đức của Thành hoàng làng là Bố cái đại vương, người gốc Đường Lâm:
Kim Mã hiếu trung
tồn sử sách
Đường Lâm nghĩa dũng tráng sơn hà.
Sân sau nghi môn khá hẹp với các dãy tả, hữu vu nhỏ ở hai
bên. Toà đại đình 5 gian được xây theo hình chữ nhật, ở hàng hiên có các cột đắp
câu đối. Trên đỉnh nóc đình có đôi rồng chầu mặt nguyệt. Trong đình, phía sát
tường cuối hậu cung có xây bệ, trên đặt long ngai thành hoàng làng. Bộ phận này
được trang trí bằng một cửa võng từ thế kỷ 19.
Chính điện đình Kim Mã. Ảnh ©2013 NCCong
Đáng chú ý là đình Kim Mã nay còn lưu giữ được một số di vật
quý giá đối với kho tàng văn hoá nước nhà : một sắc phong thần cho Phùng Hưng của
triều đại Tây Sơn, một cửa võng có niên đại thế kỷ 19 được chạm khắc tỉ mỉ những
đề tài : rồng chầu mặt trời, rồng cuốn thủy, tứ linh, văn mây, một sập thờ kiểu
chân quỳ dạ cá có giá trị thẩm mỹ cao và hiếm thấy. Ngoài ra còn có tấm bia
“Trùng tu nội bình di ký” năm 1875 đã được dịch in trong sách “ Tuyển tập văn
bia HN”